Tăng cường bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

Thứ Năm, ngày 14/10/2021 | 07:29

Tình trạng khai thác thủy sản trái phép bằng xung điện, các loại nghề, ngư cụ cấm; vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải từ các nhà máy, sản xuất nông nghiệp và tác động của biến đổi khí hậu,... làm nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng suy giảm, một số loài thủy sản có nguy cơ cạn kiệt.

Theo kết quả đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển” của Ths. Lê Kim Ngọc và ctv: nguồn lợi thủy sản của tỉnh Hậu Giang những năm gần đây suy giảm đáng kể, một số loài thủy sản như: cá trà sóc, cá sửu, cá duồng bay… ít bắt gặp được so với trước đây.

Ngày 08 tháng 3 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản có quy định chi tiết về danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân làm 2 nhóm: nhóm I (126 loài) và nhóm II (60 loài). Theo ghi nhận thì tỉnh Hậu Giang hiện có một số loài thủy sản nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như: cá trê trắng thuộc nhóm I; cá còm, cá duồng bay, cá ét mọi, cá he đỏ, cá trà sóc, cá trèn,… thuộc nhóm II.

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP cũng quy định các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, chỉ được khai thác vì một trong các mục đích như: bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế. Ngoài ra, đối với các loài thuộc danh mục nhóm II được phép khai thác khi đáp ứng điều kiện quy định về: thời gian cấm khai thác trong năm và kích thước tối thiểu được phép khai thác.

Một số loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm II và các quy định về điều kiện khai thác (trích Phần II, Phụ lục II, Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

Theo quy định trên, người dân không được phép khai thác các loài thủy sản như cá trê trắng (nhóm I); hoặc người dân chỉ được phép khai thác cá ét mọi (nhóm II) trong thời gian từ ngày 01-10 đến hết ngày 30-4 năm sau với kích thước khai thác phải từ 20cm trở lên. Quy định là vậy, song trên thực tế, nhiều loài nằm trong danh mục nguy cấp, quý, hiếm như cá trê trắng, cá ét mọi… vẫn đang bị đánh bắt ở mọi kích cỡ và bán tràn lan, quanh năm trên thị trường. Thậm chí, các loại thủy sản này còn trở thành món ăn cao cấp, được nhiều thực khách săn đón tại các nhà hàng, quán ăn.

Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác trái phép, thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

Cùng với Nghị định 26/2019/NĐ-CP, Nghị định 42/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã đưa ra chế tài khá nghiêm khắc đối với các hành vi khai thác trái phép thủy sản thuộc danh mục nguy cấp, quý, hiếm (Trích Điều 8, Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019), cụ thể:

Hành vi khai thác trái phép loài thủy sản không đảm bảo điều kiện theo quy định thuộc nhóm II của danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau: 

Hành vi khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Nhóm I của Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:

Ngoài ra, tùy vào cấp độ bảo vệ của từng loài; giá trị và khối lượng của tang vật vi phạm, người có hành vi thu gom, mua bán, lưu giữ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển thủy sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 100 triệu đồng theo Điều 41 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù theo Điều 234, Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

Tăng cường công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, phát thanh, tờ gấp,... Đối tượng tuyên truyền tập trung là các hộ dân khai thác thủy sản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, nhất là nghiên cứu hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo, chuyển giao công nghệ sản xuất giống và quy trình nuôi một số loài thủy sản bản địa có giá trị kinh tế và khoa học đang bị suy giảm như: cá dày, cá hô, cá ét mọi, cá sửu... Triển khai thực hiện quy trình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc các tiêu chuẩn tương đương, công nghệ mới về xử lý môi trường, chẩn đoán, phòng trừ dịch bệnh cho các đối tượng thủy sản nuôi, công nghệ bảo quản sau thu hoạch... để giảm thiểu các biến đổi về môi trường và khí hậu.

Tổ chức thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản với sự tham gia của người dân, tập trung chủ yếu vào các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhằm từng bước tái tạo và phát triển lại quần đàn các loài thủy sản, nhất là các loài có nguy cơ, loài thủy sản quý, hiếm.

Nhìn chung, để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng khai thác, buôn bán trái phép các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, cần có sự chung tay vào cuộc sâu rộng của chính quyền địa phương các cấp, các cơ sở kinh doanh và cộng đồng ngư dân, đặc biệt là trong việc không khai thác trái phép, sử dụng các cá thể, sản phẩm, bộ phận cơ thể các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm không rõ nguồn gốc.

Năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đã phát 6.000 tờ gấp tuyên truyền; tổ chức 9 cuộc tập huấn, 26 cuộc hội nghị tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm cho cán bộ cấp xã, phường, thị trấn và người dân.

 

CHI CỤC CHĂN NUÔI, THÚ Y - THỦY SẢN TỈNH HẬU GIANG

Viết bình luận mới

Xem thêm

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thẩm tra thống nhất 6/7 tờ trình, dự thảo nghị quyết lĩnh vực văn hóa - xã hội trình tại Kỳ họp HĐND thứ 23

18:42 27/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.

Thẩm tra 20 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND cuối năm

18:27 27/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.

Trao quyết định về công tác cán bộ

17:54 27/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.