Thứ Năm, ngày 05/09/2024 | 05:03
Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và từ nhiều nguồn lực, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt giúp người dân vùng nông thôn có nguồn nước sạch để bảo vệ sức khỏe và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có thêm khoảng 4.000 hộ dân nông thôn được cung cấp nước sạch sử dụng.
Đưa nước sạch đến người dân
Xã Hỏa Tiến là vùng nông thôn của thành phố Vị Thanh, trước đây nguồn nước sinh hoạt của người dân chủ yếu là do tự khoan cây nước để sử dụng. Nay đã có nhà máy cung cấp nước sạch nên người dân nơi đây rất phấn khởi. Bà Chiêm Ngọc Bích, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho hay: “Vùng đất ở đây nguồn nước bị nhiễm phèn và đến mùa khô có hiện tượng mặn xâm nhập nên trước đây để có nước sử dụng người dân đều khoan cây nước xài. Mấy năm qua, trên địa bàn xã đã có nhà máy nước của Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn cung cấp nước cho bà con, người dân không còn gặp cảnh khó khăn về nước sạch, gia đình tôi rất vui”.
Ông Nguyễn Văn Lòng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang (công ty), cho biết: Khi mới chia tách, hầu hết địa bàn nông thôn của tỉnh là vùng sâu, vùng xa, các trạm cấp nước chủ yếu là trạm mini và chỉ có duy nhất 1 Nhà máy nước Nàng Mau có số lượng khách hàng gần 1.000. Nhưng với sự quyết tâm và kiên trì của lãnh đạo công ty, cùng sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sự hỗ trợ kịp thời của các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, công ty đã vượt qua những khó khăn theo từng giai đoạn.
Thời điểm đầu, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn (nay là công ty) quản lý hầu hết là các trạm cấp nước mini, công nghệ thô sơ, chất lượng nước không ổn định, nguồn thu rất ít. Đến khoảng năm 2010, trung tâm đã định hướng được việc tăng quy mô, công suất của các trạm cấp nước lớn hơn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Từ đó, hàng năm tùy vào điều kiện nguồn vốn có được mà tăng dần quy mô trạm và từng bước xóa dần, đi đến xóa hoàn toàn các trạm cấp nước mini.
Năm 2004, Trung tâm Nước sách và Vệ sinh môi trường nông thôn (nay là công ty) quản lý 274 trạm cấp nước, trong đó có 3 trạm cấp nước tập trung và 271 trạm cấp nước mini. Đến cuối năm 2023, công ty quản lý khai thác 26 trạm cấp nước tập trung với công nghệ tiên tiến, giảm 248 trạm so với năm 2004 và không còn trạm cấp nước mini. Năm 2004, sản lượng khai thác nước khoảng 400.000 m3/năm, đến năm 2024 đạt 10.272.906m3 tăng khoảng 9.872.906 m3/năm.
Năm 2004, tổng số kilômet đường ống cấp nước trên địa bàn do trung tâm quản lý, khai thác khoảng 550. Hiện tại khoảng 3.000km đường ống, trong đó có nhiều trạm đạt từ 100km đến gần 200km đường ống. Năm 2004, có số tổng khách hàng là 7.970, đến nay đang quản lý là 82.918 khách hàng, tăng 71.982 khách hàng so với năm 2004.
Nâng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch
Trên thực tế hiện nay, ở các địa phương vẫn còn những tuyến chưa có ống nước kéo đến, hộ dân vẫn còn sử dụng nước giếng khoan. Ông Dương Văn Dũng, Trưởng ấp 8, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho biết: Hiện trên địa bàn ấp, các tuyến thuận đường thì có đường ống cung cấp nước sạch cho hộ dân. Trong ấp còn tuyến từ cống Hai Lai giáp với ấp 12 khoảng 2,5km, với 50 hộ dân sinh sống vẫn đang sử dụng nước giếng khoan. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước giếng khoan ảnh hưởng bởi môi trường nên chất lượng không đảm bảo. Vì vậy, cũng mong các cấp, các ngành quan tâm để giúp người dân có nước hợp vệ sinh sử dụng.
Theo ông Nguyễn Thanh Đoàn, Phó Chủ tịch xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, để người dân trên địa bàn xã đều có nước sạch sử dụng, xã tiếp tục rà soát các tuyến đường chưa có nước sạch và đề xuất Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn xem xét mở rộng các tuyến đường ống cấp nước cho người dân.
Theo lãnh đạo Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề tài chính. Ông Lê Kỳ Hội, Giám đốc công ty, cho biết: Việc đầu tư xây dựng các trạm cấp nước và phát triển tuyến ống đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi nguồn lực của công ty còn hạn chế. Theo đó, qua kết luận thanh tra của Bộ Tài chính thì Nhà nước không đầu tư vốn vào công ty để đầu tư công trình cấp nước cho các hộ dân còn lại. Mặt khác, do đặc thù người dân nông thôn thường sống phân tán dẫn đến suất đầu tư các công trình cấp nước cao, thời gian thu hồi vốn chậm nên công ty chưa thể thực hiện được.
Tuy nhiên, để nâng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hàng năm công ty sẽ tiếp cận các tổ chức tín dụng vay vốn để thực hiện theo quy hoạch phát triển của tỉnh. Đối với các tuyến ống nhánh, đông dân cư, kinh phí nhỏ, người dân đồng thuận cao, công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện theo phương châm Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Đồng thời, tiếp tục tranh thủ các nguồn lực, nhất là vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, vốn hạn mặn nếu có, công ty phối hợp tốt để thực hiện đồng bộ, phát huy tốt hiệu quả dự án.
Hiện nay, Công ty Cổ phần Cấp nước và Vệ sinh môi trường nông thôn Hậu Giang đang thực hiện công trình nâng cấp, mở rộng trạm cấp nước tập trung Đông Thạnh, huyện Châu Thành, nâng công suất từ 35m³/h lên 150m³/h, tiến độ thi công đạt 34% khối lượng. Còn công trình nâng cấp, mở rộng Trạm cấp nước tập trung xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy nâng công suất từ 35m³/h lên 300m³/h đã thống nhất vị trí, diện tích quy hoạch đất xây dựng dự án. Công trình cải tạo cụm xử lý nhà máy nước Nàng Mau đang hoàn thành phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công. Khi các công trình hoàn thành sẽ góp phần nâng thêm số lượng người dân sử dụng nước sạch trong thời gian tới.
Trong năm 2004, trên địa bàn tỉnh tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 64%. Cho đến năm 2024, ước tính tỷ lệ người dân sử dụng nước hợp vệ sinh là 98,36% tăng 34,36%, trung bình tăng 1,7% mỗi năm thông qua kết quả điều tra Bộ chỉ số hàng năm do UBND tỉnh phê duyệt. |
T.XOÀN
17:18 20/03/2025
(HGO) - Sáng ngày 20-3, Hội Nông dân xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, đã ra mắt mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2025 “ươm cây kiểng” ở ấp Đông Lợi A. Tại buổi ra mắt mô hình, hội viên đã ươm 500 cây hoa quỳnh anh. Sau khi cây phát triển sẽ triển khai trồng ở các tuyến đường trên địa bàn ấp.
08:00 20/03/2025
(HG) - Hiện nay, nhiều nông dân ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, có nguồn thu nhập hơn 120 triệu đồng/ha/năm từ cây ổi ruột hồng.
08:00 20/03/2025
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (Đề án), từ năm 2024 đến nay,
07:15 19/03/2025
Dù xâm nhập mặn chưa diễn ra gay gắt, nhưng người dân Hậu Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó. Trong đó, việc tích trữ nước ngọt để vượt qua mùa hạn mặn là giải pháp được nhiều nông hộ lựa chọn.
07:04 19/03/2025
(HG) - Nước mặn khu vực ngoài đê bao xã Lương Nghĩa đang ở mức 3%o trở lên, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp tục sản xuất 1 vụ lúa - 1 vụ tôm, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích sản xuất theo hướng thuận thiên.
07:02 19/03/2025
(HG) - Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, vừa cho ra mắt “Tổ hợp tác phát triển kinh tế trồng khoai lùn”, nhằm tạo thêm công ăn việc làm, giúp chị em phụ nữ có thêm nguồn thu nhập phát triển kinh tế gia đình.
06:46 19/03/2025
(HG) - Trong vụ lúa Đông xuân 2024-2025, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang có 4.091ha lúa được liên kết tiêu thụ với các đơn vị như Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Lộc trời, DNTN Hồ Quang Trí và một số HTX trên địa bàn
08:11 18/03/2025
Nhằm tìm hướng đi mới trong việc thực hiện mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, nhiều hộ nông dân vùng mặn ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, đã trồng lúa theo hướng an toàn thực phẩm và mang lại nhiều triển vọng.
08:14 17/03/2025
(HG) - Hiện nay, địa bàn thành phố Ngã Bảy có tổng diện tích vườn cây ăn trái 5.433ha. Trong 2 tháng đầu năm nay, nông dân đã chuyển đổi được 9ha cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, trong đó sầu riêng 3ha, chanh không hạt 2ha, mít siêu sớm 4ha. Ước tổng sản lượng trái cây thu hoạch trong hai tháng đầu năm nay hơn 36.147 tấn.
05:51 17/03/2025
Thực tế cho thấy, dù đã được gắn sao OCOP, nhưng nhiều sản phẩm vẫn đang loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường. Cho nên, việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm OCOP là một trong những giải pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh.
18:36 20/03/2025
(HGO) - Chiều ngày 20-3, tại Hậu Giang, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang. Tham dự có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Về phía tỉnh Kiên Giang có ông Nguyễn Thanh Nhàn, Chủ tịch UBND tỉnh.
18:05 20/03/2025
Sáng ngày 20-3, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Tiếp đoàn có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan.
17:18 20/03/2025
(HGO) - Sáng ngày 20-3, Hội Nông dân xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, đã ra mắt mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu năm 2025 “ươm cây kiểng” ở ấp Đông Lợi A. Tại buổi ra mắt mô hình, hội viên đã ươm 500 cây hoa quỳnh anh. Sau khi cây phát triển sẽ triển khai trồng ở các tuyến đường trên địa bàn ấp.
17:13 20/03/2025
(HGO) - Chiều ngày 20-3, tại trụ sở Viettel Hậu Giang đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác trong thực hiện chuyển đổi số giữa Viettel Hậu Giang với Trường Chính trị Hậu Giang. Tham dự có ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Viettel Hậu Giang; bà Nguyễn Thị Tuyết Loan, Hiệu trưởng Trường Chính trị Hậu Giang; cùng đông đảo lãnh đạo, cán bộ Viettel Hậu Giang và Trường Chính trị Hậu Giang.