Thứ Hai, ngày 29/01/2024 | 09:11
Năm nay được xác định sẽ còn tiếp tục khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ảnh hưởng từ El Nino, biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh xác định tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản, để góp phần vào tăng trưởng, phát triển kinh tế chung của tỉnh.
Ruộng lúa của anh Kiên đã được gần 50 ngày tuổi đang sinh trưởng và phát triển tốt.
Duy trì đà tăng trưởng
Năm 2024, là năm thứ 4 cũng là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của ngành nông nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế cả nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường; nhu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn, nhưng nguồn lực của tỉnh vẫn còn rất hạn hẹp; đây là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống của Nhân dân. Các nội dung về tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0,... được nhân rộng với quy mô lớn, tập trung, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị đối với lúa gạo, trái cây và thủy sản, tạo đà cho tăng trưởng ngành nông nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết mục tiêu trong năm nay là phát triển nền nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp, thông minh, tuần hoàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh. Phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp theo hướng “Nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”. Xây dựng ngành nông nghiệp phát triển bền vững với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, sơ chế và chế biến, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai, dịch bệnh.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I năm nay ở mức 3,0%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch phấn đấu đạt 91%; xây dựng thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định ở mức 3% trở lên. Để đạt mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp sẽ thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng lợi thế từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị. Khuyến khích kinh tế hộ, kinh tế hợp tác nòng cốt là hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị. Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng đời sống văn hoá, nông thôn mới kiểu mẫu và bảo vệ môi trường sinh thái.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết: Những năm qua, lĩnh vực trồng trọt chuyển dịch mạnh sang các cây trồng có lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường. Mặc dù diện tích gieo trồng lúa giảm so với những năm trước, song do đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ mới về giống, kỹ thuật canh tác nên năng suất hầu hết các loại cây trồng đều tăng. Bên cạnh đó, xây dựng cánh đồng lớn, việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất được triển khai đồng bộ đã giảm đáng kể chi phí lao động và giảm thất thoát sau thu hoạch, cải thiện, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất; đã hình thành các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh thì tổng giá trị sản phẩm GRDP khu vực I năm qua đạt 7.108 tỉ đồng, tăng trưởng 3,12% so với năm 2022, vượt kế hoạch đề ra. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,95%, giảm 2,01%.
Thủy sản cũng là một thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Tiềm năng và dư địa phát triển
Theo kế hoạch năm 2024 của Sở NN&PTNT, diện tích lúa ước cả năm đạt 172.500ha, giảm 3% (bằng 5.339,3ha); sản lượng đạt 1.131.600 tấn, giảm 4,64% (bằng 55.059 tấn). Với sản lượng này, giá trị sản xuất của cây lúa giảm 294 tỉ đồng theo giá so sánh, trong khi giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước cả năm chỉ tăng 496 tỉ đồng theo giá so sánh. Do đó, Cục Thống kê tỉnh đề nghị cần tập trung tăng cường đầu tư mở rộng phát triển trồng cây lâu năm, chăn nuôi và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, vì các lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trong cả khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 17,50%, 10,50% và 12,65% nhằm góp phần làm tăng trưởng khu vục nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Giải pháp được đặt ra là phát triển nền nông nghiệp theo hướng kinh tế nông nghiệp, thông minh, tuần hoàn, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông thôn, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị tăng cao. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn kết với thị trường. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường phổ biến, chuyển giao các giống cây trồng mới có chất lượng và giá trị cao vào sản xuất. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh; đồng thời, phát triển nông nghiệp đảm bảo an toàn chất lượng, tăng cường mạnh việc hướng dẫn, cấp chứng nhận mã số vùng trồng; khuyến khích nông nghiệp hữu cơ.
Cùng với đó là tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác quản lý vùng trồng để xuất khẩu và mở rộng thị trường cho nông sản; nâng cao năng lực giám sát và dự báo, phòng trừ hiệu quả sinh vật gây hại cây trồng, chủ động phòng ngừa đối với loại sâu bệnh mới. Kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Anh Nguyễn Trung Kiên, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cho hay: “Gia đình năm nay gieo trồng khoảng 4ha lúa Đông xuân giống Đài Thơm 8. Đặc biệt là thực hiện hiệu quả mô hình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm trong sản xuất lúa. Hiện tại trà lúa đang phát triển tốt, dự báo năng suất sẽ không thua gì các năm trước. Điều đáng phấn khởi là giá lúa đang ở mức cao sẽ tạo động lực cho nông dân tích cực chăm sóc để tăng sản lượng, kéo theo tăng lợi nhuận cho người trồng lúa”.
Bên cạnh lĩnh vực trồng trọt thì Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản Hậu Giang cho biết, sẽ tăng cường hỗ trợ người chăn nuôi, doanh nghiệp và địa phương phát triển các vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực gắn với phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa; phát triển mạnh các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi chủ lực có thế mạnh của tỉnh để nâng cao giá trị gia tăng gắn với truy xuất nguồn gốc. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường.
Song song đó, phát huy lợi thế về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tạo động lực tăng trưởng và thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất khu vực nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh phát triển các loài thủy đặc sản của địa phương. Thực hiện có hiệu quả công tác tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, kế hoạch chi tiết phát triển thủy sản, khuyến cáo lịch mùa vụ, cơ cấu đối tượng nuôi, kế hoạch khuyến ngư, nắm bắt thông tin giá cả thị trường để thông báo kịp thời cho người dân. Tập trung chỉ đạo các mô hình điểm và các điểm trình diễn, sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả để có cơ sở triển khai nhân rộng đạt hiệu quả cao trên địa bàn toàn tỉnh; tham mưu, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách phát triển một số đối tượng thủy sản đặc thù, có giá trị kinh tế nhằm tạo chuỗi sản phẩm giá trị cao của tỉnh. Phát triển đồng bộ, toàn diện cả khai thác và nuôi trồng; áp dụng quy trình, kỹ thuật nuôi, khai thác hiện đại gắn với chế biến, bảo quản giảm tổn thất sau thu hoạch, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến. Đồng thời, đáp ứng tiêu chuẩn, quy định về nuôi trồng và khai thác thủy sản; cấp mã số vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc; hướng dẫn, quản lý việc đánh bắt thủy sản theo đúng các quy định, duy trì ổn định vùng nguyên liệu xuất khẩu.
Trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu diện tích gieo trồng lúa đạt 172.500ha (trong đó Đông xuân 74.200ha, Hè thu 73.800ha, Thu đông 24.500ha), năng suất khoảng 6,6 tấn/ha, sản lượng ổn định khoảng trên 1,1 triệu tấn. Diện tích trồng mía khoảng 3.150ha, năng suất 100 tấn/ha, sản lượng 315.000 tấn. Diện tích cây ăn quả 46.400ha. Rau màu có diện tích 27.000ha, sản lượng khoảng 350.000 tấn. Tổng đàn heo 146.000 con; gia cầm, thủy cầm 4.500.000 con; đàn trâu 1.200 con; đàn bò 4.200 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng 39.000 tấn. Diện tích nuôi thủy sản 11.500ha, trong đó nuôi cá ao 3.600ha; nuôi cá ruộng 7.900ha. Tổng sản lượng 90.000 tấn, trong đó sản lượng nuôi 87.300 tấn; sản lượng khai thác 2.700 tấn... |
Bài, ảnh: HOÀI THU
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
08:46 15/11/2024
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.