Thứ Ba, ngày 01/08/2023 | 18:10
Hậu Giang có lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn nước... nên rất thuận lợi trong phát triển vùng nuôi thủy sản. Bên cạnh hình thức nuôi quảng canh thì việc nuôi thâm canh cá thát lát - một loài đặc sản của tỉnh được nhiều hộ dân lựa chọn.
Mô hình liên kết sản xuất giữa HTX Kỳ Như với hộ nuôi đã mang lại nhiều hiệu quả.
Ổn định kinh tế với nghề nuôi cá thát lát
Ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, ông Phạm Văn Khởi là người có nhiều năm gắn bó với con cá thát lát từ khâu ương giống đến nuôi thương phẩm. Ông Khởi chia sẻ: “Hiện tôi có hơn 2.000m2 mặt nước nuôi cá thát lát. Lúc đầu gia đình chỉ làm ruộng, sản xuất lúa thì được mùa mất giá nên gặp nhiều khó khăn. Năm 2008, tôi bắt đầu mua cá bột để ương và bán cá giống lại cho trại cá giống. Thấy nuôi cá có lời nên tôi mạnh dạn đầu tư thêm diện tích nuôi cá thương phẩm, sản lượng và lợi nhuận tăng dần theo mỗi năm. Năm 2021-2022, tôi thả khoảng 70.000 con giống cá thát lát ghép với cá sặc rằn, nhằm tận dụng nguồn thức ăn dư thừa trong ao nuôi và cải thiện môi trường nước. Vụ vừa qua, tôi thu hoạch được 18 tấn, với giá bán 70.000 đồng/kg, tôi thu được 1,26 tỉ đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận 324 triệu đồng”. Ông Khởi thông tin, việc nuôi cá thát lát không khó, nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thì cá sẽ phát triển rất tốt. Cá thường chỉ bị nhiễm bệnh về đường ruột nhưng cũng dễ điều trị.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến tháng 6-2023, diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh hơn 3.654ha. Trong đó diện tích nuôi cá thát lát là 58,96ha, dự kiến đến cuối năm diện tích đạt khoảng 100ha. Hiện nay, việc nuôi cá thát lát thâm canh chủ yếu ở các huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, nhưng tập trung nhiều ở huyện Phụng Hiệp. Trong đó có một số hộ tham gia tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) nuôi cá thát lát và có nhiều HTX với quy trình sản xuất khép kín từ sản xuất con giống, cung ứng thức ăn cho các xã viên, liên kết bao tiêu đầu ra. Hiện nay, diện tích nuôi của các HTX còn ít, đa phần nuôi với quy mô nhỏ lẻ.
Theo các hộ nuôi, nhằm tạo nền tảng cũng như động lực mở rộng diện tích, phát triển bền vững các mô hình nuôi cá thát lát thương phẩm gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm cần phải kết nối chặt chẽ với các công ty thức ăn cung cấp cho hộ nuôi thông qua các THT, HTX và thu mua lại cá của người dân; nguồn vốn cũng là một yếu tố quan trọng để người dân tiếp tục duy trì và phát triển diện tích ao nuôi của mình. Vì vậy, việc hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, từ đó giúp giảm giá thành sản xuất, thực hiện tốt các dịch vụ cung ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết.
Việc nuôi và chế biến cá thát lát được xem là nghề ăn nên làm ra của nhiều bà con nông dân. Để có nguồn nguyên liệu ổn định sản xuất, ngoài 3ha tự có, HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, còn mạnh dạn liên kết với các hộ nuôi trong vùng sản xuất theo chuỗi giá trị với diện tích 12ha. Trung bình mỗi năm HTX Kỳ Như thu mua và chế biến hơn 500 tấn cá thát lát nguyên liệu. Chị Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, cho biết: “Nếu hình thành được vùng nuôi cá chuyên canh kết hợp chế biến và đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm từ cá thát lát theo chuẩn VietGAP thì giá cá sẽ ổn định và cao hơn. Do nhu cầu hiện nay là phần lớn người dân chuộng sản phẩm sạch nên khi đáp ứng được thì sản phẩm cá thát lát sẽ còn vươn xa ra thị trường nước ngoài, lúc này sản phẩm sẽ nâng tầm giá trị hơn nữa. Trong thời gian tới, cơ sở sẽ mở rộng diện tích ao thêm 2ha nhằm đảm bảo cung ứng cho thị trường. Bên cạnh đó, cũng không ngừng tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi những kiến thức chuyên môn để các xã viên tiếp cận những công nghệ tiên tiến giúp cho các xã viên ngày càng nâng cao hiệu quả đối với con cá thát lát.
Ông Phạm Văn Khởi, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, bên mô hình nuôi cá thát lát.
Nhân tố để phát triển bền vững
Theo ngành nông nghiệp tỉnh, với hình thức nuôi cá thát lát công nghiệp theo hướng thâm canh cần áp dụng công nghệ tuần hoàn nước để sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường; các quy trình nuôi theo quy chuẩn thực hành nuôi tốt, trong đó Nhà nước đầu tư hỗ trợ kinh phí thực hiện chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP), an toàn thực phẩm để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Về mặt tiêu thụ sản phẩm, Hậu Giang cũng xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm “Cá thát lát Hậu Giang”, cũng như kêu gọi các doanh nghiệp, HTX đầu tư công nghệ chế biến đa dạng hóa sản phẩm cá thát lát, liên kết phát triển vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, quản lý và xây dựng hệ sinh thái đồng bộ cho chuỗi liên kết như quy hoạch vùng nguyên liệu cá, phương thức sản xuất nhà máy chế biến, liên kết các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ theo hình thức hợp tác (THT, HTX, doanh nghiệp...), từ đó hình thành liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị… Bởi liên kết trong sản xuất thủy sản là yêu cầu tất yếu để có thể áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế GlobalGAP.
Bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh, cho biết: Ngành luôn khuyến khích người dân kết nối hình thành THT và HTX, trong đó có hình thức liên kết ngang và liên kết dọc. Với hình thức liên kết ngang là giữa người nuôi với người nuôi để thuận tiện trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi nhằm mang lại hiệu quả, đạt chất lượng cao cho sản phẩm. Bên cạnh đó, việc liên kết này cũng giúp người dân trong việc thu mua những nguyên liệu đầu vào giảm bớt giá thành và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm tăng cao giá trị sản phẩm. Còn với hình thức liên kết dọc là liên kết giữa người nuôi với cơ sở cung cấp nguyên liệu đầu vào, giữa người nuôi với cơ sở chế biến, tạo thành một hệ thống liên kết chuỗi. Riêng đối với ngành sẽ tích cực tuyên truyền để người dân hiểu được lợi ích của việc liên kết, trong đó cũng không ngừng tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật quy trình nuôi theo hướng an toàn thực phẩm hoặc theo quy chuẩn sản xuất tốt nhằm giảm bớt sử dụng chất kháng sinh, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm và đạt được năng suất cao của người nuôi.
Việc ứng dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật, nuôi đúng quy trình kỹ thuật của ngành chuyên môn khuyến cáo cũng sẽ góp phần mang lại hiệu quả cho việc mở rộng diện tích nuôi cá trên địa bàn. Một điều cần lưu ý là việc thả nuôi đúng mùa vụ, quản lý tốt nguồn nước, thức ăn để hạn chế ô nhiễm môi trường nuôi cũng là yếu tố thành công trong mùa vụ. Vấn đề cốt lõi hiện nay là nguồn nông sản sạch quyết định đến giá trị sản phẩm của mình, vì vậy xây dựng mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP… theo hướng liên kết giữa các nhóm hộ, hợp tác xã là rất cần thiết.
Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh (giai đoạn 2021-2025) thì phấn đấu đến năm 2025 tổng diện tích đạt khoảng 11.000ha. Trong đó, diện tích nuôi ao 4.900ha (cá tra 200ha, cá thát lát 150ha, lươn 50.000m2…), diện tích nuôi thủy sản - lúa 6.100ha, nuôi lồng vèo 5.000 chiếc. Phấn đấu đến 2025, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 120.000 tấn. Trong đó, sản lượng nuôi 117.200 tấn (cá tra 50.000 tấn, cá thát lát 13.500 tấn, lươn 1.750 tấn…). Bên cạnh đó, phải kết hợp hài hòa giữa khai thác với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh, duy trì sản lượng khai thác thủy sản khoảng 2.500-3.000 tấn/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 2,5%/năm. |
Bài, ảnh: NGUYỄN HUẤN
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
08:46 15/11/2024
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.
17:25 25/11/2024
(HG) - Hội LHPN thành phố Ngã Bảy vừa ra mắt mô hình “Tổ Phụ nữ công nhân sinh hoạt Hội online”, tại khu vực Xẻo Vông B, phường Hiệp Lợi, với 22 thành viên tham gia.
14:20 25/11/2024
(HGO) – Ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở và ban HĐND tỉnh có cuộc họp bàn nội dung một số dự thảo tờ trình để trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.
14:08 25/11/2024
Ngày 25-11, phiên tòa phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư đề nghị không tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát nói không có căn cứ giảm án.
14:04 25/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào những vấn đề quan trọng, từ đó tạo sự thống nhất đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và quyết tâm thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới.