Thứ Ba, ngày 27/12/2022 | 07:38
Cận Tết Nguyên đán nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm sẽ tăng. Chính vì vậy, người chăn nuôi đã sớm chủ động nguồn cung phục vụ thị trường đợt cao điểm.
Người chăn nuôi chuẩn bị nguồn cung gia súc, gia cầm phục vụ đợt cao điểm tết.
Chăn nuôi nông hộ không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội, mà còn tạo công ăn việc làm, giúp tăng thu nhập thêm cho người dân khu vực nông thôn. Ở Hậu Giang, chăn nuôi nông hộ chiếm số lượng khá lớn. Thông thường, dự đoán nhu cầu tiêu thụ thực phẩm trước và trong đợt Tết Nguyên đán sẽ tăng cao, người chăn nuôi đã chủ động chọn thời điểm khoảng tháng 8, tháng 9 để gây nuôi, tái đàn gia súc, gia cầm bán tết, mong thu về lợi nhuận cao. Điều này góp phần cung ứng một lượng thực phẩm lớn ra thị trường tết.
Chị Nguyễn Thị Nguyên, ở phường III, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Như thông lệ, gia đình vẫn chuẩn bị liên tục và đầy đủ nguồn cung trứng gia cầm vào 2 tháng cuối năm, bởi mặt hàng này thường hút hàng sớm do nhu cầu làm nguyên liệu chế biến các loại bánh phục vụ tết. Cao điểm tiêu thụ là từ 20 tháng 12 âm lịch”.
Ông Trần Văn Tèo, ở ấp Thạnh Đông, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, cho biết thêm: “Trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng những ngày này rất quan trọng, nguồn thức ăn cho vịt phải đầy đủ mới đảm bảo lượng trứng như mong đợi. Thông thường vào giữa tháng Chạp, những tiểu thương bán lẻ trứng ở ngoài chợ gọi đặt hàng chỗ tôi với số lượng tăng gấp đôi, gấp ba lần ngày thường, giá trứng cũng tăng hơn. Lúc này mình phải chăm đàn kỹ, thức ăn đầy đủ để vịt đẻ sai”.
Ngoài trứng gia cầm, các loại thịt gia cầm là mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ cao vào dịp Tết Nguyên đán. Nắm bắt nhu cầu này, bà Nguyễn Thị Phương, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, cũng chủ động gây nuôi đàn gà nòi hơn 200 con để bán tết. Bà Phương cho biết, những tháng cuối năm, việc nuôi gà sẽ gặp nhiều rủi ro do ảnh hưởng bởi thời tiết giao mùa. Do vậy, bà đã sớm làm kín chuồng trại để bảo vệ đàn tránh thất thoát trong lúc này.
Nhìn chung, năm nay việc tái đàn đón tết của bà con khá thuận lợi, đàn heo khôi phục và phát triển ổn định, ít xuất hiện dịch bệnh. Vào dịp Tết cổ truyền, thịt heo là mặt hàng thực phẩm có sức hút mạnh nhất. Nắm bắt nhu cầu này, cứ “đến hẹn lại lên” người chăn nuôi đón thời điểm xuất bán để mong được giá cao.
Tuy nhiên, nuôi heo bán vào dịp tết phải trải qua giai đoạn chuyển mùa. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát sinh. Theo kinh nghiệm chăn nuôi của chị Đặng Thị Cẩm Hường, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, người nuôi heo nên chủ động phòng tránh dịch bệnh trong thời gian này bằng cách tiêm phòng cho vật nuôi, vệ sinh phòng bệnh đúng cách. Những ngày chuyển mùa, thay đổi thời tiết, mình phải thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi. Có như vậy mới chủ động quản lý dịch bệnh trên heo được hiệu quả.
Về nguồn cung heo hơi cho thị trường tết năm nay được đánh giá là khá dồi dào. Nhưng trong khi chi phí đầu vào tăng thì giá heo hơi vẫn giữ mức thấp. Do vậy, ngay từ thời điểm tái đàn, tăng đàn đón tết, người chăn nuôi cũng cân nhắc, chọn lọc chuẩn bị đàn ở mức độ phù hợp.
Theo tiểu thương Lê Thị Bé Hai, bán thịt heo ở chợ Nàng Mau, huyện Vị Thủy, giá heo hơi lúc này chỉ dao động từ 51.000-53.000 đồng/kg. Để chuẩn bị nguồn cung cho đợt tết, chị sớm tìm mua và đặt cọc heo hơi, sau đó bán dần, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở các quầy kệ, nhất là thời điểm từ 27 đến 30 tết. Năm nay, thấy nguồn cung heo hơi khá dồi dào, giá bán heo thịt tính đến thời điểm này cũng khá thấp, phù hợp túi tiền người tiêu dùng.
Như vậy, để chuẩn bị cho thị trường thịt gia súc, gia cầm phục vụ Tết cổ truyền, người chăn nuôi và cả những tiểu thương đã chủ động đảm bảo nguồn hàng đủ cung ứng. Ông Trịnh Hùng Cường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh, đánh giá nguồn cung các sản phẩm trứng, thịt gia súc, gia cầm khá dồi dào. Riêng nguồn cung heo hơi phục vụ tết dự đoán tăng khoảng 10-15% so với tết năm trước. Tình hình chăn nuôi những tháng cuối năm có nhiều thuận lợi, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm. Tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi khá cao, dẫn đến chi phí đầu vào của người chăn nuôi cao, lợi nhuận chưa như mong đợi.
Bài, ảnh: KỲ ANH
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
09:57 26/11/2024
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.
09:55 26/11/2024
(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.
09:48 26/11/2024
(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.
09:45 26/11/2024
(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,