Thứ Tư, ngày 21/02/2024 | 07:32
Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra, thành phố Vị Thanh tập trung thực hiện Chiến dịch giao thông, thủy lợi mùa khô năm 2024 để chuẩn bị bước vào cao điểm.
Cán bộ ngành nông nghiệp thường xuyên xuống địa phương kiểm tra nồng độ mặn và các cống trên địa bàn thành phố Vị Thanh.
Người dân chủ động phòng, chống hạn, mặn
Từ mấy tháng nay, ông Lưu Văn Kết, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, đã tập trung tìm mọi giải pháp để phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn vẫn diễn ra hàng năm trên địa bàn. Ông Kết cho biết: “Năm nào cũng có tình trạng này nên mình chủ động phòng chống trước để đỡ bị thiệt hại, các cấp chính quyền cũng tích cực tuyên truyền nên tôi cũng như bà con ở đây không lo lắng nhiều vì thiếu nước sinh hoạt”.
Với diện tích 6 công tầm lớn, gia đình ông Kết đã trồng khóm từ nhiều năm nay, việc hạn hán xảy ra mỗi năm nên cũng có nhiều kinh nghiệm để chủ động phòng tránh. “Nước mặn gây nhiều thiệt hại cho cây khóm vì nước mặn làm quéo lá, thậm chí chết cây, vì vậy tôi và bà con trong vùng thường trữ nước ngọt lại để tưới tiêu cho cây trồng, tránh trường hợp thiếu nước hoặc phải dùng nước mặn trong đợt hạn này”, ông Kết cho biết thêm.
Không riêng với gia đình ông Kết, người dân trên địa bàn thành phố Vị Thanh vẫn luôn chủ động tìm giải pháp ứng phó, nhất là trong cao điểm đợt nước mặn này. Với mục đích chủ động phòng ngừa và ứng phó kịp thời có hiệu quả trước tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng phức tạp theo phương châm phòng là chính nên người dân không lo lắng quá nhiều trước tình trạng hạn mặn xảy ra.
Đang tưới nước cho vườn mít sau nhà, ông Út Mướng, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Nước mặn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người dân, cũng như gây thiệt hại về mặt kinh tế của bà con, cụ thể là vườn cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Dù vậy, được chính quyền thông tin sớm nên bà con đã trữ được nước ngọt trong mương, việc tưới tiêu không bị ảnh hưởng, kịp thời chặn các ống cống để vật nuôi không bị ảnh hưởng bởi nước mặn xâm nhập. Bên cạnh đó, trạm cấp nước ngọt luôn hoạt động để cấp nước ngọt cho bà con mỗi khi đợt nước mặn tràn về”.
Chính quyền các cấp quan tâm
Xác định rõ hạn, mặn là vấn đề quan trọng và là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm chủ động và sẵn sàng ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất trong sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt đời sống người dân do hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra, UBND thành phố Vị Thanh thường xuyên cử cán bộ xuống địa phương đo nồng độ mặn và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các cống như cống kênh Năm, kênh Lầu,… để kịp thời xử lý nếu có tình huống xảy ra, tránh nhiều thiệt hại cho bà con.
Anh Đặng Cấp Tăn, Trưởng trạm cấp nước xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Năm 2013 trạm cấp nước xã Hỏa Tiến đã được nâng cấp hệ thống nước giếng, với công suất đến 100m3/giờ, chuyên cung cấp cho 3 xã là Tân Tiến, Hỏa Tiến và Hỏa Lựu. Hiện số hộ đang được cấp nước là 2.500 hộ. Trước tình hình hạn, mặn xảy ra sớm hơn so với mọi năm, trạm đã có nhiều giải pháp để chuẩn bị đủ nước cấp cho người dân trong đợt nước mặn về”.
Một số giải pháp hiệu quả trước tình trạng hạn, mặn được ngành chức năng sử dụng là tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp các công trình giao thông thủy lợi; phối hợp điều tiết lưu lượng nước; xây dựng các công trình ngăn mặn như đập, cửa, kè; tăng cường quản lý, giám sát và thông tin liên lạc; tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân trong việc sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.
Theo báo cáo, nồng độ mặn cao nhất là vào ngày 14-2 tại ngã ba sông Nước Trong là 7,1‰; cống kênh Lầu là 6,2‰; kênh Năm là 2,7‰, cao hơn cùng kỳ từ 2,6‰ đến 6,9‰ tại các điểm quan trắc mặn trên xã Hỏa Tiến.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã vận hành đóng 3 cống hở (cống hở kênh 5 sông Nước Đục; cống hở kênh 5 sông Cái Lớn; cống hở kênh Lầu) và 10 cống ngầm thuộc xã Hỏa Tiến. Công tác quan trắc mặn hàng ngày, báo cáo về Chi cục Thủy lợi và Ủy ban nhân dân thành phố. Công tác phòng, chống hạn mặn được chủ động, tình hình thiệt hại do nước mặn xâm nhập trên địa bàn không xảy ra. Các nhóm cây trồng dễ tổn thương cơ bản được bảo vệ tốt, gồm: lúa 3.907ha (giai đoạn đồng trổ); cây ăn quả 3.840ha; cây rau màu 436,7ha.
Ông Huỳnh Thanh Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, yêu cầu các địa phương (Hỏa Lựu, Hỏa Tiến, Tân Tiến) có kế hoạch gia cố đê bao tại các điểm xung yếu tại ngã ba Nước Trong, cống Kênh Lầu, kênh Năm. Riêng các công ty cấp thoát nước, nhà máy cấp nước phải có kế hoạch vận hành hệ thống RO đảm bảo cung cấp nước ngọt cho người dân và doanh nghiệp duy trì sản xuất, sinh hoạt. Phải phân công người trực 24/24, theo dõi tình hình độ mặn, không để xảy ra sự cố bất ngờ, Trong lúc vận hành đóng cống, đơn vị luôn đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi vận hành công trình đảm bảo an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sự cố về vận hành công trình. Ngoài ra, cán bộ trực còn thực hiện phân luồng, điều tiết phương tiện trong thời gian vận hành, không để xảy ra va chạm. Đồng thời vận động người dân sử dụng nước ngọt tiết kiệm và an toàn.
Bài, ảnh: MAI THANH
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.