Trở ngại trong thu hoạch lúa Hè thu

Thứ Tư, ngày 04/08/2021 | 08:09

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã thu hoạch rộ lúa Hè thu, thế nhưng tình hình cắt lúa trong những ngày qua không được thuận lợi.

Nông dân ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, đang thu hoạch lúa Hè thu trong tình hình giảm năng suất và giá bán.

Ảnh hưởng mưa dầm, giá bán giảm

Một trong những khó khăn đầu tiên mà nông dân đã và đang thu hoạch lúa Hè thu trong tỉnh gặp phải là tình hình mưa dầm trong nhiều ngày qua làm cho tiến độ thu hoạch rất chậm, đồng thời mưa kèm theo giông lốc còn gây đổ ngã, giảm năng suất cho không ít diện tích lúa Hè thu của bà con.

Vừa thu hoạch xong 1ha lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình, ông Trần Văn Pha, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, thông tin: “Do mưa dầm liên tục trong nhiều ngày qua nên làm cho máy thu hoạch lúa bị ùn ứ công cắt rất nhiều. Riêng ruộng của tôi phải trễ ngày cắt theo hợp đồng ban đầu là 3 ngày. Nếu trong điều kiện bình thường thì khả năng vụ này tôi thu hoạch mỗi công ít nhất là 13 bao lúa (tương đương khoảng 700kg), nhưng do mưa dầm làm ướt bông lúa nên khi thu hoạch, hạt lúa theo rơm đi ra bên ngoài khá nhiều. Đồng thời, có không ít chỗ bị sập loang lỗ nên máy cắt khó thu hoạch, từ đó sau khi cắt lúa xong thì mỗi công chỉ còn được 11 bao (khoảng 600kg)”.

Bên cạnh khó khăn trên thì bà con nông dân thu hoạch lúa Hè thu trong lúc này còn bị thương lái hạ giá thu mua từ 200-300 đồng/kg so với giá đã đặt cọc trước khi cắt lúa khoảng nửa tháng. Vừa bán xong 6 công lúa Hè thu (giống OM 18) của gia đình cho thương lái, anh Nguyễn Hữu Thanh, ở cùng ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, cho hay: “Theo hợp đồng ban đầu với thương lái thì tôi và bà con ở cánh đồng này sẽ bán lúa với giá 6.200 đồng/kg. Nhưng đến ngày cắt lúa, thương lái nói tình hình đi lại để thu mua lúa cho người dân gặp khó khăn trong điều kiện dịch Covid-19, đồng thời một số doanh nghiệp chậm thu mua lúa gạo nên đề nghị bà con giảm giá xuống còn 5.900-6.000 đồng/kg. Chia sẻ với thương lái, tôi và bà con đành chấp nhận. Như vậy, việc giảm 200 đồng/kg thì với năng suất lúa đạt 700kg/công, người dân sẽ mất đi số tiền 1,4 triệu đồng/ha”.

Khó trong di chuyển, thiếu máy cắt

Hiện nay, không chỉ có chủ ruộng mà hoạt động thu hoạch và thu mua lúa cho người dân cũng gặp khó khăn trong quá trình di chuyển do vướng những quy định về thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 đã và đang áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh. Cụ thể theo quy định là chủ máy thu hoạch, tài công, nhân công bốc dỡ (người thu hoạch) khi di chuyển vào vùng thu hoạch lúa phải có giấy xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm, kể cả khi có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19.

Ngoài ra, người thu hoạch lúa phải đảm bảo biện pháp phòng, chống dịch và không được đi nơi khác ngoài khu vực hoặc điểm thu hoạch lúa đã đăng ký nơi đến. Trong quá trình thu hoạch, tất cả mọi người tham gia phải đảm bảo 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế). Bên cạnh đó, chủ phương tiện máy cắt, máy kéo phải đảm bảo “3 tại chỗ” cho người thu hoạch đi cùng trong suốt quá trình cắt lúa tại khu vực đăng ký. Đối với phương tiện thu mua và lực lượng lao động tham gia thu mua lúa cũng thực hiện tương tự những quy định trên.

Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết hiện các nhà máy xay xát lúa trên địa bàn huyện chủ yếu là nhỏ lẻ nên không đảm bảo tiêu thụ hết số lượng lớn lúa Hè thu của huyện (tổng số gần 19.500ha, năng suất bình quân 6,3 tấn/ha). Do đó trong nhiều năm qua, tình hình tiêu thụ lúa của nông dân trong huyện chủ yếu là từ thương lái ngoài địa bàn và vụ lúa Hè thu năm nay cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, mỗi thương lái đều có số lượng khá đông lực lượng bốc dỡ đi theo ghe nên gặp khó trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Thời gian qua, dù ngành chức năng địa phương thực hiện rất chặt chẽ những quy định trong phòng, chống dịch bệnh đối với thương lái bên ngoài khi vào huyện thu mua lúa cho người dân nhưng vẫn có trường hợp đã vào đến vùng cắt lúa mới thực hiện khai báo y tế nên đồng nghĩa với việc chưa thực hiện đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

“Các chủ máy cắt và thương lái ngoài địa bàn đến thu hoạch và thu mua lúa cho người dân huyện Phụng Hiệp thường hoạt động trong thời gian dài nên việc quy định kết quả xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2 không quá 72 giờ rồi test lại sẽ ít nhiều gặp khó khăn. Vì vậy, địa phương đề xuất lực lượng thu hoạch và thu mua lúa chỉ thực hiện test Covid-19 một lần trong suốt quá trình hoạt động. Khi kiểm tra có kết quả test xong thì đề nghị họ thực hiện cam kết và có sự quản lý chặt của ngành chức năng địa phương là đảm bảo không đi vào khu vực dân cư mà chỉ tổ chức ăn, ở tại nơi thu hoạch và thu mua đến khi kết thúc chuyến đi”, ông Lê Như Lê cho biết thêm.

Cùng lý do gặp khó khăn trong việc di chuyển người và phương tiện, nhất là không cùng địa phương nên một số vùng lúa trong tỉnh phải đối mặt với nguy cơ thiếu máy cắt phục vụ cho người dân. Ông Trương Văn Chín, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Ngã Bảy, cho hay: Diện tích lúa Hè thu năm nay của thành phố chỉ có 542ha và đang bước vào giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, vấn đề trở ngại là đa phần người trồng lúa của thành phố đều hợp đồng trước đó với các chủ máy cắt ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Do đó, trong điều kiện tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đang thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19 thì việc đi lại của máy cắt sẽ là vấn đề nan giải nên khả năng thành phố sẽ thiếu máy thu hoạch lúa cho người dân và cần sự giúp đỡ từ ngành nông nghiệp tỉnh.

Tương tự, ông Mai Lý Tưởng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã Long Mỹ, thông tin: Nông dân trên địa bàn thị xã xuống giống được gần 10.100ha lúa Hè thu, hiện đã thu hoạch được khoảng 50ha, các trà lúa còn lại cũng đang vào giai đoạn thu hoạch. Tuy nhiên, qua rà soát của ngành chức năng thị xã thì hiện địa phương chỉ có khoảng 21 máy cắt lúa. Với số lượng máy cắt đang có trên địa bàn thị xã thì khi nông dân vào vụ thu hoạch rộ lúa Hè thu (từ giữa đến cuối tháng 8 tới với khoảng 8.000ha sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho bà con. Vì vậy, địa phương đề nghị ngành nông nghiệp tỉnh có giải pháp hỗ trợ máy cắt cho thị xã để đảm bảo thu hoạch nhanh lúa Hè thu cho người dân, cũng như hạn chế thất thoát trong điều kiện mưa, bão như hiện nay.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, cho biết: Trước tình hình thiếu máy cắt lúa như báo cáo của một số địa phương trong tỉnh, ngành nông nghiệp sẽ có trách nhiệm sớm điều tiết máy cắt từ vùng lúa đã thu hoạch xong sang nơi đang có nhu cầu. Trong quá trình di chuyển người và phương tiện sẽ đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch Covid-19. Điều khá an tâm là tổng số máy cắt lúa đang có trên địa bàn tỉnh là 248 máy. Hiện tại, huyện Châu Thành A đã thu hoạch dứt điểm lúa Hè thu và một số địa phương khác đã cắt lúa gần xong như huyện Vị Thủy và thành phố Vị Thanh nên số lượng máy đang nhàn rỗi tương đối lớn, từ đó bà con ở những vùng chưa thu hoạch lúa Hè thu trong tỉnh cứ an tâm, không phải lo lắng về tình hình thiếu máy cắt. Tuy nhiên, để công tác điều tiết máy được thuận lợi thì các địa phương cần rà soát cụ thể và sớm có báo cáo về những vùng lúa cần được chi viện máy cắt để ngành nông nghiệp tỉnh có giải pháp điều tiết được kịp thời và hiệu quả, đồng thời đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa, hạn chế thất thoát cho người dân. Về đề xuất chỉ test Covid-19 một lần đối với lực lượng thu hoạch và thu mua lúa thì ngành nông nghiệp tỉnh sẽ có báo cáo với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh để có sự chỉ đạo chung...

Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 2-8, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 40.000ha trong tổng số 76.616ha lúa Hè thu đã xuống giống, với năng suất bình quân ước đạt 6,39 tấn/ha. Thương lái đang thu mua lúa tươi của người dân tại ruộng với giá dao động từ 5.200-6.200 đồng/kg (tùy giống). Hiện tại, diện tích lúa Hè thu chưa cắt tập trung ở huyện Long Mỹ (khoảng 15.000ha), huyện Phụng Hiệp (khoảng 10.000ha) và thị xã Long Mỹ (khoảng 9.000ha).

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thẩm tra thống nhất 6/7 tờ trình, dự thảo nghị quyết lĩnh vực văn hóa - xã hội trình tại Kỳ họp HĐND thứ 23

18:42 27/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 27-11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo báo cáo, nghị quyết sẽ trình HĐND tỉnh tại Kỳ họp HĐND lần thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) nhiệm kỳ 2021-2026.

Thẩm tra 20 tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp HĐND cuối năm

18:27 27/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Kinh tế - Ngân sách, Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) tổ chức thẩm tra tờ trình, dự thảo Nghị quyết lĩnh vực kinh tế - ngân sách trình tại kỳ họp thứ 23 (kỳ họp cuối năm 2024) HĐND tỉnh.

Trao quyết định về công tác cán bộ

17:54 27/11/2024

(HG) - Chiều ngày 27-11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ. Tham dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị đạt chuẩn mức 1 phải trang trọng

17:28 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 27-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, có cuộc họp Ban tổ chức Lễ đón bằng công nhận Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đạt chuẩn mức 1, theo Quy định số 11 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trường chính trị đạt chuẩn.