Thứ Sáu, ngày 08/07/2022 | 07:14
Năng suất lúa đạt thấp, trong khi chi phí đầu tư cao nên nông dân đã và đang thu hoạch lúa Hè thu trên địa bàn tỉnh kém vui khi bán lúa xong.
Vào thời điểm này, nông dân tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh tất bật thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu. Theo thống kê nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện bà con đã cắt xong được hơn 15.000ha trong tổng số gần 76.400ha lúa Hè thu đã xuống giống. Hiện diện tích đã và đang thu hoạch rộ tập trung ở huyện Châu Thành A, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh. Tuy đang cắt lúa nhưng hầu hết tâm trạng của bà con đều kém vui.
Nông dân Hậu Giang đang thu hoạch lúa Hè thu trong tâm trạng kém vui vì chi phí cao, năng suất giảm.
Năng suất và giá bán giảm
Vừa thu hoạch xong gần 2ha lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình, ông Lâm Thanh Truyền, ở ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, cho hay: “Năng suất lúa vụ này chỉ đạt khoảng 600kg/công (công 1.300m2), giảm hơn 200kg/công so với cùng kỳ. Không riêng gì gia đình tôi mà hầu hết bà con ở cánh đồng này đều có lúa đạt năng suất khá thấp khi dao động phổ biến từ 500-600kg/công, thậm chí có hộ chỉ đạt 400kg/công. Không chỉ năng suất thấp mà giá bán cũng chịu cảnh tương tự khi thương lái đang cân lúa tươi của nông dân tại ruộng ở mức 5.800 đồng/kg (giống OM 18), giảm 200 đồng/kg so với cùng kỳ”.
Ngoài cánh đồng tại ấp Trường Hiệp, xã Trường Long A thì qua ghi nhận tại nhiều cánh đồng lúa khác đang vào vụ thu hoạch, hiện bà con cũng chịu chung nỗi buồn về năng suất lúa đạt thấp. Đứng trên bờ mẫu xem máy cắt thu hoạch 5 công lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình, ông Danh Tiến, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thông tin: “Thấy trà lúa cũng được lắm nhưng do bị hạt lép nhiều nên khi thu hoạch xong không được bao nhiêu bao lúa. Với 5 công đất mà thu hoạch chỉ hơn 60 bao lúa thì tính bình quân mỗi công chỉ đạt khoảng 600kg, thấp hơn 150kg/công so với cùng kỳ. Tuy nhiên, năng suất lúa của tôi như vầy là còn đỡ, chứ có hộ chỉ đạt 400-500kg/công”.
Theo nhận định của nông dân thì một số nguyên nhân làm cho năng suất lúa giảm là do thời tiết nắng nóng, khô hạn xảy ra vào đầu vụ sản xuất nên cây lúa kém phát triển; đặc biệt, vào giai đoạn lúa chín hơn nửa bông thì xuất hiện dịch hại bọ xít hôi tấn công hạt lúa. Đối tượng này hút dưỡng chất của hạt lúa đang phát triển từ giai đoạn trước khi trổ bông đến khi hạt chín sáp, trong đó gây hại nặng nhất là ở giai đoạn hạt lúa ngậm sữa. Vì thế dẫn đến tình trạng hạt lúa không ngậm đầy nên bị lép, gié lúa bạc màu và thẳng đứng. Hơn nữa, ở giai đoạn lúa chín phân nửa bông, nông dân thường không phun thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt bọ xít hôi vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo, đồng thời bà con cứ nghĩ số lượng bọ xít hôi ít nên có phần chủ quan, nhưng không ngờ số lượng lại nhiều, mức độ ảnh hưởng lớn đã làm cho năng suất lúa giảm đáng kể.
Lợi nhuận thấp
Ngoài năng suất và giá bán giảm thì một yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho mức lợi nhuận của người nông dân đã và đang thu hoạch lúa Hè thu chỉ đạt mức thấp, thậm chí có hộ chỉ huề vốn và thua lỗ vì mọi chi phí đầu tư đều ở ngưỡng cao. Ông Danh Tiến, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, thông tin thêm: “Chi phí nặng nhất là tiền mua phân bón ở mức cao, khi giá phân DAP và urê dao động từ 800.000 đồng đến hơn 1,1 triệu đồng/bao, tăng từ 200.000-300.000 đồng/bao (tùy loại) so với cùng kỳ, còn thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng từ 10-20%. Nếu giá thành sản xuất một công lúa ở những năm trước thường dao động từ 1,8-2,1 triệu đồng/công thì nay tăng lên hơn 2,5 triệu đồng/công do giá vật tư nông nghiệp tăng. Như vậy, với năng suất lúa 600kg/công, giá bán 5.800 đồng/kg thì sau khi trừ đi các khoản chi phí, gia đình tôi có được nguồn lợi nhuận chưa đến 1 triệu đồng/công, giảm gần phân nửa so với cùng kỳ; riêng bà con nào có lúa đạt năng suất chỉ 400-500kg/công thì coi như phá huề và thua lỗ”.
Ngoài giá vật tư nông nghiệp tăng cao thì một gánh nặng khác mà nông dân đang thu hoạch lúa Hè thu phải chịu là tiền thuê máy cắt ở mức cao do giá xăng, dầu tăng. Cụ thể, tiền thuê máy cắt lúa đang ở mức 320.000-330.000 đồng/công (lúa đứng), tăng từ 40.000-60.000 đồng/công so với cùng kỳ.
“Nói chung là mọi thứ vật giá đều tăng mạnh theo điều kiện thực tế của thị trường. Riêng chỉ có giá lúa là chựng lại và thậm chí giảm thêm nên đẩy người nông dân vào nhiều tình thế khó, nhất là áp lực tiền vật tư nông nghiệp vào đầu vụ xuống giống và nhiều khoản chi khác. Do đó, nông dân rất mong các ngành chức năng có giải pháp tháo gỡ khó khăn để bà con có điều kiện tái sản xuất, không bỏ trống đất lúa ở những vụ canh tác tiếp theo”, ông Nguyễn Văn Xuân, hộ dân vừa thu hoạch xong 2,5ha lúa Hè thu của gia đình ở xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, bộc bạch.
Năng suất lúa Hè thu bình quân toàn tỉnh hiện đạt 6,46 tấn/ha, trong đó huyện Châu Thành A là địa phương đạt năng suất dẫn đầu, với 6,59 tấn/ha; còn thành phố Vị Thanh là địa phương đang đạt năng suất thấp nhất, với 5,77 tấn/ha. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.