Thứ Tư, ngày 29/06/2022 | 19:34
Với nhiều tiềm năng về vị trí, điều kiện canh tác cộng thêm những chính sách ưu đãi hấp dẫn sẽ là cơ hội cho những nhà đầu tư trong và ngoài nước khi đến hợp tác với tỉnh Hậu Giang trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hậu Giang đang tận dụng lợi thế từng loại cây trồng, vùng đất để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.
Những lợi thế đặc biệt
Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm của vùng ĐBSCL, kế cận thành phố Cần Thơ là một điều kiện thuận lợi trong giao lưu, mở rộng kinh tế, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp. Mặt khác, với vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây Nam sông Hậu và tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, nằm giữa Tứ giác tăng trưởng Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang - An Giang, tỉnh Hậu Giang sẽ có vai trò trung tâm trong giao lưu kinh tế và có ý nghĩa quyết định trong việc thu hút đầu tư trong, ngoài nước.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Những năm qua, nhờ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) của tỉnh luôn đạt ở mức cao; trong đó gần nhất là năm 2021 đạt 4,04%, riêng 6 tháng đầu năm nay đạt 4,49%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 tăng từ 3-4%/năm. Một điểm nổi bật khác trong lĩnh vực nông nghiệp là hiện UBND tỉnh đã xác định 5 loại nông sản chủ lực, gồm: lúa, chanh không hạt, mít, cá thát lát, lươn đồng; 4 loại nông sản đặc trưng, tiềm năng gắn với phát triển du lịch là khóm, mãng cầu xiêm, mít ruột đỏ, cá dày và các nông sản có giá trị cao khác để tập trung đầu tư. Từ việc xác định trên sẽ là cơ sở để kêu gọi đầu tư phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của tỉnh, cũng như xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có quy mô phù hợp với từng loại hình sản xuất và điều kiện của từng địa phương trong tỉnh.
Để tạo bàn đạp và giúp cho lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh phát triển thì Hậu Giang có nhiều yếu tố làm bệ đỡ. Trước tiên là hệ thống giao thông khi tỉnh có 6 tuyến quốc lộ đi qua, gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, Quốc lộ 61C, Nam Sông Hậu và Quản lộ Phụng Hiệp. Đặc biệt, theo định hướng quy hoạch vùng thì tới đây, trên đất Hậu Giang sẽ có tuyến cao tốc và 2 tuyến quốc lộ được đầu tư. Ngoài ra, Hậu Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, nối liền nhau với tổng chiều dài khoảng 2.300km; trong đó, có một số kênh rạch chính như: Xà No, Nàng Mau, Lái Hiếu, Cái Côn - Quản Lộ - Phụng Hiệp, Kinh Xáng,… Các kênh rạch ngang dọc trải khắp địa bàn tỉnh hàng năm mang về nguồn nước ngọt và lượng lớn phù sa để tạo độ màu mỡ cho các loại cây trồng phát triển. Mặt khác, tỉnh còn có hệ thống cảng xuất nhập hàng hóa đi nội địa và quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn (DWT), đồng thời khoảng cách kết nối với cảng hàng không Cần Thơ không quá 20km.
Ông Trần Văn Sinh, ở ấp 3B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, phấn khởi thông tin: Ngoài những yếu tố thuận lợi về mặt tự nhiên, điều kiện sản xuất thì trình độ canh tác nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng được nâng lên rất nhiều. Có được kết quả này là nhờ ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để thích ứng với điều kiện mới trong sản nhất. Nổi bật là Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT); ứng dụng công nghệ 4.0 vào canh tác lúa, cây ăn trái; Dự án xây dựng mô hình thủy lợi, tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước, áp dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn...
Theo chia sẻ của ngành nông nghiệp tỉnh thì định hướng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh ở những năm gần đây và sắp tới là tập trung sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng hàng hóa tập trung quy mô lớn theo thứ tự ưu tiên thủy sản - cây ăn trái - lúa gạo. Trong đó, lấy thủy sản và trái cây làm chủ lực cùng với phát triển lúa gạo hợp lý làm nền tảng đảm bảo an ninh lương thực nội tỉnh, quốc gia trong mọi tình huống. Ngoài ra, tỉnh cũng đã và đang đẩy mạnh việc chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy (chủ yếu là sản xuất lúa) sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường và chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng.
Hậu Giang đang đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư vào chế biến nông sản gồm: lúa gạo, thủy sản, khóm, trái cây các loại.
Tiếp tục kêu gọi đầu tư nhiều dự án mới
Với nhiều tiềm năng vị trí địa lý, vùng nguyên liệu và trên cơ sở phối hợp tổ chức thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh nên thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận và được UBND tỉnh phê duyệt 11 dự án đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, một số dự án trọng điểm như: nhà máy chế biến, xuất khẩu gạo chất lượng cao; nhà máy sản xuất khóm đóng hộp, nước trái cây Hậu Giang; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; mô hình trình diễn và thực nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng trang trại tổng hợp công nghệ cao; dự án nuôi lươn giống...
Từ khi các dự án trên được triển khai thì tổ chức sản xuất của người dân trong tỉnh được phát triển nhanh, toàn diện theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa các nông sản chủ lực và nông sản tiềm năng, đặc trưng của tỉnh; qua đây góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất nông nghiệp, từ đó tăng thu nhập kinh tế hộ, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn, thực hiện giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết thêm: Phát huy những kết quả đạt được trong thu hút đầu tư, tới đây Sở NN&PTNT tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh kêu gọi đầu tư 21 dự án trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể, có 7 dự án đầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, ở thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ và đây là nơi cần được đầu tư về hạ tầng nhằm phục vụ phát triển công nghệ cao; đồng thời cần đầu tư 14 dự án nằm ở các khu, cụm công nghiệp của tỉnh để phục vụ chế biến, trong đó vị trí các dự án cần được đầu tư đều nằm ở gần vùng nguyên liệu, giao thông thuận lợi.
Song song với việc đưa ra các dự án cần thu hút đầu tư vào nông nghiệp thì tỉnh cũng đề ra những chính sách đi kèm. Theo đó, hiện tỉnh Hậu Giang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi cao nhất của Chính phủ đối với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (trừ thành phố Vị Thanh) để tạo thêm lợi thế cạnh tranh. Trên cơ sở này, vừa qua tỉnh Hậu Giang đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp, điển hình như: miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; hỗ trợ tập trung đất đai; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng (hỗ trợ lãi suất); hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phát triển thị trường; hỗ trợ đầu tư cơ sở bảo quản, chế biến nông sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò sữa, bò thịt; hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…
Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Trong giai đoạn 2021-2025, phải đưa nông nghiệp của tỉnh ngang tầm với các tỉnh vùng ĐBSCL và nâng cao đời sống của nông dân. Do đó, ngành nông nghiệp cần tập trung nghiên cứu các loại sản phẩm chế biến từ nông sản mới, đa dạng và đẩy mạnh nghiên cứu phát triển nông nghiệp tuần hoàn nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, cũng như phát triển các HTX có sản phẩm đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Ngoài ra, cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, tranh thủ mọi nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác. Đặc biệt là cần thu hút doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường nhằm dẫn dắt chuỗi giá trị hiệu quả để phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ tại các địa phương, nhất là doanh nghiệp chế biến rau quả.
Mặt khác, hiện UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng, công cụ cải tiến năng suất để góp phần nâng tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm, hàng hóa của tỉnh trên thị trường.
Hiện tại, diện tích gieo trồng lúa cả năm của tỉnh đạt gần 190.000ha, năng suất trung bình 6,76 tấn/ha, sản lượng hàng năm đạt trên 1,2 triệu tấn; diện tích mía đạt trên 4.000ha, sản lượng hàng năm đạt 400.000 tấn; rau màu có 25.800ha, sản lượng đạt 332.000 tấn; cây ăn trái đạt trên 43.000ha, sản lượng đạt 400.000 tấn; chăn nuôi phát triển ổn định đàn gia súc, gia cầm nhờ được hộ dân tái đàn, trong đó tổng đàn heo đạt 143.000 con, tổng đàn gia cầm là 4,5 triệu con; thủy sản có tổng diện tích nuôi đạt 8.100ha, tổng sản lượng đạt 80.000 tấn. |
Bài, ảnh: H.PHƯỚC - T.HẰNG
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.