Thứ Năm, ngày 13/02/2025 | 07:48
Phòng trị sâu năn hại lúa Đông xuân.MP3
Mặc dù hiện ghi nhận có nhiều diện tích lúa Đông xuân 2024-2025 được nông dân gieo sạ muộn bị muỗi hành (sâu năn) tấn công và gây hại; tuy nhiên, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con không quá lo lắng mà cần áp dụng các biện pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế dịch hại lây lan sang diện rộng.
Cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ hướng dẫn người dân cách nhận biết và biện pháp phòng trừ sâu năn trên lúa Đông xuân.
Nhiều diện tích lúa bị nhiễm sâu năn
Do nhiều nguyên nhân khách quan, nhất là tình hình thu hoạch vụ lúa Thu đông muộn nên huyện Long Mỹ là một trong những địa phương có nhiều diện tích xuống giống lúa Đông xuân muộn của tỉnh. Hiện toàn huyện Long Mỹ có gần 3.300ha trong tổng số gần 17.700ha lúa Đông xuân được xuống giống đang ở giai đoạn làm đòng. Chính việc nông dân xuống giống muộn là một trong những nguyên nhân làm cho sâu năn đang xuất hiện và gây hại cho cây lúa.
Đang rảo quanh thăm gần 1ha lúa Đông xuân của gia đình được 42 ngày tuổi và đang bị sâu năn tấn công, ông Đồng Quang Tiệp, ở ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho hay: “Do năm rồi thu hoạch lúa Thu đông trễ nên sau khi cắt lúa xong thì tôi và bà con ở cánh đồng này gấp rút gieo sạ lại vụ lúa Đông xuân, từ đó không đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ lúa, cũng như việc xử lý rơm rạ trên đồng ruộng, vì vậy làm cho dịch hại sâu năn đang xuất hiện trên đồng. Hiện ruộng lúa của tôi bị sâu năn tấn công với tỷ lệ dưới 20% trên cùng diện tích, các ruộng còn lại ở cánh đồng này đều bị tương tự, nhưng có số ít bị nhiễm hơn 20% diện tích”.
Ngoài nguyên nhân trên thì theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, việc xuất hiện mưa trái mùa vào đầu vụ xuống giống lúa, thời tiết thường xuyên âm u, ẩm độ cao và sương mù dày đặc vào sáng sớm cũng là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho sâu năn xuất hiện và gây hại trên lúa Đông xuân năm nay. Triệu chứng điển hình khi lúa nhiễm sâu năn là cây lúa bị lùn, phần thân hơi cứng, sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong làm cho chiều ngang thân cây lúa nở to dần, lá lúa xanh thẫm, ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa. Thời kỳ lúa ở giai đoạn mạ, cây lúa bị tấn công thường kéo dài đến cuối đẻ nhánh, số nhánh bị giảm, nhánh bị hại không thể làm đòng, từ đó làm giảm năng suất khi thu hoạch.
Theo tổng hợp của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 10-2, toàn tỉnh có 248ha lúa Đông xuân bị nhiễm sâu năn, tỷ lệ từ 5-15%. Sâu năn gây hại chủ yếu trên trà lúa ở giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng, phân bố chủ yếu ở huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và huyện Long Mỹ. Qua ghi nhận thực tế trên đồng ruộng, các diện tích lúa đang bị nhiễm sâu năn thì có gần 80% là giống lúa Đài Thơm 8, giống còn lại là OM 5451. Qua ý kiến của nông dân thì sở dĩ giống lúa Đài Thơm 8 bị nhiễm sâu năn chiếm tỷ lệ cao là do giai đoạn đầu, cây lúa tỏa ra hương thơm nhẹ và thân lúa mềm hơn các giống lúa khác.
Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, thông tin: Hiện toàn huyện có 139ha lúa Đông xuân ở giai đoạn làm đòng bị sâu năn tấn công; trong đó có 109ha bị nhiễm nhẹ (tỷ lệ từ 6-10%), nhiễm trung bình có 24ha (tỷ lệ 12-15%) và có 6ha ở xã Vĩnh Thuận Đông bị nhiễm nặng (tỷ lệ từ 20-25%). Các diện tích lúa bị nhiễm sâu năn nặng là do bà con phun ngừa dịch hại trên đồng ruộng quá sớm, nhất là phun thuốc phòng trừ bọ trĩ, rầy nâu. Việc làm này vô tình nông dân tiêu diệt thiên địch có ích trên đồng ruộng, từ đó tạo thuận lợi cho sâu năn tấn công cây lúa.
Cần áp dụng biện pháp phòng trừ hiệu quả
Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, mặc dù hiện có nhiều diện tích lúa Đông xuân bị sâu năn tấn công nhưng qua khảo sát thực tế tại nhiều cánh đồng bị nhiễm, sâu năn chủ yếu gây hại ở chồi lúa vô hiệu (chồi phụ, nhánh con), còn chồi lúa hữu hiệu (chồi chính) vẫn phát triển bình thường. Do đó, người dân không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh áp dụng các biện pháp phòng trừ theo khuyến cáo của cán bộ nông nghiệp tại các địa phương; đặc biệt là hạn chế tối đa việc phun thuốc hóa học để phòng trừ vì không mang lại kết quả mà làm tăng chi phí và làm cho dịch hại thêm phát sinh. Bởi trên thị trường hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị sâu năn, do đó, khi bà con dùng thuốc hóa học để phòng trừ thì vô tình tiêu diệt nhiều thiên địch có ích trên đồng ruộng và làm mất cân bằng hệ sinh thái, từ đó giúp sâu năn phát triển và gây hại mạnh thêm cho ruộng lúa.
Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, thông tin thêm: Đối với những diện tích lúa Đông xuân đã bị nhiễm sâu năn, nhất là các trà lúa ở giai đoạn làm đòng thì đơn vị đang tăng cường khuyến cáo người dân áp dụng biện pháp canh tác “ướt khô xen kẽ” kết hợp với bón phân cân đối nhằm tạo cho rễ lúa phát triển tốt, qua đây giúp cây lúa nuôi chồi hữu hiệu và có khả năng phát triển mới chồi nhánh phụ để bù lại chồi nhánh bị sâu năn tấn công; đặc biệt là hạn chế tối đa việc phun thuốc hóa học theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh.
Ông Lương Hữu Thanh, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Gia đình tôi có gần 1ha lúa bị nhiễm sâu năn ở giai đoạn trước trổ bông. Lúc đầu khi thấy dịch hại tấn công thì cũng lúng túng trong phòng trị, nhưng qua khuyến cáo và áp dụng các biện pháp phòng trị của cơ quan chuyên môn, hiện ruộng lúa của tôi đã trổ bông với số chồi hữu hiệu khá nhiều. Mặc dù việc giảm một phần năng suất vào thời điểm thu hoạch là khó tránh khỏi do chồi phụ bị nhiễm sâu năn không thể trổ bông; thế nhưng, với việc ruộng lúa đã phục hồi và trổ bông khá dày đặc như hiện nay là tín hiệu tích cực cho gia đình”.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Trước tình hình về dịch hại sâu năn trên lúa Đông xuân, đơn vị đề nghị Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại các địa phương trong tỉnh cần phối hợp cùng nông dân thường xuyên thăm đồng để kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trên lúa, đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật quản lý, phòng trừ sinh vật gây hại được kịp thời, hiệu quả; qua đây giúp bảo vệ cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao khi thu hoạch. Đặc biệt, ngành nông nghiệp các địa phương cần chủ động có giải pháp khuyến cáo người dân áp dụng tốt các biện pháp canh tác ngay từ đầu ở vụ lúa Hè thu sắp tới, bởi sâu năn có khả năng phát triển và gây hại từ vụ Đông xuân chuyển sang Hè thu.
HỮU PHƯỚC
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
18:37 03/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh cho biết, đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 70.000ha trong tổng số gần 73.767ha lúa Đông xuân 2024-2025 đã xuống giống, ước năng suất bình quân đạt 7,78 tấn/ha.
08:02 03/04/2025
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng với nền nhiệt độ cao đã ảnh hưởng đáng kể đến sức đề kháng và khả năng phát triển của đàn vật nuôi.
07:48 03/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa phê duyệt dự án Khu tái định cư ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, do UBND huyện Phụng Hiệp làm chủ đầu tư.
07:41 03/04/2025
(HG) - Đến thời điểm này, vụ lúa Hè thu năm 2025, nông dân huyện Phụng Hiệp đã xuống giống hơn 3.300ha, tập trung nhiều tại các xã Tân Bình, Thạnh Hòa.
07:23 01/04/2025
Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh vui mừng vì giá heo hơi tăng cao, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì giá bán con giống cũng ở mức cao và khan hiếm nguồn cung, trong khi nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn tiềm ẩn.
08:16 31/03/2025
Thực hiện theo khuyến cáo từ ngành nông nghiệp và môi trường (NN&MT), người dân huyện Châu Thành A đã tích cực xuống giống, chăm sóc vụ lúa Hè thu với nhiều kỳ vọng mới.
12:52 30/03/2025
Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức như tình trạng hạ thấp mực nước trên dòng chính, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất bờ sông... ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, đời sống của người dân. Việc chủ động đề ra các giải pháp thích ứng là một việc làm cấp bách.
06:44 28/03/2025
(HG) - Kết quả nổi bật trong thực hiện Nghị quyết số 08 ngày 10-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với giai cấp nông dân Hậu Giang giai đoạn 2017-2020 và những năm tiếp theo” là Hội Nông dân các cấp nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nông dân,
05:47 27/03/2025
Từ đầu năm đến nay, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phấn khởi vì heo bán được giá và có xu hướng tăng cao, nhờ đó mà người dân cũng yên tâm tái đàn.
09:03 04/04/2025
(HG) - Ngày 3-4, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm việc với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 17 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57.
09:02 04/04/2025
(HGO) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan xác định nguyên nhân lúa chết bất thường cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và có giải pháp khắc phục.
08:33 04/04/2025
(HG) - Đây là yêu cầu của ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tại Hội nghị giao ban công tác an ninh, nội chính và cải cách tư pháp quý I/2025, vào chiều ngày 3-4. Cùng dự hội nghị có ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
08:30 04/04/2025
(HG) - Sáng ngày 3-4, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đã họp Tổ công tác số 9 về đôn đốc, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.