Thứ Ba, ngày 07/09/2021 | 07:50
Vài năm gần đây, mô hình nuôi dê sinh sản hướng thịt đã được nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện. Các dự án được kết hợp triển khai, hỗ trợ vốn ban đầu đã giúp người dân tận dụng diện tích canh tác, nguồn thức ăn sẵn có để tăng thêm nguồn thu cho gia đình.
Mô hình nuôi dê được nhiều nông dân nhân rộng.
Tại thành phố Vị Thanh, dự án nuôi dê do tổ chức Liên Minh Na Uy tài trợ trong giai đoạn 2021-2022 đã được Phòng Kinh tế thành phố phân bổ kinh phí trên 500 triệu đồng cho Trạm Khuyến nông thành phố thực hiện. Dự án sinh kế nuôi dê sinh sản chọn 32 hộ dân trên địa bàn xã Vị Tân thực hiện, kinh phí bao gồm hỗ trợ con giống, tham quan và tổ chức lớp tập huấn. Lớp tập huấn được giảng viên là tiến sĩ Trương Thành Trung, Bộ môn Chăn nuôi - Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, trực tiếp hướng dẫn.
“Qua tập huấn, nông dân chúng tôi đã hiểu được những vấn đề thường gặp phải như cách xử lý nước, chăm sóc, phòng trị một số loại bệnh trên dê ở các giai đoạn khác nhau; phối giống; chăm dê mang thai, dê sơ sinh, sau cai sữa, hậu bị, dê bị ốm… Đến nay, dê của tôi nuôi đã đẻ được 2 con nhỏ, còn 1 con đang mang thai. Dê dễ nuôi, không tốn tiền mua thức ăn, chỉ cực lúc đi cắt cỏ, hái lá nhưng chỉ 1 lần/ngày. Thức ăn của dê cũng dễ tìm là lá gừa, lá mít, cỏ, lá so đũa… và đặc biệt là rau lang. Thấy nuôi dễ và khỏe vậy nên tôi đã làm chuồng, kiếm mua thêm dê để nhân nuôi”, ông Nguyễn Văn Đặng, ở ấp 7, xã Vị Tân, cho hay.
Theo ông Đỗ Thành Phúc, Phó trưởng Trạm Khuyến nông thành phố Vị Thanh, dự án đã hướng đến hỗ trợ “cần câu” cho các bà con là hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn xã Vị Tân. Mỗi hộ được nhận 2 con dê cái và 1 con dê đực, trị giá trung bình mỗi con 5 triệu đồng, được dự án của tổ chức Liên Minh Na Uy đầu tư ban đầu 100% và mức hỗ trợ cho nông dân 70% con giống, dự án sẽ thu hồi vốn 30% vào 2 năm (cuối năm 2021 thu hồi 15% và cuối năm 2022 thu hồi 15% còn lại). Mô hình giúp nông dân phát triển nghề chăn nuôi dê sinh sản, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Mô hình nuôi dê sinh sản cũng đã được nông dân huyện Châu Thành thực hiện từ 3 năm trước. Tại ấp Đông Mỹ, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, ông Nguyễn Văn Phước Trung đã thu về hơn trăm triệu đồng mỗi năm. Từ hai con dê giống ban đầu, chỉ trong vòng 3 năm, ông Trung đã nhân giống thành công đàn dê với số lượng lớn.
Ông Trung cho biết, trước khi nuôi dê, ông từng làm vườn, trồng rẫy, nuôi vịt, gà..., nhưng do chưa có kinh nghiệm nên đạt hiệu quả kinh tế không cao. Sau nhiều lần chuyển đổi mô hình làm ăn liên tục thất bại, vốn liếng dành dụm cũng tiêu tan. Ông không nản chí, tiếp tục đi khắp nơi học hỏi các mô hình chăn nuôi thành công. Sau nhiều đêm trăn trở tìm hướng đi mới, ông quyết định chọn dê là vật nuôi tiếp theo vì thấy ít tốn vốn đầu tư, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi. Đặc biệt hơn, dê có giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác.
Năm 2018, ông Trung bắt tay vào làm chuồng và khởi nghiệp với 2 con dê giống. Tận dụng nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương là thu mua lượng mít dạt và trái mít nhỏ mà các vựa trên địa bàn tuyển bỏ, ông mang về cho dê ăn. Nhờ có nguồn thức ăn phong phú mà chỉ 1 năm sau, ông tiếp tục mua thêm được 2 con dê giống. Chỉ 2 năm sau, sau bao ngày tích cực nhân giống và chăm sóc, đàn dê của ông Trung đã tăng lên 16 con. Trong đó, có 10 con thịt và 6 con để làm giống. Khách có nhu cầu nuôi dê cũng đã biết tiếng và tìm đến ông nên dê giống ông Trung nuôi luôn có đầu ra ổn định. Ông Trung cho biết, dê giống được từ 2-3 tháng tuổi, cân nặng từ 16-25 kg/con là có thể xuất chuồng. Mỗi tháng, ông bán khoảng 10 con dê giống các loại, giá dao động từ 130.000-170.000 đồng/kg. Còn dê thịt có giá từ 90.000-130.000 đồng/kg.
Ngoài việc bán dê giống, dê thịt, ông Trung còn tăng thu từ tiền bán phân dê. Phân dê là loại phế phẩm nông nghiệp có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho cây trồng vì thức ăn là trái mít, nhiều chất xơ, tơi xốp. Vậy nên, phân dê được bà con làm vườn trong khu vực thu mua về bón tại vườn cây ăn trái.
Nhận thấy hiệu quả của mô hình nuôi dê, Phòng Kỹ thuật thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh cũng đã có kế hoạch triển khai thực hiện mô hình nuôi dê tại huyện Châu Thành. Trước mắt, tận dụng nguồn thức ăn đang có là mít để cho dê ăn. Phó phòng kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Phạm Thị Mỹ Dung cho biết: Dự kiến, mô hình sẽ thực hiện tại 2 hộ với 20 con. Mỗi hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ 50% chi phí mua 10 con dê giống, trong đó gồm 9 con dê cái, 1 con dê đực và 50% chi phí mua thức ăn (200kg/hộ). Tổng số tiền hỗ trợ trên 10 triệu đồng/hộ. Trước mắt, đã chọn được 2 hộ đủ điều kiện, sau đó đưa nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình để tin tưởng và mạnh dạn tham gia nuôi dê đạt chất lượng như mong muốn.
Có thể nhận định, bước đầu hiệu quả của mô hình nuôi dê sinh sản nhốt chuồng mang lại là dễ làm, tận dụng được nguồn thức ăn giá rẻ, sẵn có mà còn tạo được nguồn dê con mới. Đây sẽ là cơ sở để các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh, nhất là trong giai đoạn khó khăn vì dịch Covid-19 thì việc tăng gia sản xuất tại gia sẽ giúp nông dân tự cung, tự cấp được nguồn thực phẩm tại chỗ với chi phí thấp, giá cả ổn định.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
09:22 14/01/2025
(HG) - Song song với việc thu hoạch mía, nông dân ở huyện Phụng Hiệp cũng tập trung xuống giống vụ mía mới. Năm nay, do giá mía nguyên liệu ở mức cao, nên chi phí vụ mía mới cũng tăng.
07:29 14/01/2025
Ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, hiện nay có nhiều hộ dân chọn trồng hoa để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
08:43 13/01/2025
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024 cho các chủ thể.
08:43 13/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả; Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương trong tỉnh cần chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
08:30 10/01/2025
(HG) - Những ngày qua, các thương lái vào tận vườn mua sầu riêng Thái loại đẹp có giá lên đến hơn 210.000 đồng/kg.
09:06 09/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng,
09:04 09/01/2025
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 3 liên hiệp HTX
09:04 09/01/2025
(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong năm 2024, Thanh tra chuyên ngành của đơn vị đã tiến hành 10 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã tiến hành thanh tra tại 159 cơ sở, bốc được 85 mẫu gửi phân tích chất lượng, cụ thể phân bón 27 mẫu; thuốc bảo vệ thực vật 26 mẫu; thuốc thú y 1 mẫu và 31 mẫu thức ăn chăn nuôi.
09:01 09/01/2025
Năm 2025, không chỉ được xác định có ý nghĩa quan trọng là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, mà ngành nông nghiệp tỉnh còn xem đây là năm tăng tốc, bứt phá nên đã đề ra nhiều định hướng trọng tâm cần thực hiện nhằm tạo nền tảng, tiền đề cho giai đoạn kế tiếp.
08:58 09/01/2025
(HG) - Ông Mai Thanh Lâm, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, đang thu hoạch khổ qua bán cho thương lái, cho biết, dịp Tết Ất Tỵ, gia đình ông trồng được 1.000m2 khổ qua Thái. Nhờ thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên khổ qua phát triển tốt cho năng suất cao. Hiện tại, khổ qua của ông Lâm đã thu hoạch được 7 đợt trái, trung bình 3 ngày thu hoạch một lần được từ 130-150kg, thương lái vào tận nơi thu mua với giá 14.000 đồng/kg.
09:38 15/01/2025
(HG) - Đó là nhấn mạnh của Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Hội nghị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 689 ngày 10-10-2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống,
08:50 15/01/2025
(HG) - Những ngày gần đây, người dân lưu thông trên Quốc lộ 61 đoạn giao cắt với tuyến Đường tỉnh 929, huyện Phụng Hiệp liên tục phản ánh tình trạng bụi mịt mù gây cản trở tầm nhìn và ô nhiễm môi trường
08:48 15/01/2025
Nhu cầu sử dụng điện được dự báo sẽ tăng cao để phục vụ sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, giải trí dịp Tết Nguyên đán. Trước tình hình này, ngành điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cam kết đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.
08:46 15/01/2025
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học được tổ chức hàng năm đã và đang thu hút nhiều học sinh tham gia. Đây là sân chơi bổ ích giúp những ý tưởng sáng tạo từ trên giấy của các em trở thành hiện thực…