Thứ Hai, ngày 16/06/2025 | 06:51
Sầu riêng.mp3
Sầu riêng đang mang về nguồn thu nhập lớn cho nông dân ĐBSCL. Thế nhưng, loại trái cây đặc sản này có nguy cơ trở thành “sầu chung” khi phát triển diện tích một cách ồ ạt, thiếu liên kết và kiểm soát chất lượng. Để giữ vững thị trường, ngành hàng này cần một chiến lược bài bản và tầm nhìn dài hạn.
Sầu riêng Việt Nam hiện có mặt hơn 20 thị trường trên thế giới.
Chú trọng kỹ thuật
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong vòng chưa đầy 10 năm (từ năm 2015-2024), diện tích sầu riêng nước ta đã tăng gấp 6 lần, đạt gần 180.000ha; sản lượng vượt mốc 1,5 triệu tấn. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng vượt mốc 3 tỉ USD, lập kỷ lục mới, góp phần quan trọng vào tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản và xuất khẩu. Thành quả này mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã canh tác sầu riêng.
Tại huyện Phụng Hiệp, nhận thấy trồng lúa kém hiệu quả nên ông Võ Văn Em (hay còn gọi là ông Chín Em) đã mạnh dạn chuyển đổi hàng chục héc-ta đất lúa của gia đình sang trồng sầu riêng và mít Thái. Thời điểm ấy, nhiều người cho rằng, lão nông này khá mạo hiểm khi phải bắt đầu lại từ con số không. Thế nhưng, chỉ sau vài năm, thực tế đã chứng minh quyết định của ông hoàn toàn chính xác. Hiện, gia đình ông Chín Em sở hữu 46ha đất vườn với 10.000 gốc sầu riêng, trong đó gần 2.000 gốc đang cho trái, doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm. Ông Chín Em cho hay: “Tôi trồng sầu riêng theo hướng hữu cơ. Nuôi dê ủ phân để rải cho vườn. Phân dê xử lý trong chuồng làm phân bón, tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cao. Cái này tôi tự đi tìm tòi, học hỏi chứ không có qua trường lớp nào hết”.
Theo ông Chín Em, để sầu riêng bán được giá, bí quyết của ông là xử lý cho vườn ra hoa nghịch vụ. Thời điểm tháng 3-2025, sầu riêng Monthong của ông bán xô được 113.000 đồng/kg còn Ri6 xô là 70.000 đồng/kg. Theo ông Chín Em, trồng sầu riêng đã khó, trồng sầu riêng trái vụ còn khó hơn nhiều. Năng suất thường thấp hơn chính vụ từ 10-15%, chi phí đầu tư cũng cao hơn nhưng bù lại giá bán cao gấp 2-3 lần. Tuy nhiên, để làm được điều này, người trồng phải có kinh nghiệm dày dặn, đặc biệt là chăm sóc để cây không bị mất sức, cho trái ổn định và chất lượng.
Cũng chọn cây sầu riêng để phát triển kinh tế, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, hiện sở hữu trên 1.000 gốc sầu riêng Ri6 và Monthong với tổng diện tích 5,5ha, tất cả đang cho trái. Sầu riêng được ông Sáu trồng theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Nhờ vậy, giá bán sầu riêng của ông lúc nào cũng cao hơn giá thị trường. Chưa dừng lại ở đó, mô hình của ông Sáu còn truyền cảm hứng cho những nông dân trong vùng, họ đến nhà ông học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng cho vườn của mình. Từ những điều được ông Sáu chia sẻ, nhiều nông dân đã vươn lên khá giàu nhờ trồng sầu riêng.
Ông Lê Văn Sáu luôn tìm tòi, thử nghiệm kỹ thuật và giống mới để phát triển vườn sầu riêng.
“Ở đây, tôi giúp cho bà con cũng nhiều lắm. Mấy xã khác thấy mô hình trồng sầu riêng của hợp tác xã đã nhân rộng ra. Phải nói hết sức là quý báu, bà con học hỏi theo đó để làm giàu”, ông Sáu cho hay.
Nhớ lại cách đây hơn 30 năm, ông Sáu cho hay, việc trồng sầu riêng hiện dễ dàng và bài bản hơn rất nhiều. Nếu như trước kia, nông dân chủ yếu làm theo kinh nghiệm, thiếu sự hướng dẫn khoa học. Còn hiện nay, hầu hết các đại lý phân bón đều có kỹ sư nông nghiệp trực tiếp tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp vật tư đầu vào. Nhờ vậy, những vườn sầu riêng đã cho trái thường đạt năng suất cao. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn của tỉnh cũng quan tâm đưa các kỹ sư về tận vườn lớn để tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Ông Sáu cho rằng, với điều kiện như hiện nay, nếu nông dân chịu khó học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật, trồng sầu riêng hoàn toàn có thể mang lại thành công.
“Mình trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu, Nhà nước quan tâm đưa nhà khoa học xuống tập huấn, thành ra bà con nào trồng sầu riêng, chịu đi học hỏi thì thành đạt hết. Bây giờ phải làm sao cho sạch, cơm phải cho ngon thì mới cạnh tranh được”, ông Sáu chia sẻ.
Còn tại huyện Châu Thành A, Công ty TNHH MTV TM-DV Xuất nhập khẩu nông sản Trường Lộc mỗi tháng cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu từ 250-300 tấn sầu riêng tùy vào đơn hàng và vụ mùa. Do thời điểm hiện tại, sầu riêng đang vào vụ thu hoạch rộ ở nhiều địa phương trong nước nên cung vượt cầu, kéo theo giá thu mua tại vườn giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Trần Duy Trường, Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV Xuất nhập khẩu nông sản Trường Lộc, cho biết: “Giá hiện nay thu mua trong vườn đối với sầu riêng Ri6 từ 27.000-32.000 đồng/kg mua xô; sầu riêng Monthong từ 45.000-60.000 đồng/kg, tùy mẫu. Mức giá này thấp nhất đối với Ri6 so với thời điểm năm trước. Còn sầu riêng Thái (Monthong) vẫn có giá tốt. Vấn đề sầu riêng nhiễm Cadimi thường từ đất và phân bón hoặc do nguồn nước nhiễm Cadimi. Sầu riêng xuất khẩu kiểm tra rất gắt gao, đi chính ngạch test bên đây xong qua nước bạn, đối tác sẽ test tiếp”.
Xây dựng chuỗi giá trị
Theo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, Hậu Giang có 3.854ha sầu riêng, trong đó nhiều nhất là tại huyện Phụng Hiệp. Hiện có 1.380ha đang cho trái, ước năng suất trung bình 15 tấn/ha. Sầu riêng Ri6 chiếm khoảng 84%, Monthong chiếm 12% còn lại là các giống khác. Toàn tỉnh hiện có 7 mã số vùng trồng sầu riêng còn hoạt động với diện tích gần 170ha, giảm 4 mã số vùng trồng do bị thu hồi. Tổng số hộ tham gia là 113 hộ, sản lượng hàng năm hơn 3.900 tấn. Ngành chức năng trong tỉnh đã và đang đẩy mạnh công tác lấy mẫu giám sát mã số vùng trồng, vùng nguyên liệu sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong đó có vùng trồng sầu riêng, nhằm tăng cường đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm cho nông sản.
Ông Bạch Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Sầu riêng là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, không phải nơi nào và ai cũng trồng được. Do đó, nông dân cần thận trọng khi trồng sầu riêng.
“Thứ nhất là vùng đất trồng sầu riêng là phải cao ráo. Thứ hai đất phải tốt, không bị phèn. Thứ ba là người trồng sầu riêng phải có kinh tế. Đặc biệt là phải có kỹ thuật. Về mặt này, ngành chức năng sẽ hỗ trợ, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con. Về mã số vùng trồng, bà con phải tuân thủ theo những yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước bạn đã đề ra. Những chất bên phía nhập khẩu cấm thì tuyệt đối không được sử dụng. Ngoài ra, quy trình sản xuất nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Quan trọng là liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra ổn định”, ông Bạch Văn Sơn nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, chất lượng sầu riêng được xem là yếu tố quan trọng nhất để xuất khẩu, do đó cần quan tâm hoàn thiện kỹ thuật canh tác cho từng vùng. Phải xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác ở từng nơi, kèm theo năng lực, kiến thức của người nông dân thì mới có thể sản xuất ra được những trái sầu riêng chất lượng. Bên cạnh đó, các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị từ người nông dân tới Nhà nước, doanh nghiệp phải có ý thức quan tâm xây dựng thương hiệu sầu riêng của địa phương mình thì mới có thể phát triển bền vững.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Ðỗ Ðức Duy cho rằng nếu không kịp thời có những giải pháp quản lý căn cơ, bài bản, đồng bộ, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vòng xoáy tiêu cực: Dư thừa sản lượng, giá sụt giảm, mất thị trường và nghiêm trọng hơn là suy giảm niềm tin của khách hàng và uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành trái cây xuất khẩu…
Sầu riêng đang mang lại lợi nhuận cao nhưng nếu chỉ nhìn vào giá trước mắt mà chạy theo phong trào, canh tác tự phát, bỏ qua kỹ thuật, quy chuẩn và liên kết chuỗi thì cái giá phải trả trong tương lai là hoàn toàn được dự báo trước.
Có thể thấy, ngành sầu riêng hiện nay không còn chỗ cho tư duy “đánh nhanh thắng nhanh” hay kiểu làm “ăn xổi ở thì”. Đây là thời điểm của những người đủ tầm nhìn, am hiểu kỹ thuật và sẵn sàng đồng hành lâu dài với tư duy nông nghiệp chuyên nghiệp và có trách nhiệm. Chỉ khi toàn bộ chuỗi từ người trồng, doanh nghiệp đến cơ quan quản lý cùng cam kết phát triển theo hướng bài bản, bền vững và đặt chất lượng lên hàng đầu, trái sầu riêng Việt Nam mới có thể khẳng định được vị thế và trụ vững lâu dài trên thị trường quốc tế.
MỘNG TOÀN
11:18 27/06/2025
(HGO) - Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu Giang vừa đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương tuyệt đối không để xảy ra gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai trong quá trình sáp nhập cấp tỉnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn; xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, nếu để xảy ra sai phạm trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
05:42 27/06/2025
Trong những năm qua, hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Long Mỹ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho nông dân.
05:39 27/06/2025
Với lợi thế về đất đai và khí hậu, huyện Châu Thành đang tập trung phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái gắn với chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ. Đây là hướng đi bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho người dân địa phương.
08:29 26/06/2025
Với định hướng phát triển sản phẩm OCOP không chỉ về số lượng mà còn về chiều sâu giá trị, Hậu Giang đang từng bước khai thác bản sắc vùng miền như một lợi thế cạnh tranh.
09:48 25/06/2025
(HG) - Để vụ lúa Thu đông 2025 sản xuất đạt hiệu quả ngay từ đầu vụ, ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các quy trình canh tác.
05:55 25/06/2025
(HG) - Nhiều người hành nghề dùng máy đi thu gom rơm rạ trên đồng rồi đóng thành cuộn để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu cho biết, giá thuê gia công mỗi cuộn rơm trong vụ lúa Hè thu này đang dao động từ 11.000-12.000 đồng/cuộn, tăng từ 2.000-3.000 đồng/cuộn so với vụ lúa Đông xuân vừa qua.
06:26 24/06/2025
Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện mưa dầm kèm theo gió mạnh đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu hoạch lúa Hè thu và nhiều diện tích lúa Thu đông của nông dân vừa gieo sạ.
06:24 24/06/2025
(HG) - Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, sau gần 2 năm thực hiện Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu
05:43 23/06/2025
Trong những tháng đầu năm, huyện Châu Thành đạt nhiều kết quả nổi trội về kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tạo nên thành tích chung của tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng sạt lở trên địa bàn diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi địa phương cần những giải pháp cụ thể hơn cho vấn đề này.
07:11 22/06/2025
Nhờ sự linh hoạt trong sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, mô hình canh tác “thuận thiên” tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, không chỉ giúp người dân tránh được rủi ro mùa vụ mà còn nâng cao thu nhập.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...