Thứ Ba, ngày 28/01/2025 | 06:19
Sản xuất lúa theo hướng thông minh, góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo và giảm phát thải khí nhà kính được nông dân Hậu Giang thực hiện có hiệu quả.
Mô hình thí điểm canh tác “ướt khô xen kẽ” nhằm giảm phát thải, nâng cao chất lượng lúa của nông dân tại huyện Vị Thủy và huyện Châu Thành A trong năm 2024 mang lại nhiều tín hiệu tích cực.
Nhiều mô hình sản xuất lúa gia tăng giá trị
Đầu tháng Chạp, nhiều cánh đồng lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ. Tại cánh đồng lúa rộng hơn 20ha ở ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, nhiều nông dân tranh thủ đi thăm đồng với tâm trạng phấn khởi và đầy tự tin về vụ mùa thắng lợi. Bởi vì vụ lúa Đông xuân đang canh tác, nông dân nơi đây tiếp tục áp dụng quy trình sản xuất lúa chất lượng cao theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Các trà lúa rất xanh tốt, dịch hại xuất hiện ít, nông dân yên tâm hơn trong những ngày vui xuân đón tết sắp tới.
Tổng diện tích lúa gieo trồng năm 2024 của Hậu Giang đạt hơn 177.000ha, sản lượng hơn 1,2 triệu tấn.
Chỉ tay về thiết bị bay không người lái đang phun thuốc phòng ngừa bệnh đạo ôn cổ bông cho hơn 1ha ruộng lúa của gia đình mình, ông Huỳnh Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc HTX nông nghiệp và dịch vụ Kiến Thành, ở ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, cho hay nông dân ở cánh đồng này đều áp dụng cơ giới hóa từ khi xuống giống đến thu hoạch lúa. Nhất là ở khâu phun thuốc, bón phân đều dùng thiết bị bay không người lái. Nhờ vậy, bây giờ nông dân làm ruộng khỏe lắm, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với phân, thuốc. Đặc biệt, liều lượng sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý nên ít thải ra môi trường, hạt lúa làm ra đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng.
“Hiện HTX có 100ha lúa sản xuất đạt chuẩn VietGAP. Các thành viên HTX đều được trang bị và áp dụng tốt kiến thức về mô hình sản xuất lúa theo hướng “1 phải 5 giảm” và “3 giảm 3 tăng”, cũng như tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học vào phòng trừ dịch hại trên lúa. Qua đây tạo điều kiện thuận lợi để HTX triển khai có hiệu quả mục tiêu theo Đề án lúa chất lượng cao được triển khai tại HTX trong năm vừa qua”, ông Huỳnh Văn Dũng chia sẻ.
Kết quả bước đầu của mô hình canh tác lúa thông minh, phát thải thấp giúp nông dân Hậu Giang giảm chi phí 20-30%, tăng năng suất 10%, tăng thu nhập 20-25%, giảm trung bình 5-6 tấn CO2/ha.
Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện từ cuối năm 2023 và Hậu Giang được Bộ NN&PTNT chọn là địa phương đầu tiên của vùng ĐBSCL làm điểm phát động thực hiện đề án. Sau lễ phát động, trong năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh phối hợp với Bộ NN&PTNT cùng một số công ty, doanh nghiệp cung ứng trang thiết bị và vật tư nông nghiệp, tổ chức triển khai thí điểm nhiều mô hình lúa chất lượng cao, với tổng diện tích 180ha. Trong đó, có thể kể đến một số mô hình tiêu biểu như: Quản lý sinh vật gây hại 40 ngày đầu sau sạ không sử dụng thuốc trừ sâu, rầy; thực hiện giảm lượng giống gieo sạ; sản xuất ướt khô xen kẽ; canh tác lúa thông minh… Ngoài mô hình của tỉnh, các địa phương tham gia đề án trên địa bàn tỉnh còn triển khai nhiều mô hình tương tự. Kết thúc năm 2024, toàn tỉnh có khoảng 15.600ha vùng sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao, phát thải thấp.
Tiên phong thực hiện 18ha lúa của gia đình theo mô hình sản xuất chất lượng cao, phát thải thấp với quy trình “tưới nước ướt khô xen kẽ”, ông La Văn Hành, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Khi thực hiện mô hình tôi được tiếp cận với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong canh tác lúa, nhất là sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và nước được hợp lý hơn so với trước đây, từ đó hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm chi phí trong sản xuất, năng suất lúa tăng nên tăng nguồn lợi nhuận. Từ hiệu quả lần đầu thực hiện trong vụ lúa Thu đông vừa qua, nên sang vụ lúa Đông xuân này, tôi tiếp tục áp dụng mô hình, đồng thời chia sẻ cách làm cho nhiều hộ dân có ruộng lân cận để cùng thực hiện đạt hiệu quả”.
Kết thúc năm 2024, ngành nông nghiệp Hậu Giang xây dựng được khoảng 15.600ha vùng sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao, phát thải thấp.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết mô hình sản xuất lúa theo hướng chất lượng cao, giảm chi phí, giảm phát thải, tăng lợi nhuận được ngành nông nghiệp và người dân trong tỉnh đã thực hiện trong giai đoạn trước đó thông qua Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT). Theo đó, đã có gần 35.300ha thực hiện theo Dự án VnSAT, với tổng số lượng giảm phát thải khí nhà kính đạt 176.228 tấn. Năm 2024, Hậu Giang tiếp tục xây dựng kế hoạch, lộ trình và tổ chức thực hiện Đề án vùng lúa chất lượng cao theo chỉ đạo của Chính phủ. Điều phấn khởi là khi triển khai đề án, người dân rất đồng tình ủng hộ và tham gia; đặc biệt là thông qua thực hiện các mô hình điểm theo đề án trong năm qua, nông dân đã thay đổi tập quán sản xuất, nhất là giảm sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hạn chế việc đốt rơm rạ trên đồng; qua đây tạo ra sản phẩm lúa gạo đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tăng tốc thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Năm 2024 được đánh dấu là cột mốc quan trọng của ngành nông nghiệp Hậu Giang sau 20 năm thành lập. Trong đó, dấu son của nông nghiệp Hậu Giang là việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình cánh đồng lớn trong canh tác lúa chất lượng cao gắn với áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất theo mô hình “cánh đồng không dấu chân” được triển khai đồng bộ. Về trồng trọt và chăn nuôi có xu hướng phát triển sản xuất vùng trồng và nuôi tập trung, quy mô lớn gắn với hợp tác liên kết theo chuỗi giá trị. Các năm qua, nông nghiệp đóng góp cho tăng trưởng GRDP hàng năm của tỉnh trên 3%; trong đó lúa vẫn là cây trồng chủ lực, với tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 177.000ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn.
Nông dân vùng lúa chất lượng cao của tỉnh thường xuyên được dự tập huấn, hội thảo đầu bờ để được chuyển giao khoa học kỹ thuật mới vào canh tác.
Ông Ngô Minh Long, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, nhằm lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030, đồng thời thực hiện đạt chỉ tiêu Bộ NN&PTNT giao về sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, trong năm 2025, ngành nông nghiệp tỉnh phấn đấu xây dựng đạt 28.000ha vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại 6/8 địa phương của tỉnh. Trong quá trình triển khai, ngành nông nghiệp Hậu Giang sẽ tạo đột phá là tổ chức lại sản xuất ngành hàng lúa gạo, gia tăng giá trị trong toàn chuỗi nhằm bảo đảm phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt.
Chia sẻ niềm vui khi được chọn tham gia Đề án lúa chất lượng cao, ông Lê Văn Thăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dịch vụ và Nông nghiệp Tân Tiến, ở ấp 4, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, cho hay: Qua công tác vận động, tất cả thành viên HTX đều đồng tình áp dụng tốt quy trình sản xuất lúa theo mô hình chất lượng cao, phát thải thấp trong vụ lúa Đông xuân. Nhờ vậy, các trà lúa tại HTX hiện hơn 60 ngày tuổi đều phát triển xanh tốt, xã viên có thể an tâm đón tết mà không lo về dịch hại tấn công. Mặt khác, từ điều kiện canh tác như hiện nay sẽ tạo thuận lợi cho HTX có được nguồn gạo chất lượng, an toàn thực phẩm để phát triển thương hiệu gạo “Nàng Chăng” vừa được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh”.
Tại buổi làm việc với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL về tiến độ thực hiện Đề án lúa chất lượng cao vào tháng 10 năm 2024 tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhấn mạnh Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao có ý nghĩa rất lớn đối với người nông dân vùng ĐBSCL, cùng ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu nhằm hướng tới mục tiêu an toàn trước thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0” theo đúng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26. Do đó, mục tiêu đề ra là cần phải tăng tốc, bứt phá hơn trong quá trình thực hiện để sớm đạt các chỉ tiêu theo kế hoạch mà đề án đề ra.
Để sản xuất lúa giảm phát thải theo mục tiêu đề ra, tỉnh Hậu Giang đã quy hoạch vùng nguyên liệu mang tính ổn định, lâu dài gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra hạt gạo chất lượng cao, giảm phát thải; trong đó quan tâm việc xây dựng các thương hiệu lúa gạo đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Kết quả bước đầu của các mô hình điểm về thực hiện vùng lúa chất lượng cao tại Hậu Giang trong năm 2024 đã giúp nông dân giảm chi phí 20-30% nhờ giảm ở các khâu như: giảm trên 50% lượng lúa giống, trên 30% lượng phân bón đạm, 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và khoảng 30-40% lượng nước tưới. Bên cạnh đó, lúa áp dụng mô hình tăng năng suất 10% (năng suất trong mô hình đạt 6,3-6,6 tấn/ha so với đối chứng đạt 5,7-6 tấn/ha); tăng thu nhập cho nông dân thêm 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2/ha và tất cả sản lượng lúa thu hoạch đều được các doanh nghiệp đăng ký bao tiêu với giá mua cao hơn 200-300 đồng/kg so với thị trường. |
HỮU PHƯỚC
11:18 27/06/2025
(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
05:42 27/06/2025
Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
05:39 27/06/2025
Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.
08:29 26/06/2025
Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.
09:48 25/06/2025
(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.
05:55 25/06/2025
(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.
06:26 24/06/2025
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.
06:24 24/06/2025
(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu
05:43 23/06/2025
Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.
07:11 22/06/2025
Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...