Thứ Sáu, ngày 10/05/2024 | 05:49
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ngày càng tăng, mở ra nhiều cơ hội cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Mô hình trồng sầu riêng hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nông thôn.
Người dân huyện Châu Thành A trồng sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tiềm năng kinh tế
Sầu riêng là một trong những loại trái cây có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng trên thị trường nội địa và quốc tế. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị đặc trưng, sầu riêng không chỉ là một món ăn ngon mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm.
Đoán trước xu hướng của thị trường, ông Trương Văn Hạp, ở ấp Nhơn Phú 1, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn kém hiệu quả sang trồng sầu riêng. Cây sầu riêng được gia đình ông lựa chọn là giống Ri6, có ưu điểm cơm vàng, hạt lép, phẩm chất ngon, được thị trường ưa chuộng. Ông Hạp cho biết: “Lúc đầu là tôi tự mày mò và học hỏi kinh nghiệm sản xuất qua sách báo, mạng internet và của những người đi trước. Đồng thời mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sau đó được địa phương quan tâm hỗ trợ mà vườn sầu riêng của tôi đã tạo ra được những trái sầu riêng đạt chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Hiện tại, diện tích trồng sầu riêng của gia đình ông Hạp là khoảng 1ha, các gốc sầu riêng đã được 7 năm tuổi, năng suất ước đạt khoảng 16 tấn. Thời điểm giá bán sầu riêng tăng cao, dao động từ 80.000-90.000 đồng/kg thì lợi nhuận thu về khoảng 960 triệu đồng/ha/năm. Ông Hạp chia sẻ: “Bình quân mỗi cây từ lúc trồng đến thu hoạch mất gần 5 năm. Chi phí đầu tư mỗi gốc khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận từ cây trồng này khá cao, nếu canh tác đúng quy trình, kỹ thuật, mỗi cây có thể thu lợi nhuận trên 10 triệu đồng/năm”.
Tương tự, ông Thái Ngọc Hầu, người dân trồng sầu riêng ở ấp Nhơn Hòa, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Trồng sầu riêng hiện giờ rất khó khăn do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như môi trường, cây giống,… cũng như giá trị của trái sầu riêng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Vì vậy, khi để sầu riêng thuận mùa khó có thể cạnh tranh được với các địa phương khác như Tiền Giang và các tỉnh miền Đông. Do đó, việc xử lý cho trái nghịch vụ (thu hoạch sau tháng Giêng) được xem là phương pháp hữu hiệu để ứng phó với tình trạng “được mùa, rớt giá”.
“Với diện tích 1ha, do là những vụ đầu tiên, cây còn tơ nên năng suất thu về còn thấp, khoảng 12 tấn, sau khi trừ đi tất cả chi phí đầu tư như phân thuốc, nhân công, cây giống,… gia đình tôi đạt lợi nhuận khoảng 720 triệu đồng”, ông Hầu cho biết.
Chìa khóa thành công
Mô hình trồng sầu riêng hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người trồng, giải quyết trước mắt được đất trồng cây kém hiệu quả trước đây do giá cả như cây cam, xoài,… mà còn góp phần vào phát triển kinh tế địa phương. Bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng và ổn định, mô hình này thu hút và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho nông dân.
Theo thống kê, hiện diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn huyện Châu Thành A là 784ha. Tập trung nhiều ở thị trấn Rạch Gòi (100ha); Nhơn Nghĩa A (142ha); Trường Long A (207ha); Tân Hòa (83ha) và thị trấn Một Ngàn (70ha). Sản lượng năm nay ước đạt 3.965 tấn. Hiện tại diện tích đang cho trái là 251ha, ước năng suất đạt 15,8 tấn/ha.
Ông Trần Văn Xinh, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành A, đánh giá: Đây là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân trực tiếp trồng; đồng thời địa phương cũng tăng trưởng kinh tế do giá trị trái sầu riêng mang lại. Tuy nhiên, về lâu dài, không khuyến cáo trồng sầu riêng theo hướng tự phát, do bà con trồng sầu riêng là làm kinh tế nông nghiệp, sản xuất hàng hóa đến lúc lượng cung lớn hơn cầu thì thị trường mất giá. Tương tự như năm nay, trong tháng 1 và tháng 2, sầu riêng nghịch mùa có giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, tùy loại; đến tháng 3 và tháng 4 thì giá còn 100.000-110.000 đồng/kg. Và hiện tại vào chính vụ thì giá còn trên dưới 50.000 đồng/kg.
Mô hình trồng sầu riêng hiệu quả không chỉ là chìa khóa để tạo ra nguồn thu nhập ổn định, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp địa phương khuyến cáo bà con có dự định trồng sầu riêng thì đến gặp chính quyền địa phương để tư vấn, xem nơi mình sắp trồng có nằm trong quy hoạch vùng trồng cây ăn trái không và nhờ cán bộ kỹ thuật tư vấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Bên cạnh đó, khi bà con trồng sầu riêng, để tránh rủi ro, được mùa mất giá, hoặc bán không được thì nên xây dựng mã số vùng trồng để thuận lợi khi xuất khẩu. Như vậy, bà con sản xuất sầu riêng theo hướng an toàn thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp địa phương, khuyến cáo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật và sinh học, hạn chế hóa chất.
Đồng thời, ngành nông nghiệp cho rằng trồng sầu riêng phải được tổ chức liên kết chặt chẽ giữa nông dân, doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn để mang lại hiệu quả và bền vững. Nếu muốn trồng sầu riêng để xuất khẩu thì ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con phải tuân thủ tuyệt đối điều kiện của nước nhập khẩu đưa ra, nhất là trái sầu riêng khi phân tích thì không có tồn dư kim loại nặng, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lưu tồn trong trái...
Bài, ảnh: MAI THANH
07:47 05/11/2024
Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.
07:45 05/11/2024
(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.
07:31 05/11/2024
(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.
07:28 05/11/2024
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.
07:36 04/11/2024
(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;
07:35 04/11/2024
Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).
11:35 31/10/2024
(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
09:23 31/10/2024
Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
07:35 30/10/2024
Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.
07:34 30/10/2024
Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.
07:54 05/11/2024
(HGO) - Sáng ngày 4-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị với các sở, ngành và địa phương trong tỉnh để góp ý lần cuối dự thảo quyết định ban hành quy trình sản xuất về cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh và quyết định ban hành quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Dự và chỉ đạo hội nghị có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
07:52 05/11/2024
(HG) - Đó là Hội LHPN huyện Châu Thành (thí điểm tại xã Đông Phước A), Hội LHPN huyện Vị Thủy (thí điểm tại xã Vị Thắng), Hội LHPN huyện Châu Thành A (thí điểm tại xã Nhơn Nghĩa A) và Hội LHPN huyện Phụng Hiệp (thí điểm tại xã Thạnh Hòa).