Thứ Năm, ngày 26/12/2024 | 08:15
Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại nhiều hiệu quả.mp3
Từ năm 2022, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã triển khai mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ, nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng.
Ông Nguyễn Hoàng Thoại (thứ 5 từ trái qua), Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, bàn giao máy sạ cụm trị giá khoảng 200 triệu đồng cho đại diện Tổ hợp tác tôm - lúa ở xã Lương Nghĩa đang tham gia mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ.
Những năm qua, việc lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đất đai bạc màu, môi trường bị ô nhiễm, sức khỏe của nông dân và người tiêu dùng bị đe dọa. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cấp thiết về một phương thức canh tác mới, bền vững hơn. Đáp lại thách thức này, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đã xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ, kết hợp vận động người dân tham gia, thay đổi cách làm nông nghiệp truyền thống.
Triển khai từ năm 2022, mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ được thực hiện tại các xã Thuận Hòa, Lương Nghĩa và Xà Phiên, huyện Long Mỹ, với 60 hộ tham gia sản xuất trên 100ha. Các hộ này khi tham gia mô hình không chỉ được cung cấp giống lúa chất lượng cao mà còn được hỗ trợ phân bón hữu cơ sinh học, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc vi sinh và tập huấn quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Ngoài ra, Ban quản lý còn phối hợp với các doanh nghiệp thu mua sản phẩm, đảm bảo người dân không bị ép giá và tăng lợi nhuận đáng kể.
Sau thời gian triển khai, mô hình trồng lúa hữu cơ đã có những tác động tích cực. Hiệu quả của mô hình được thể hiện rõ nét qua các con số. Theo đó, lượng lúa giống gieo sạ giảm từ 100 kg/ha xuống còn 80 kg/ha, trong khi lượng phân hóa học giảm tới 40-50%. Những điều chỉnh này giúp hạ chi phí sản xuất, đồng thời tăng lợi nhuận của nông dân từ 10-20%. Quan trọng hơn, chất lượng sản phẩm được cải thiện đáng kể, không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm sạch và an toàn.
Anh Trần Bảo Bình, Giám đốc Tổ hợp tác tôm lúa, ở ấp 7, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, cho biết: Tổ hợp tác có 20 thành viên tham gia với diện tích 40ha, áp dụng sản xuất theo hướng hữu cơ. Các thành viên của tổ được hỗ trợ 100% giống lúa, phân bón; được hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, cây lúa khỏe mạnh hơn, ít sâu bệnh hại. Năm nay, tổ hợp tác còn được hỗ trợ 1 máy chang đất và 1 máy sạ cụm để việc canh tác trở nên dễ dàng hơn. Từ khi chuyển sang trồng lúa hữu cơ, năng suất trung bình đạt 700-750kg/công, giá bán khoảng 7.000 đồng/kg, đất đai được cải thiện rõ rệt, tiết kiệm chi phí, tạo sản phẩm chất lượng cao, an toàn.
Không chỉ dừng lại ở lợi ích kinh tế, mô hình này còn góp phần thay đổi nhận thức của nông dân về bảo vệ môi trường. Việc hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp đã cải thiện chất lượng đất đai và nguồn nước ngầm, đồng thời tạo ra môi trường sản xuất thân thiện hơn với sức khỏe con người. Những buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ và tham quan thực tế đã giúp nông dân nắm vững quy trình kỹ thuật, từ đó áp dụng hiệu quả trên đồng ruộng.
Anh Trần Văn Phúc, Chủ nhiệm mô hình, đánh giá: Các hộ tham gia mô hình đã tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng lúa theo phương pháp cải tiến, chủ yếu sử dụng phân hữu cơ trong chăm sóc lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng thuốc, đúng bệnh, đã đem lại hiệu quả trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Những kết quả thực hiện mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ còn nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm công lao động, nâng cao giá trị cây trồng, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, phù hợp với thích ứng biến đổi khí hậu hiện nay.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mô hình vẫn còn đối mặt với một số thách thức. Việc triển khai mới chỉ tập trung ở một số xã, chưa được nhân rộng trên toàn huyện Long Mỹ hay toàn tỉnh. Để khắc phục, Ban quản lý đã xây dựng kế hoạch mở rộng mô hình, đồng thời kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo và cơ quan chức năng.
“Để nhân rộng mô hình, chúng tôi sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa theo hướng hữu cơ; tham mưu, đề xuất mở rộng mô hình hỗ trợ trên địa bàn... từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm lúa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng”, anh Trần Văn Phúc, chia sẻ thêm.
Y.LINH
07:11 05/02/2025
(HG) - Hiện nay, thương lái mua dừa khô của nông dân tại huyện Châu Thành A từ 80.000-110.000 đồng/chục (12 trái), tăng từ 20.000-30.000 đồng/chục. Riêng dừa tươi
05:55 05/02/2025
(HG) - Để từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tạo ra lượng hàng hóa chất lượng phục vụ xuất khẩu, định hướng năm 2025, huyện Phụng Hiệp sẽ tập trung ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp.
05:55 05/02/2025
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất chú trọng số lượng sang chất lượng đang trở thành xu hướng tất yếu. Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã vận dụng tư duy này vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực.
18:25 04/02/2025
Việc mở ra các cửa hàng, điểm bán sản phẩm OCOP là một bước tiến quan trọng tạo sức lan tỏa rộng rãi, khẳng định thương hiệu Hậu Giang, giúp sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
08:53 03/02/2025
(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, để quản lý tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, Chính phủ, Bộ, ngành đã có ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định việc xử lý các phụ phẩm cây trồng, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động trồng trọt và
08:47 03/02/2025
(HG) - Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích ước tính có nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn trên địa bàn tỉnh khoảng 90.000-110.000ha, bao gồm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, Hè thu 2025 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản địa bàn huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy.
08:38 03/02/2025
(HG) - Thời tiết trên địa bàn tỉnh trở nên lạnh hơn những ngày trước đó, đặc biệt là tình hình sương mù xuất hiện dày đặc trên các cánh đồng lúa Đông xuân 2024-2025 và rau màu của người dân.
05:36 03/02/2025
Trên địa bàn huyện Phụng Hiệp có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, góp phần đưa “trụ cột” nông nghiệp phát triển bền vững, là bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế của địa phương này.
05:35 03/02/2025
Với những cách làm hay từ ngành chức năng và người dân nên hiện nay có không ít mặt hàng nông sản của Hậu Giang đang được quảng bá, tiêu thụ tại mọi miền đất nước, thậm chí có mặt hàng đã xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
10:41 30/01/2025
(HGO) – Sáng sớm ngày 30 – 1 (Mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), thời tiết trên địa bàn tỉnh trở nên lạnh hơn những ngày trước đó, đặc biệt là tình hình sương mù xuất hiện dày đặc trên các cánh đồng lúa Đông xuân 2024 – 2025 và rau màu của người dân.
10:01 05/02/2025
(HGO) - Sáng ngày 5-2, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lương Tỉnh uỷ, cùng với các thành viên Hội đồng có cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
07:13 05/02/2025
(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.
07:11 05/02/2025
(HG) - Theo UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Tiếp công dân năm 2013, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 1-7-2024, tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng kể.
07:09 05/02/2025
(HG) - Ngày 4-2, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Phụng Hiệp tổ chức buổi gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025.