Tận dụng phế phẩm rơm rạ: Giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế

Thứ Tư, ngày 19/02/2025 | 07:47

 

tan dung phe pham rom ra.MP3

 

Từ chỗ bị đốt bỏ sau mỗi vụ thu hoạch thì nay rơm đã trở thành nguồn thu mới giúp nông dân có thêm thu nhập. Sự thay đổi này không chỉ giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Việc thu mua rơm cuộn cũng tạo nhiều việc làm cho lao động thời vụ.

Không còn là chất đốt

Theo tính toán của ngành chức năng, 1ha lúa trúng mùa thu về 6 tấn lúa thì số rơm thải ra cũng tương đương. Nhân lên với hàng chục ngàn héc-ta ở trong tỉnh thì số lượng rơm thải ra sau mỗi vụ mùa không hề nhỏ. Anh Trần Việt Khải, ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, cho hay: “Nhà có hơn 2 công ruộng, rơm nhiều lắm. Rơm không tốt thì mình đốt cho sạch rạ. Ruộng ít nên bán cũng không có bao nhiêu tiền. Mấy ruộng gần đây người ta bán rơm nhiều lắm”.

Nếu anh Khải chọn cách làm cũ vừa tốn công lại gây ô nhiễm môi trường thì hiện nay nhiều nông dân chọn giải pháp nhẹ công mà lại có thêm thu nhập. Thời điểm này, trên những cánh đồng vừa thu hoạch lúa Đông xuân 2024-2025 của tỉnh, việc cuộn rơm, mua bán rơm rất nhộn nhịp. Những chiếc máy cuộn, xe máy chở rơm len lỏi trên các cánh đồng tạo nên không khí sôi động. Anh Trịnh Văn Sĩ, một chủ ruộng ở xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, chia sẻ: “Rơm bán là 50.000 đồng/công. Ruộng mình đây, người ta lại hốt, cuộn rơm. Chủ ruộng không phải làm gì cả. Đốt rơm tốn công mà ô nhiễm nữa”.

Rơm được bó thành từng cuộn từ 18-20kg. Rơm cuộn ra đến đâu được các lao động chất lên xe máy để chuyển ra kho đến đó. Mỗi xe sẽ chở từ 5-7 cuộn rơm, tùy đồng gần hay xa. Công việc tuy vất vả nhưng bù lại người lao động có thu nhập khoảng 700.000 đồng/ngày trở lên. Vừa chất rơm lên xe, anh Ngô Khoái, ngụ thị xã Long Mỹ vừa bộc bạch: “Tôi mua rơm là 50.000 đồng/công. Ruộng nào trúng thì được 14-15 cuộn/công, thất thì 10 cuộn trở lại. Bây giờ, người ta sạ máy nên rơm ít hơn sạ tay. Rơm này mua về chất nấm và cho bò ăn”.

Việc bán rơm cuộn vừa giúp các chủ ruộng có nguồn thu hoạch vừa tạo việc làm cho các lao động thời vụ theo nghề cuộn rơm. Họ thường làm theo đội từ khâu thu hoạch lúa, đến thu gom rơm và phát gốc rạ, tất cả được thực hiện bằng máy. Một đội khoảng 40 thành viên. Công việc tuy vất vả nhưng tạo được thu nhập khá. Anh Nguyễn Trường Giang, ngụ tỉnh Trà Vinh, cho biết: “Nếu làm hết công suất thì từ 10 giờ sáng đến khoảng 18 giờ, hết đồng này sang đồng khác, liên tục khắp các tỉnh miền Tây. Có rơm thì chở được một ngày cũng 800-900 cuộn, tùy ngày. Một chuyến xe chở 5-7 cuộn, tùy gần hay xa”, anh Giang bày tỏ.

Do nhu cầu tiêu thụ tăng nên rơm rất hút hàng vào mỗi vụ thu hoạch lúa với mỗi cuộn được bán ra khoảng 13.000 đồng, thậm chí cao hơn. Bình quân mỗi héc-ta lúa thu hoạch xong còn thu thêm từ 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/ha, giảm bớt được chi phí vệ sinh đồng ruộng. Việc nông dân tận dụng phụ phẩm sau thu hoạch là rơm, hạn chế đốt rơm trên đồng, mang hết rơm rạ thừa sau thu hoạch ra khỏi ruộng để làm sạch đất, đặc biệt là còn cắt được mầm bệnh của vụ trước lây lan cho vụ sau.

Bán rơm cuộn giúp nông dân có thêm thu nhập sau mỗi vụ thu hoạch.

Tiềm năng kinh tế mới

“Rơm là nguồn nguyên liệu quý, hái ra tiền nếu sử dụng đúng”, là đánh giá của bà Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong, huyện Phụng Hiệp. Tại đơn vị, bà Hằng thu mua rơm của nông dân và tiến hành trồng nấm trong nhà từ năm 2021.

“Xưa nay, xong vụ bà con hay đốt rơm ảnh hưởng tới môi trường rất nhiều. Thay vì dùng rơm đem đi ủ chất nấm sau đó mình lấy giá thể đó nuôi trùn quế luôn. Sau khi thu hoạch nấm, tôi mang ra ủ cho oai mục nuôi trùn quế còn rơm cuộn cho bò ăn. Nói chung làm như vậy thì sẽ có lợi cho nông dân, người ta được nguồn thu từ rơm thay vì phải đốt bỏ”, bà Hằng chia sẻ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, rơm rạ là nguồn chất hữu cơ khổng lồ, chiếm đến 50% trọng lượng của cây lúa. Trung bình, mỗi hec-ta trồng lúa có từ 10-12 tấn rơm rạ. Rơm rạ nói riêng và phế phụ phẩm trong quá trình trồng lúa có giá trị rất lớn. Bằng việc áp dụng khoa học công nghệ, người dân có thể chế biến thành phân bón hữu cơ, trồng nấm, sử dụng làm thức ăn gia súc, hoặc xa hơn là trở thành nguyên liệu cho các lò đốt công nghiệp.

Tuy nhiên, việc thu gom khối lượng rơm rạ như ước tính kể trên là điều không đơn giản. Theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng lâu nay người dân tại ĐBSCL có thói quen vùi rơm rạ dưới ruộng sau khi thu hoạch, điều này sẽ sản sinh ra nhiều độc chất trong đất như khí metan, axit hữu cơ hại rễ lúa, suy thoái đất. Hiện giờ mình đang giảm phát thải khí nhà kính. Do vậy, canh tác lúa thì bà con phải tìm giải pháp khác. Tuy nhiên, để khai thác tốt giá trị của rơm cần phải chuẩn bị cơ giới hóa.

“Đốt rơm thì tôi gọi là đốt tiền. Cách gom rơm rạ ủ thành phân hữu cơ trả lại cho ruộng lúa, nó sẽ rất là tốt. Muốn làm được phải có lao động, cơ giới hóa để gom rơm, chở về một góc ruộng. Làm sao cho nó phân hủy ngay trên đồng ruộng để trả dinh dưỡng cho đất, đồng thời không gây ra ngộ độc hữu cơ”, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ cho hay.

Việc chuyển từ thói quen đốt rơm sang cuộn và bán rơm đã giúp nông dân có thêm thu nhập, tạo ra cơ hội việc làm cho lao động thời vụ. Ngoài ra, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc chế biến rơm thành phân bón hữu cơ, trồng nấm hay làm thức ăn gia súc đã mở ra tiềm năng kinh tế lớn. Đây là một giải pháp bền vững, giúp bảo vệ môi trường, tăng năng suất và mang lại giá trị lâu dài cho bà con nông dân.

MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Vườn chim nông nghiệp Mùa Xuân đang có nhiều loài nằm trong danh mục quý, hiếm cần được bảo vệ

05:32 08/05/2025

(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc

Hạng mục cống kênh 9 Lưỡng phù hợp với thỏa thuận phương án và không làm ảnh hưởng lưu thông

05:31 08/05/2025

(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.

Nồng độ mặn tăng cao bất thường, có nơi lên tới 9,5‰

05:16 08/05/2025

(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.

Tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

18:42 07/05/2025

(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Huyện Châu Thành xảy ra 2 vụ sạt lở đất thiệt hại hơn 330 triệu đồng

18:41 07/05/2025

(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, chủ rừng không thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

07:32 06/05/2025

(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.

Nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh

07:31 06/05/2025

(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.

Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

07:28 06/05/2025

Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Trụ cột chiến lược của ngành nông nghiệp

09:49 05/05/2025

Sau 7 năm triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 6/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khóa XIII, Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Khu NNƯDCNC) đã và đang khẳng định vai trò là động lực phát triển nông nghiệp hiện đại của tỉnh.

Công nhận thêm 3 xã nông thôn mới nâng cao

08:29 05/05/2025

(HG) - Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận thêm 3 xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, gồm: xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy; xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh và xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động của đảng ủy xã, phường sau khi thành lập

14:12 09/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 9-5, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,

Lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh vững vàng trên mặt trận bảo vệ nội bộ Đảng

08:33 09/05/2025

(HG) - Kỷ niệm 67 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2025), lực lượng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hậu Giang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, lập nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước,

Sửa Hiến pháp để tạo nền tảng cho bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu quả là chủ trương hợp lòng dân

08:32 09/05/2025

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội vừa tổ chức thảo luận tại tổ về: Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013;

Du lịch thông minh nhờ ứng dụng AI, công nghệ

08:31 09/05/2025

Mô hình “Ứng dụng Hệ thống du lịch thông minh vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; hướng dẫn người dùng quản lý,