Thứ Năm, ngày 28/11/2024 | 08:01
Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP.mp3
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện. Đặc biệt, mô hình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ tại Khu NNƯDCNC đang khẳng định đây là một hướng đi có triển vọng lớn trong tương lai.
Với những hiệu quả mang lại, mô hình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ được kỳ vọng là hướng đi mới đầy triển vọng.
Với mục đích xây dựng mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ tại Khu NNƯDCNC Hậu Giang, nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng năng suất, giá trị, bền vững về môi trường, tăng thu nhập cho nông dân thông qua phối hợp liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cùng với các doanh nghiệp trong Khu NNƯDCNC Hậu Giang. Từ tháng 8-2022, đơn vị này đã xây dựng mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ với quy mô 2.000m2, trong đó 1.000m2 trồng xà lách xoăn và 1.000m2 măng tây. Để người dân nắm bắt kiến thức và có thể tự sản xuất theo quy trình, Ban Quản lý Khu NNƯDCNC đã tổ chức lớp tập huấn về quy trình trồng măng tây với 40 người dân tham gia. Theo đó, các hộ dân được tập huấn, trao đổi thông tin, trang bị kiến thức cả lý thuyết và thực hành về áp dụng công nghệ cao vào kỹ thuật trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ. Ngoài ra, mô hình là điểm để người dân tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm.
Tiến sĩ Đỗ Thị Xuân, Chủ nhiệm đề tài Xây dựng mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ tại Khu NNƯDCNC Hậu Giang, chia sẻ: Măng tây là sản phẩm rau sạch nên đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ nghiêm các quy trình kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc. Theo đó, cây trồng phải được canh tác ở những nơi nhiều nắng và thông thoáng, mỗi hàng đều có khoảng cách thích hợp. Điều kiện sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25-30ºC, thích hợp trồng trên các chân đất nhẹ, có độ mùn cao. Khi chăm sóc cây, không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học và phải đảm bảo nước tưới sạch để giữ ẩm, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, trồng măng tây phải chịu khó chăm bón khi cây còn nhỏ, còn lúc cây phát triển thì việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn.
“Cây măng tây có ưu điểm là chu kỳ sống kéo dài đến hơn 15 năm, trồng một lần nhưng cho thu hoạch nhiều năm và năng suất sẽ tăng dần qua các năm. Do đó, nếu chăm sóc tốt, cây có thể thu hoạch đều đặn trong vòng 7-8 năm và mỗi năm cây măng tây có thể cho thu hoạch khoảng 3-4 lứa, mỗi lứa kéo dài từ 2-3 tháng. Điều này giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của người trồng”, tiến sĩ Đỗ Thị Xuân cho biết.
Hiện nay, diện tích 1.000m2 đất trồng măng tây tại Khu NNƯDCNC Hậu Giang đã đạt được chứng nhận VietGAP. Năng suất măng tây trung bình đạt 0,5 tấn/năm, giá bán ổn định khoảng 80.000 đồng/kg. Măng tây xanh là cây dễ trồng, kỹ thuật chăm sóc không phức tạp lại có giá trị dinh dưỡng cao và áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng, giá bán vì thế cũng ổn định và cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống.
Ông Hồ Ngọc Bình, Giám đốc HTX rau an toàn xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, tâm sự: “Tuy là mô hình mới, nhưng theo tôi mô hình măng tây này rất có triển vọng bởi vì không chỉ giúp người nông dân làm giàu mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Sau khi được hướng dẫn quy trình trồng và sản xuất măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP và theo hướng hữu cơ, gia đình tôi định hướng sẽ phát triển loại cây trồng này trước hết tại nông hộ, sau đó sẽ nhân rộng ra cho các thành viên của HTX”.
“Mặc dù khá mới mẻ đối với nông dân ở Hậu Giang, nhưng mô hình được đánh giá rất tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, dài lâu và thân thiện môi trường, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương phát triển mô hình mới, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể triển khai mô hình này trồng thực tế tại hộ dân”, ông Nguyễn Hoàng Thoại, Giám đốc Ban Quản lý Khu NNƯDCNC Hậu Giang, thông tin.
Y.LINH
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
10:07 28/11/2024
(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,
10:06 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,
10:03 28/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh dự án “Xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu gắn với nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,
10:01 28/11/2024
(HG) - Tính đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã hỗ trợ giúp 1.037 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, cận nghèo đạt 6,53%,