Thu nhập ổn định từ mô hình nuôi gà Ai Cập

Thứ Sáu, ngày 19/07/2024 | 08:00

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã có nhiều bước tiến đáng kể. Đặc biệt, mô hình nuôi gà Ai Cập theo hướng an toàn sinh học đã mang lại thu nhập ổn định và bền vững cho nhiều hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống của người dân địa phương.

Mô hình nuôi gà Ai Cập theo hướng an toàn sinh học đang mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân.

Nhiều hiệu quả

Gà Ai Cập, một giống gà ngoại nhập, nổi bật với khả năng sinh sản tốt, sức đề kháng cao và chất lượng thịt ngon. Đặc biệt, giống gà này thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và môi trường tại Hậu Giang, giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro về bệnh tật và chi phí chăm sóc.

Ông Thái Thành Lập, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, có nguồn thu nhập ổn định nhờ tham gia mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai.

Được sự hướng dẫn kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, tháng 8-2022 ông Lập mạnh dạn mua 200 con gà Ai Cập về nuôi. Đến hiện tại, sau hơn 2 năm chăm sóc, đàn gà mái đủ tiêu chuẩn lấy trứng của ông đã có khoảng 240 con, từ 3 lò ấp ban đầu đến hiện tại đã tăng lên 5 lò ấp, với chi phí đầu tư 700.000 đồng/cái, để vừa bán trứng vừa bán con giống. Hiện đàn gà của ông sinh sản với sản lượng trứng khoảng 170-180 trứng/ngày và cung cấp cho thị trường từ 1.600-1.700 con giống/tháng, chủ yếu giao bán cho khách sỉ trong và ngoài tỉnh như các tỉnh.

Chia sẻ thêm về nguyên nhân chọn giống gà Ai Cập, ông Lập cho biết: “Trước đây, tôi chủ yếu nuôi gà ta, nhưng năng suất không cao và thường xuyên bị bệnh. Từ khi chuyển sang nuôi gà Ai Cập, thu nhập của gia đình tôi đã tăng lên đáng kể. Hiện tại đàn gà đang phát triển ổn định, giống gà này không chỉ dễ nuôi mà còn cho trứng và thịt chất lượng, rất được thị trường ưa chuộng”.

Theo ông Lập, chi phí ban đầu để xây dựng chuồng trại và mua con giống không quá cao. Một lứa gà Ai Cập từ khi nuôi đến lúc xuất bán chỉ mất khoảng 4-5 tháng, trung bình mỗi tháng gia đình ông chi trả khoảng 5 triệu đồng tiền đầu tư như tiền điện, thức ăn,… mang lại lợi nhuận từ 30-40% so với giống gà ta truyền thống. Với quy mô hiện tại khoảng 240 con gà mái đẻ, mỗi tháng ông Lập thu về khoảng 32 triệu đồng, một con số đáng mơ ước đối với nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Nói về phương pháp chăn nuôi, ông Lập vẫn chọn cách chăn nuôi ứng dụng đệm sinh học, đã giúp mô hình của gia đình giảm chi phí đầu tư đáng kể. Việc ứng dụng đệm lót sinh học còn góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn dịch bệnh và nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc cải tiến phương pháp chăn nuôi so với cách làm truyền thống đã giảm thiểu chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận cho gia đình mà vẫn đảm bảo thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, ông Lập cũng thực hiện tiêm ngừa đầy đủ các bệnh như: cúm gia cầm, hen gà, bạch lỵ, ký sinh trùng đường máu... Bổ sung các loại vitamin vào thức ăn hàng tuần cũng là giải pháp hiệu quả quản lý tốt dịch bệnh cho đàn gà khi thời tiết thay đổi, qua đó giúp gà tăng sức đề kháng, hạn chế sử dụng kháng sinh.

Nhân rộng mô hình tiềm năng

Nhận thấy tiềm năng từ mô hình nuôi gà Ai Cập, chính quyền các cấp và cơ quan chuyên môn đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho người chăn nuôi như mở các khóa tập huấn kỹ thuật, cung cấp giống gà chất lượng và hỗ trợ tài chính đã giúp nhiều hộ gia đình mạnh dạn chuyển đổi mô hình chăn nuôi.

Đây không phải là mô hình mới, nhưng là mô hình tiềm năng để bà con chăn nuôi trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho gia đình. Mô hình nuôi gà Ai Cập an toàn sinh học đang chứng minh được hiệu quả kinh tế tốt và mang tính bền vững. Không chỉ giúp người chăn nuôi có thu nhập ổn định, mô hình này còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với sự hỗ trợ từ chính quyền và các tổ chức, mô hình nuôi gà Ai Cập theo hướng an toàn sinh học là mô hình cần được tiếp tục phát triển và nhân rộng trong tương lai.

Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi gà Ai Cập mang lại, ông Nguyễn Hoàng Chiến, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, cho biết: Sử dụng giống gà đẻ siêu trứng (Ai Cập) có sản lượng trứng cao hơn 30% so với giống gà ta thả vườn, nếu áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo 3 nguyên tắc: giữ khoảng cách và kiểm soát ra vào, giữ vệ sinh và chủ động tiêu diệt mầm bệnh bằng vệ sinh và khử trùng sẽ giúp kiểm soát tốt dịch bệnh, giữ cho gà khỏe mạnh và có năng suất cao, đồng thời giảm chi phí thuốc thú y, tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi, cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm gia cầm có chất lượng cao hơn.

Chia sẻ thêm về định hướng phát triển của mô hình, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh cho biết trước mắt sẽ tiếp tục hỗ trợ cho những hộ duy trì đàn gà đang đẻ, ấp trứng bán con giống cho những hộ lân cận có nhu cầu. Bên cạnh đó, hỗ trợ kỹ thuật cho những hộ còn lại về mặt kỹ thuật như: Chăm sóc nuôi dưỡng, công tác vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh… Điểm Tư vấn - Dịch vụ tiếp tục thu mua sản phẩm trứng của hộ và giới thiệu con giống cho những khách hàng có nhu cầu, cũng như tiếp tục phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tỉnh để khảo sát, thẩm định cấp giấy chứng nhận sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

MAI THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

Ươm cây giống tất bật vào vụ tết

08:42 15/11/2024

(HG) - Hợp tác xã trồng hoa Xáng Mới, ở ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, hiện có 13 hộ thành viên chuyên sản xuất hoa phục vụ thị trường tết. Còn tính chung toàn ấp khoảng 100 hộ theo nghề trồng hoa. Thời điểm này, bà con làng nghề đang tất bật vô bầu, bán cây con trồng, phục vụ tết. Bên cạnh vạn thọ, người dân còn xuống giống nhiều loại hoa khác nhằm cung cấp cho thị trường trồng như: hướng dương, cúc đồng tiền, hồng nhung, ớt kiểng, dạ yến thảo...

Tiền công làm thuê đầu vụ xuống giống lúa Đông xuân từ 300.000-350.000 đồng/ngày

08:39 15/11/2024

(HG) - Khi nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn tỉnh vào công đoạn vệ sinh đồng ruộng để xuống giống lúa Đông xuân 2024-2025 thì đây cũng là lúc tạo việc làm và nguồn thu nhập hấp dẫn cho không ít lao động ở nông thôn khi được chủ ruộng thuê làm việc.

Ghi nhận nhiều giải pháp, định hướng phát triển ngành nông nghiệp Hậu Giang đến năm 2030

18:49 14/11/2024

(HG) - Sáng ngày 14-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội thảo “Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang 20 năm hình thành và phát triển, định hướng đến năm 2030”. Đây cũng là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 20 năm ngày thành lập ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang. Tham dự có nhà khoa học, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh và ngành nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

HĐND tỉnh khảo sát tình hình thực hiện "Đề án Hậu Giang xanh"

19:57 21/11/2024

(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.

Trung ương Hội nông dân Việt Nam thăm mô hình sản xuất của nông dân Hậu Giang

18:36 21/11/2024

(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;

Hợp tác nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ trong nông nghiệp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

18:20 21/11/2024

(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,

Cần quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng dự án Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh

17:08 21/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.