Tích cực ứng phó xâm nhập mặn

Thứ Ba, ngày 25/02/2025 | 07:47

Hậu Giang cũng như các tỉnh ĐBSCL đang vào cao điểm mùa khô nên tình hình xâm nhập mặn ngày càng gay gắt. Trước tình hình này, các địa phương đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để ứng phó.

Người dân luôn kiểm tra kỹ nguồn nước lấy tưới rau màu cũng như trồng lúa trong mùa hạn mặn.

Nồng độ mặn có xu hướng gia tăng

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, từ nay đến ngày 28-2, mực nước trên các sông, kênh, rạch xuống thấp theo triều. Mực nước cao nhất tại trạm Phụng Hiệp từ 1,15m đến 1,25m, thấp nhất từ -0,55m đến -0,65m. Tại trạm Vị Thanh cao nhất từ 0,55m đến 0,65m, thấp nhất từ 0,30m đến 0,40m. Mực nước thấp trên ảnh hưởng tới dòng chảy, gây thiếu nước cục bộ, ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt.

Lưu lượng dòng chảy từ sông Hậu vào tỉnh cuối tháng 2-2025 ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 5,5%-12,0%. Lượng nước mặt trên các ao, hồ, kênh, rạch, sông ngòi trong tỉnh xuống nhanh và ở mức thấp. Do đó, khả năng cung cấp nước mặt cho sinh hoạt, công nghiệp dịch vụ, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản sẽ thiếu cục bộ ở huyện Long Mỹ từ 3,5%-6,0% và thành phố Vị Thanh từ 1,0%-2,5%; thiếu nhẹ ở huyện Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và huyện Phụng Hiệp.

Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại mặn trên sông Hậu đã áp sát tỉnh Hậu Giang khu vực huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy. Mặn theo triều biển Tây, trên sông Cái Lớn và kênh Chắc Băng cũng đã xâm nhập vào huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh. Mặn sẽ tăng nhanh từ ngày 24-28/2, ảnh hưởng tới tỉnh, dự báo trên sông Hậu triều biển Đông, mặn ảnh hưởng tới huyện Châu Thành và thành phố Ngã Bảy, độ mặn cao nhất từ 1,5‰-2,5‰. Xâm nhập mặn triều biển Tây trên sông Cái Lớn, kênh Chắc Băng xâm nhập vào các sông, rạch trong tỉnh với nồng độ cao nhất với khả năng từ 4,5‰-6,5‰

Kết quả đo nồng độ mặn vào sáng ngày 24-2 của ngành chuyên môn tỉnh, thì nồng độ mặn đo được tại cống Hóc Pó, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ là 2‰; các điểm đo khác từ 0,1-0,3‰. Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết luôn phối hợp chặt chẽ vớí Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang để cập nhật thông tin về tình hình xâm nhập mặn, thực hiện dự báo và cảnh báo kịp thời. Sử dụng hiệu quả dữ liệu từ các trạm đo mặn tự động tại các huyện Long Mỹ, huyện Châu Thành, thị xã Long Mỹ, thành phố Ngã Bảy, thành phố Vị Thanh theo dõi diễn biến mặn, từ đó thông báo chính xác và đầy đủ cho các cấp lãnh đạo, các ngành chức năng và người dân. Phối hợp các địa phương tiến hành rà soát các hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, để triển khai các biện pháp hỗ trợ kịp thời như cung cấp bồn chứa nước, đảm bảo không để người dân thiếu nước hoặc đói trong mùa hạn, mặn.

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước trên sông Mekong lên chậm đến giữa tuần, sau xuống lại. Lưu lượng nước qua trạm Kratie xấp xỉ cùng kỳ năm 2024 và lớn hơn 3,2% so với TBNN. Mực nước tại trạm Kompong Luong thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 0,29m và TBNN là 0,41m; dung tích biển Hồ nhỏ hơn TBNN khoảng 1,08 tỉ m3.  Thủy triều vùng hạ lưu các sông miền Tây Nam bộ biến đổi chậm trong tuần. Độ mặn lớn nhất tại các trạm xuất hiện chủ yếu vào nửa đầu tuần, riêng nhánh sông Tiền xuất hiện vào cuối tuần, độ mặn cao nhất tuần ở mức nhỏ hơn cùng kỳ năm 2024 và xấp xỉ hoặc lớn hơn TBNN. Ranh mặn 4‰ xâm nhập cách cửa sông Tiền khoảng 40-45km và sông Hậu khoảng 37-42km.

Theo bà Lê Thị Oanh, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, dự báo thời gian xuất hiện độ mặn lớn nhất tuần tại hầu hết các trạm vào nửa cuối tuần và ở mức xấp xỉ hoặc lớn hơn cùng kỳ năm 2024 và TBNN. Riêng các trạm trên nhánh sông Cửa Tiểu và Cổ Chiên xuất hiện vào nửa đầu tuần, ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Phạm vi chịu ảnh hưởng của độ mặn 4‰ tại hầu hết các nhánh sông thuộc khu vực Nam bộ, thời gian chịu ảnh hưởng của độ mặn 4‰ duy trì trong suốt tuần. Khoảng cách chịu ảnh hưởng của ranh mặn 4‰ tính từ cửa sông Tiền khoảng 45-50km và sông Hậu khoảng 42-47km. Độ mặn ở mức cao ảnh hưởng đến việc lấy nước tưới cho cây trồng, sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực.

Hồ chứa nước ngọt của tỉnh Hậu Giang sẵn sàng vận hành để chủ động cấp nước cho người dân khi xâm nhập mặn vào cao điểm.

Chủ động ứng phó

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mực nước tại các dòng chính sông Mekong biến đổi chậm và phổ biến ở mức thấp hơn TBNN. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu dao động theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,35m, tại Châu Đốc 1,55m, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ từ 0,1-0,15m. Mực nước thủy triều phía Biển Tây (trạm Rạch Giá) từ nay đến ngày 28-2 dao động ở mức trung bình và có xu hướng tăng dần, đỉnh triều trong khoảng thời gian này dao động từ 0,3-0,5m, thời gian xuất hiện trong khoảng 3-6 giờ hàng ngày. Xu thế xâm nhập mặn từ nay đến ngày 28-2-2025, xâm nhập mặn ở ĐBSCL tiếp tục giảm trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó tăng lại đến ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức xấp xỉ và thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2-2024. Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm. Các trạm thượng, hạ lưu thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,01-0,5m, các trạm trung lưu cao hơn TBNN từ 0,01-0,4m.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại các cửa sông chính như sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, phạm vi xâm nhập mặn 40-52km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 35-42km; sông Hàm Luông, phạm vi xâm nhập mặn 40-50km; sông Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn 35-42km; sông Hậu, phạm vi xâm nhập mặn 35-42km; sông Cái Lớn, phạm vi xâm nhập mặn 30-37km. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho hay, xu thế xâm nhập mặn tại ĐBSCL mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 và tháng 3-2025 (từ ngày 27/2-4/3; 10-15/3; 29/3-3/4); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 đến 4-2025 (từ ngày 10-15/3; 29/3-3/4; 27/4-1/5). Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cho biết, đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh tiến hành xây dựng kế hoạch vận hành đóng, mở các cống ngăn mặn trên địa bàn. Khi nước mặn ngoài kênh đạt mức 1,5‰ phải đóng các cửa cống theo diễn biến của mặn, riêng đối với khu vực trồng sầu riêng, chôm chôm độ mặn đạt mức là 0,5‰. Bên cạnh đó, chỉ đạo sửa chữa hệ thống cống do tỉnh quản lý đã xuống cấp, sẵn sàng vận hành hệ thống cống do tỉnh quản lý nhằm chủ động ứng phó hạn mặn.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự báo xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 2 đến tháng 4-2025.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong tuần qua, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh có xu thế tăng theo kỳ triều cường, ranh mặn tại các cửa sông Cửu Long từ 38-48km, sông Vàm Cỏ từ 45-52km, sông Cái Lớn từ 35-40km (mức thấp hơn cùng kỳ năm 2024 từ 3-8km; thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và 2020 từ 25-44km); tại Thành phố Hồ Chí Minh xâm nhập mặn thấp hơn cùng kỳ năm 2024 và trung bình nhiều năm. Dự báo, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 2 đến tháng 4-2025, ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ và thấp hơn năm 2024, thấp hơn các năm 2016 và 2020. Thời kỳ cao điểm xâm nhập mặn, có khả năng xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, nhất là tại khu vực ven biển, xâm nhập mặn sâu vào các cửa sông có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của Nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Để chủ động ứng phó, hạn chế tác động tiêu cực của những đợt xâm nhập mặn cao điểm trong thời gian tới tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, nhất là khu vực ven biển ĐBSCL và Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo khí tượng thủy văn, nguồn nước, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tập trung triển khai các phương án bảo đảm cấp nước sinh hoạt cho người dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuyệt đối không được để người dân thiếu nước sinh hoạt, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục thiếu nước ngọt...

T.TRÚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Giá lươn giống ở mức cao

08:38 25/02/2025

(HG) - Nhiều hộ chuyên sản xuất và cung ứng lươn giống trên địa bàn tỉnh cho biết, thông thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lươn giống mẹ ít sinh sản nên nguồn cung lươn con giống cho thị trường bị thiếu hụt đáng kể, từ đó mà giá bán lươn giống luôn ở mức cao.

Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn

08:37 25/02/2025

Để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân, thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đưa nước sạch về vùng nông thôn.

Dịch vụ phun thuốc bằng thiết bị bay có giá từ 14.000-16.000 đồng/công

08:27 24/02/2025

(HG) - Theo chia sẻ của nhiều nông dân đang canh tác lúa Đông xuân 2024-2025 trên địa bàn tỉnh, hiện giá thuê thiết bị bay để phun thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng ở mức từ 14.000-16.000 đồng/công (một công 1.000m2)

Mô hình liên kết sản xuất lúa giống cho lợi nhuận cao hơn bên ngoài từ 4,7 triệu đồng/ha

08:02 21/02/2025

(HG) - Sáng ngày 20-2, Trạm Khuyến nông thành phố Vị Thanh phối hợp Công ty Vinarice tổ chức hội thảo đầu bờ nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa giống hiệu quả tại ấp 6, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.

Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống cháy rừng trong mùa khô

08:01 21/02/2025

(HG) - Trước dự báo tình hình khô hạn sẽ diễn ra gay gắt trong những tháng tới, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp để phòng, chống cháy rừng.

Thu hoạch lúa Đông xuân đầu vụ: Nông dân gặp nỗi buồn kép

05:43 21/02/2025

Giá lúa giảm cộng với năng suất thấp nên nhiều nông dân đang thu hoạch lúa Đông xuân đầu vụ trên địa bàn tỉnh kém vui vì mất nguồn lợi nhuận đáng kể.

Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm

08:06 19/02/2025

(HG) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Thị xã Long Mỹ: Dự kiến đắp 62 đập thời vụ để chủ động phòng, chống hạn mặn

07:51 19/02/2025

(HG) - Hiện nay, Trạm Thủy lợi thị xã Long Mỹ đã thực hiện công tác quan trắc mặn trên địa bàn thị xã, lúc bình thường, tiến hành 3 lần/tuần tại 19 điểm dọc theo sông Trà Ban, kênh Ranh (tỉnh Sóc Trăng), kênh Quản lộ Phụng Hiệp, Hậu Giang 3, và sông Cái Lớn, vào thời điểm mặn xâm nhập sâu, với độ mặn cao, tiến hành đo mặn mỗi ngày để theo dõi diễn biến nước mặn xâm nhập tại địa phương. Kết quả quan trắc độ mặn tại các điểm ở xã Long Phú, Tân Phú và phường Trà Lồng những ngày qua đang ở mức 0,1‰.

Tận dụng phế phẩm rơm rạ: Giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế

07:47 19/02/2025

Từ chỗ bị đốt bỏ sau mỗi vụ thu hoạch thì nay rơm đã trở thành nguồn thu mới giúp nông dân có thêm thu nhập. Sự thay đổi này không chỉ giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên sẵn có mà còn góp phần giảm ô nhiễm môi trường, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Trồng chuối Nam Mỹ lợi nhuận 200-250 triệu đồng/ha

08:10 18/02/2025

(HG) - Khởi nghiệp cách đây 2 năm với hơn 2ha trồng chuối Nam Mỹ, anh Lê Vũ Lâm, ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, đã liên kết với người dân trong vùng mở rộng được 42ha chuối Nam Mỹ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Đóng góp nhiều vấn đề xoay quanh việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

08:43 25/02/2025

(HG) - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Tại điểm cầu tỉnh Hậu Giang, dự có ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành tỉnh.

Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn

08:37 25/02/2025

Để giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày cho người dân, thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để đưa nước sạch về vùng nông thôn.

Bài 2: Những kỳ vọng và cơ hội hợp tác

08:36 25/02/2025

Tiếp tục phát huy lợi thế sẵn có, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa mở ra nhiều cơ hội phát triển bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại địa phương.

Bệnh nhiều, chồng ly hôn, người phụ nữ cần giúp đỡ

08:32 25/02/2025

Bị thoái hóa khớp háng, chân đau nhức, đi lại khó khăn là hoàn cảnh của bà Huỳnh Thị Oanh, ở khu vực 5, phường IV, thành phố Vị Thanh.