Nỗ lực phòng, chống mặn xâm nhập

Thứ Hai, ngày 20/02/2023 | 18:21

Với quyết tâm hạn chế thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra nên từ đầu mùa khô đến nay, ngành chức năng và người dân huyện Long Mỹ đã và đang nỗ lực trong việc chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. 

Cán bộ chuyên môn của huyện Long Mỹ tăng cường quan trắc độ mặn tại các điểm chính để kịp thời thông báo cho người dân ứng phó khi có độ mặn cao xuất hiện.

Thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm

Một trong những giải pháp giúp người dân trên địa bàn huyện Long Mỹ chủ động phòng, chống xâm nhập mặn hiệu quả là ngành chức năng địa phương đã đẩy mạnh việc khuyến cáo bà con tại những vùng thường bị ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn hàng năm, nhất là vùng bên ngoài hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh thực hiện xuống giống sớm vụ lúa Đông xuân 2022-2023 để có thể thu hoạch sớm hoặc chậm nhất là lúa cũng gần đến ngày cắt trước khi nước mặn có nồng độ cao xâm nhập vào. Bởi vào thời điểm này, nhu cầu sử dụng nước trên ruộng không có nên bà con an tâm về chuyện nước mặn không gây thiệt hại cho mùa vụ sản xuất.

Vừa thu hoạch xong 1ha lúa Đông xuân của gia đình cách nay khoảng 5 ngày, bà Phạm Thị Cắt, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Thực hiện theo khuyến cáo của Phòng NN&PTNT huyện và chính quyền địa phương, vụ lúa Đông xuân năm nay, tôi và bà con ở vùng ngoài đê bao ngăn mặn xuống giống sớm hơn cùng kỳ khoảng 15 ngày. Nhờ vậy, hiện 86ha lúa nơi đây đã thu hoạch gần dứt điểm trước khi nước mặn về. Điều phấn khởi hơn là năng suất lúa đạt từ 600-700kg/công (một công 1.300m2), tăng gần 50kg/công so với cùng; đồng thời giá bán ở mức 7.100 đồng/kg (giống lúa lùn Bến Tre). Sau khi trừ chi phí đầu tư, nông dân kiếm được nguồn lợi nhuận từ 3,2-3,5 triệu đồng/công nên rất phấn khởi. Ngay sau khi thu hoạch lúa xong, bà con đang cải tạo lại đất để đón nước mặn về và tiếp tục thực hiện mô hình nuôi tôm”.  

Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, vụ lúa Đông xuân 2022-2023, nông dân trên địa bàn huyện xuống giống được gần 18.000ha; riêng diện tích lúa ngoài đê bao ngăn mặn có khoảng 700ha. Vào thời điểm này, chỉ có khoảng 280ha là ở giai đoạn làm đòng, các diện tích lúa còn lại đều trong giai đoạn trổ chín; trong đó hiện có hơn 620ha (chủ yếu ở vùng ngoài đê bao ngăn mặn) đã được bà con thu hoạch xong, ước năng suất bình quân đạt 7,25 tấn/ha. Nhờ bà con chủ động xuống giống sớm nên hầu hết diện tích lúa ngoài đê bao ngăn mặn đều trong giai đoạn chín và đang được nông dân tích cực thu hoạch.

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, thông tin: Để công tác ứng phó xâm nhập mặn đạt hiệu quả cao nhất thì ngay từ đầu mùa khô, đơn vị đã tham mưu cho Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện ban hành kế hoạch chỉ đạo công tác ứng phó xâm nhập mặn trên địa bàn huyện. Theo đó, ngoài giải pháp khuyến cáo nông dân xuống giống lúa Đông xuân sớm trên nhiều cánh đồng thì tại các vùng ngoài đê bao ngăn mặn, đối với những diện tích canh tác lúa không hiệu quả thì đơn vị còn vận động người dân chuyển đổi sang trồng mãng cầu tháp gốc bình bát hoặc trồng khóm nhằm thích ứng với vùng đất nhiễm phèn, mặn. Mặt khác, đơn vị còn phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra và duy tu, sửa chữa hệ thống đê bao, cống đập ngăn mặn trên địa bàn huyện để luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó khi nước mặn có nồng độ cao xâm nhập vào. Ngoài ra, đơn vị còn vận động bà con tranh thủ tích trữ nguồn nước ngọt ở những nơi cần thiết nhằm phục vụ sinh hoạt và sản xuất khi nước mặn về. 

Cùng với những giải pháp trên thì từ đầu mùa khô đến nay, ngành chức năng huyện Long Mỹ còn thường xuyên đi đo độ mặn tại các điểm chính trên địa bàn huyện nhằm kịp thời thông báo đến người dân được biết để phòng tránh khi nồng độ mặn ở mức cao.

Tiếp tục ứng phó xâm nhập mặn

Hiện nay, mặc dù độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ chưa đáng ngại, tuy nhiên theo dự báo của cơ quan chức năng tỉnh thì tình hình xâm nhập mặn từ nay đến cuối tháng 2 này sẽ diễn biến rất phức tạp, khả năng sẽ xuất hiện đỉnh điểm mặn trong mùa khô năm nay. Chính vì vậy, hiện ngành chức năng và người dân huyện Long Mỹ không lơ là mà đang tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp ứng phó.

Theo đó, các ngành chức năng của huyện không ngừng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân ra sức phòng, chống xâm nhập mặn có hiệu quả vào từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, để người dân chủ động ứng phó kịp thời thì việc nắm bắt thông tin dự báo và công tác quan trắc mặn thường xuyên là rất cần thiết. Do đó, cán bộ chuyên môn của huyện đang tăng cường đi đo nồng độ mặn nhằm phát hiện sớm và địa bàn xâm nhập mặn để thông tin kịp thời cho lãnh đạo, chính quyền các cấp xử lý và người dân biết chủ động phòng tránh.

Đặc biệt, theo đề xuất của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Long Mỹ thì đối với các xã Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A phải chủ động lập kế hoạch phòng, chống xâm nhập mặn cụ thể cho từng khu vực, nhất là các khu vực sản xuất nội đồng, khu vực khép kín sản xuất, cũng như chủ động ứng phó cho từng ấp khi có tình huống xấu xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”.

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, thông tin thêm: Đơn vị tiếp tục tổ chức kiểm tra vận hành các cống cải tiến trên địa bàn xã Vĩnh Viễn A, thị trấn Vĩnh Viễn, xã Lương Nghĩa, Lương Tâm; chủ động đóng các cửa cống ngăn mặn ở xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Xà Phiên và vùng giáp ranh với tỉnh Bạc Liêu; cũng như kiểm tra hệ thống các cửa cống để sẵn sàng đóng tất cả khi có mặn xâm nhập. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh thực hiện vận hành hiệu quả hệ thống cống trên tuyến đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh, cũng như cống Năm Căn và cống Hậu Giang 3 để chủ động phòng, chống xâm nhập mặn tăng cao. Đồng thời đề nghị Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh có kế hoạch vận hành đóng, mở tại cống Vàm Cấm thuộc xã Lương Nghĩa theo con nước lớn, ròng trong ngày (trừ chiều tối), do cống có khẩu độ cửa cống lớn nên các phương tiện thủy tập trung khá đông.

Cũng theo ông Lê Hồng Việt, dự kiến toàn huyện Long Mỹ sẽ xuống 56 đập thời vụ khi độ mặn ngoài sông, kênh đạt mức 1,5‰. Việc đắp đập thời vụ được thực hiện bám sát diễn biến, di chuyển của mặn xâm nhập, không đắp đập đồng loạt toàn địa bàn gây cản trở giao thông và hạn chế dòng chảy làm ô nhiễm môi trường nước, nhất là môi trường nước phục vụ sinh hoạt cho người dân. Các xã, thị trấn phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện chủ động lựa chọn các điểm đắp đập phù hợp và đảm bảo ngăn mặn chắc chắn, hiệu quả.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, dự kiến hơn 897ha lúa Đông xuân 2022-2023, Hè thu 2023 và một số diện tích cây ăn trái, rau màu sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn thuộc địa bàn các xã Lương Nghĩa, Lương Tâm, Xà Phiên, Thuận Hòa, Vĩnh Viễn A, thị trấn Vĩnh Viễn.     

 

 Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Diện mạo mới cho nông thôn từ mô hình hay

07:47 05/11/2024

Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.

Nông dân trồng chanh không hạt có lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh

07:45 05/11/2024

(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.

Có 44 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường

07:31 05/11/2024

(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả ở xã nông thôn mới

07:28 05/11/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.

Thành phố Vị Thanh có 48 sản phẩm OCOP được công nhận

07:36 04/11/2024

(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;

Giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới

07:35 04/11/2024

Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Công nhận mới và tái công nhận 37 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh

11:35 31/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị

09:23 31/10/2024

Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

Trồng dâu tằm, nuôi chuột Hamster kết hợp làm du lịch

07:35 30/10/2024

Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

07:34 30/10/2024

Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Dự kiến ngày 11-11, UBND tỉnh sẽ ban hành 2 quyết định liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp

07:54 05/11/2024

(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

4 đơn vị thực hiện thí điểm mô hình “Ngôi nhà 4 sạch”

07:52 05/11/2024

(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).