Sạt lở ngày càng nghiêm trọng

Thứ Ba, ngày 09/04/2024 | 19:27

Thời gian gần đây, tình hình sạt lở đất bờ sông ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân.

Mức độ thiệt hại tăng mạnh

Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm của vùng Tây sông Hậu, có địa hình trũng thấp, lòng chảo, ảnh hưởng của 2 chế độ thủy triều là triều biển Đông (bán nhật triều) và triều biển Tây (nhật triều). Có hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, toàn tỉnh có 473,4km kênh cấp I; 1.323,8km kênh cấp II; 1.690,9km kênh cấp III. Vì vậy, tỉnh Hậu Giang là vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Liên tiếp trong những năm qua diễn biến của các loại hình thiên tai ngày càng phức tạp, đặc biệt tình hình sạt lở bờ sông, kênh diễn ra ngày càng khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống Nhân dân.

Tình hình sạt lở bờ sông ở tỉnh Hậu Giang trong giai đoạn 2010 đến nay là nghiêm trọng và có xu hướng gia tăng về số lượng điểm sạt lở, chiều dài sạt lở và diện tích mất đất. Số lượng điểm sạt lở, chiều dài sạt lở và diện tích mất đất đều tăng mạnh trong năm 2023 so với các năm trước, và đặc biệt là những tháng đầu năm 2024 mức độ sạt lở ngày càng nghiêm trọng hơn, cho thấy tình trạng sạt lở ngày càng khẩn cấp và cần được giải quyết.

Mới đây, vào chiều ngày 6-4, tại kênh Sáu Láo, khu vực 5, phường Hiệp Thành, thành phố Ngã Bảy, trên phần đất thuộc hộ ông Lê Văn Nhuận cũng đã xảy ra sạt lở; chiều dài sạt lở 25m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 4m; diện tích mất đất khoảng 100m2; sạt lở làm mất taluy ngoài lộ đất rộng 2m; ước thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Nguyên nhân sạt lở là do ảnh hưởng dòng chảy. Nhận được tin báo, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) thành phố Ngã Bảy đã xuống hiện trường phối hợp UBND phường Hiệp Thành điều động dân quân tự vệ, công an và các đoàn thể cùng với người dân tham gia khắc phục, dọn dẹp điểm sạt lở.

Trước đó, vào chiều 4-4, cũng xảy ra sạt lở đất tại kênh Cây Da, ấp Ba Ngàn A, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, trên phần đất thuộc hộ ông Đỗ Văn Hiền. Chiều dài đoạn sạt lở 44m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 5m, diện tích mất đất khoảng 220m2, làm mất taluy lộ giao thông nông thôn, ước thiệt hại 125 triệu đồng. Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thành phố Ngã Bảy, tình hình sạt lở đất gần đây ngày càng phức tạp hơn, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố đã xảy ra nhiều điểm sạt lở đất bờ sông ảnh hưởng tài sản, hư hại lộ giao thông nông thôn, dẫn đến việc đi lại cũng như khắc phục các điểm sạt lở cũng gặp nhiều khó khăn.

Còn vào ngày 2-4, trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ bà Bạch Thị Mót, ở kênh Mái Dầm, thuộc ấp Phú Lợi A, xã Phú Hữu. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 2m; diện tích mất đất khoảng 70m2; sạt lở làm mất taluy lộ giao thông nông thôn, ước thiệt hại 100 triệu đồng. Trước đó, vào giữa tháng 3 đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ bà Nguyễn Thị Lệ, ở kênh Mái Dầm, ấp Phú Lợi, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, chiều dài sạt lở 60m, sâu vào bờ nơi rộng nhất khoảng 5m; diện tích mất đất là 300m2. Sạt lở làm sụp một căn nhà cấp 4 xuống sông (khung cột, vách tường, mái tôn), ước thiệt hại 250 triệu đồng; nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy.

Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang đã xảy ra 13 điểm sạt lở đất bờ kênh, với tổng chiều dài 370m, diện tích mất đất hơn 1.700m2; ước thiệt hại 2,267 tỉ đồng. Trong khi cùng kỳ năm 2023 xảy ra 14 điểm sạt lở với chiều dài sạt lở 240m, diện tích mất đất 1.074m2, ước thiệt hại 371 triệu đồng. Như vậy, so với cùng kỳ năm rồi giảm 1 điểm sạt lở, chiều dài sạt lở tăng 130m, diện tích mất đất tăng 591,1m2, ước thiệt hại tăng 1,896 tỉ đồng.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Hậu Giang, cho biết: Do phát triển thượng nguồn sông Mekong, các nước đầu nguồn xây dựng đập thủy điện, hồ chứa nước làm giảm lượng phù sa về đồng bằng sông Cửu Long. Do nhu cầu phát triển, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phải khai thác lượng cát lớn cho các công trình. Đặc biệt, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm thay đổi dòng chảy trên các tuyến sông, kênh làm cho lưu tốc dòng chảy có xu hướng tăng lên; sụp lún cũng là nguyên nhân gây ra sạt lở. Bên cạnh đó, do việc xây dựng các tuyến đường cặp tuyến sông, kênh, nhất là các tuyến kênh đường trục chính làm mất ổn định máy sông, kênh. Lưu lượng tàu, thuyền qua lại nhiều hơn; đặc biệt tàu có tải trọng lớn tạo ra những đợt sóng lớn vỗ vào bờ tạo hàm ếch gây sạt lở. Cùng với đó, là do việc xây dựng nhà cặp sông, kênh không kiểm soát làm co hẹp dòng chảy trên sông, kênh gây ra hiện tượng tăng lưu tốc dòng chảy.

“Việc tìm ra giải pháp phòng, chống sạt lở với mục tiêu “phòng là chính” là vấn đề cấp thiết hiện nay của tỉnh. Vì theo số liệu thống kê qua các năm đều tăng về số điểm sạt lở, chiều dài và diện tích mất đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Như vậy, nếu có giải pháp tốt trong phòng chống sạt lở với kinh phí thấp, dễ thực hiện và được sự đồng thuận cao của người dân sẽ góp phần khắc phục có hiệu quả các điểm sạt lở nguy hiểm; phòng tránh các điểm có nguy cơ sạt lở cao đáp ứng yêu cầu thích nghi tốt biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai không xa”, ông Toàn cho hay.

Sạt lở ngày càng phức tạp ảnh hưởng lớn đến đời sống, thiệt hại tài sản của người dân.

Chủ động đề phòng

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Châu Thành cho biết, Châu Thành là huyện đầu nguồn của tỉnh Hậu Giang tiếp giáp với sông Hậu nên có hệ thống sông ngòi chằng chịt, toàn huyện có trên 298km kênh mương. Trong đó 5 tuyến kênh cấp I, 44 tuyến kênh cấp II, 41 tuyến kênh cấp III và rất nhiều tuyến kênh nội đồng và có hơn 600 con đập lớn nhỏ khác nhau. Do là huyện đầu nguồn có nhiều sông lớn, tình trạng sạt lở trên địa bàn huyện thường xuyên xảy ra ngày càng tăng về số điểm lẫn quy mô. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sạt lở bờ sông, nhưng một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn Châu Thành là do gần sông Hậu dòng chảy mạnh, chênh lệch giữa chân triều và đỉnh triều cao (chênh lệch giữa nước lớn và nước ròng cao), địa chất yếu... Trên địa bàn huyện có 27 tuyến kênh có nguy cơ sạt lở cao, hàng năm các điểm sạt lở đều nằm trong 27 tuyến kênh này. Nhiều nhất là tuyến kênh xáng Mái Dầm, đi qua 4 đơn vị thị trấn Mái Dầm, xã Phú Tân, Phú Hữu, Đông Phước. Tuyến kênh này là kênh chính nên nhiều tàu thuyền có trọng tải lớn qua lại. Theo thống kê, có trên 60% điểm sạt lở trên địa bàn huyện năm 2023 nằm ở tuyến kênh xáng Mái Dầm.

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Châu Thành cho biết, sau khi nhận được tin báo xảy ra sạt lở thì cử cán bộ phối hợp với UBND cấp xã, thị trấn chỉ đạo lực lượng xung kích cấp xã hỗ trợ người dân di dời tài sản và con người đến nơi an toàn, phát huy hiệu quả “phương châm bốn tại chỗ”. Đồng thời chủ động rà soát các điểm có nguy cơ sạt lở cao để có biện pháp khắc phục kịp thời. Trước mắt, huyện tập trung nguồn lực khắc phục những điểm sạt lở lớn, nghiêm trọng. Về lâu dài, vận động người dân di dời đê bao, nhà, vật kiến trúc vào trong, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở gây ra. Bên cạnh phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống sạt lở bờ sông cho các hộ dân sinh sống tại những tuyến kênh có nguy cơ sạt lở cao và cắm biển cảnh báo nguy cơ sạt lở tại các tuyến kênh có nguy cơ sạt lở cao, còn chỉ đạo các phòng, ban, ngành chủ đầu tư thực hiện những công trình nâng cấp đê bao sử dụng những biện pháp công trình hiệu quả tránh tình trạng lấy đất lòng kênh để nâng cấp đê bao, đập. Hàng năm, đều ban hành kế hoạch và thường xuyên tổ chức kiểm tra về trật tự xây dựng trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều trên địa bàn huyện, từ đó hạn chế được tình trạng xây dựng nhà ven sông, kênh rạch giảm tình trạng sạt lở. Tổ chức vận động người dân làm kè sinh thái gia cố bờ kênh bằng những vật liệu sẵn có tại địa phương.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, cho rằng: Thời gian qua, Chi cục Thủy lợi đã triển khai 3 mô hình kè sinh thái điển hình tại các tuyến sông, kênh có biên độ triều cao trên địa bàn huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, với tổng chiều dài 380m, tổng kinh phí 350 triệu đồng do người dân đóng góp. Mô hình kè sinh thái sử dụng cây tràm làm vật liệu chính, có nhiều lợi ích như chống sạt lở, bảo vệ đường giao thông và môi trường nước, tăng thu nhập cho người dân từ cây trồng, ổn định dân cư và thị trường vật tư xây dựng, tạo điều kiện cho việc nạo vét lòng kênh. Đây là giải pháp phù hợp cho tỉnh Hậu Giang và ĐBSCL vì có kinh phí thấp, tính xã hội hóa và hiệu quả cao. Thông qua Chiến dịch giao thông nông thôn - thủy lợi và bảo vệ môi trường nông thôn hàng năm, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 320km kè sinh thái và đã phát huy được hiệu quả tích cực. Đặc biệt, qua triển khai thí điểm, mô hình kè sinh thái chống sạt lở cho thấy rất hiệu quả ở khu vực có chênh lệch triều thấp. Máy bờ sau khi áp dụng mô hình rất ổn định và có hiện tượng bồi lắng máy bờ. Trường hợp mô hình áp dụng nơi có chênh lệch vùng triều cao, mô hình có tác dụng hạn chế sạt lở...

Bài, ảnh: HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

14:58 24/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Tập trung tổ chức tốt đại hội chi bộ

14:56 24/11/2024

Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Khai trương nhà máy chiếu xạ nông sản 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm

14:52 24/11/2024

(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

14:51 24/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.