Ứng dụng quy trình GAP vào sản xuất nông nghiệp

Thứ Ba, ngày 15/11/2022 | 18:47

Trong định hướng tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, bên cạnh việc vận động người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, gia tăng về số lượng, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang cũng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, thông qua việc áp dụng các quy trình VietGAP, GlobalGAP vào sản xuất.

HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ đang áp dụng quy trình sản xuất GlobalGAP trên cây mãng cầu. Ảnh: D.KHÁNH

Với diện tích hơn 50ha, HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 1.000 tấn trái. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng đều bán dưới dạng trái thô, giá trị không cao. Với tham vọng đưa trái mãng cầu xiêm xuất ngoại, năm qua HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ đã mạnh dạn nhận và thực hiện hai dự án sản xuất mãng cầu xiêm theo quy trình GlobalGAP do Sở Khoa học và Công nghệ, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh triển khai với tổng diện tích 30,2ha. Mục tiêu hướng tới là để tạo ra trái mãng cầu sạch phục vụ cho các hệ thống siêu thị và xuất khẩu.

Ông Phùng Văn Rở, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc HTX mãng cầu xiêm Hòa Mỹ, cho biết: Tổng diện tích của HTX là 50ha, nhưng hai dự án của tỉnh chỉ triển khai 30,2ha, HTX cũng hướng dẫn thành viên đối với diện tích còn lại thực hiện theo chuẩn GlobalGAP, để sau này tiện cho việc đánh giá mở rộng. Do đó, quá trình sản xuất, HTX đã vận động xã viên tuân thủ theo hướng dẫn để đạt mục tiêu 100% sản lượng mãng cầu làm ra đạt tiêu chuẩn sạch để phục vụ xuất khẩu.

Ngoài cây mãng cầu xiêm thì hiện nay huyện Phụng Hiệp cũng còn 7 loại nông sản sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP là: lúa, chanh không hạt, dưa lưới, mít Thái, khóm MD2, vú sữa hoàng kim và cá thát lát. Bên cạnh đó, huyện cũng phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh xây dựng được 15 mã số vùng trồng cho mít, nhãn Ido đủ điều kiện xuất sang Trung Quốc với diện tích 179ha và 2 mã số vùng trồng chanh không hạt đủ điều kiện xuất sang châu Âu với diện tích 46,6ha, tổng sản lượng đạt 1.398 tấn/năm. Tham gia quy trình, nông dân phải tuân thủ việc sử dụng thuốc BVTV, như: phân định các loại thuốc, kho bãi, liều lượng, thời gian cách ly khi thu hoạch, đảm bảo nông sản làm ra không còn tàn dư thuốc BVTV.

Ông Phan Quốc Tuấn, nông dân làm lúa ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Nhà nước triển khai các quy trình sản xuất thì mình cũng áp dụng thực hiện. Qua thực tế sản xuất thấy có nhiều cái lợi như giảm được giống, phân bón, thuốc BVTV, đồng thời tăng được năng suất và lợi nhuận”.

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, mô hình sản xuất lúa an toàn tiến đến hữu cơ ở xã Thạnh Hòa là mô hình gắn với du lịch, sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp với cây cảnh, bông hoa để vừa làm cảnh quan đẹp, vừa dẫn dụ thiên địch để hạn chế sâu bệnh tiến tới việc hạn chế chi phí đầu tư. Còn mô hình vú sữa hoàng kim ở xã Tân Long sẽ mở rộng thêm từ 5-10ha, Nhà nước sẽ hỗ trợ 50% giống, phân bón quy trình VietGAP để sản xuất theo hướng sạch.

Để từng bước giúp người dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, huyện Phụng Hiệp đang tranh thủ nguồn hỗ trợ của tỉnh triển khai 7 dự án khuyến nông gồm: Trồng mãng cầu xiêm theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm, chuỗi sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, cơ giới hóa trong sản xuất mía, ứng dụng mạ khay máy cấy trong sản xuất lúa, trồng cây dược liệu vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và nuôi rắn bồng voi (rắn ri voi) kết hợp ốc bươu đen. Riêng nguồn vốn thực hiện Nghị quyết số 05 về phát triển nông nghiệp bền vững gắn với du lịch, huyện cũng đang triển khai 3 mô hình, gồm: Mô hình lúa an toàn tiến đến hữu cơ ở xã Thạnh Hòa; mô hình trồng vú sữa hoàng kim ở xã Tân Long và danh mục tư vấn đào tạo công nhận VietGAP và GlobalGAP trên cây lúa và vú sữa hoàng kim. Tổng kinh phí thực hiện khoảng 1,5 tỉ đồng. Đây là những mô hình sản xuất theo hướng sạch, sử dụng hoàn toàn bằng phân hữu cơ, áp dụng các quy trình truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng. Góp phần tạo ra sản phẩm sạch vừa phục vụ cho khách tham quan du lịch vừa đảm bảo các tiêu chuẩn để xuất khẩu.

Theo Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, với tầm quan trọng của khoa học công nghệ và nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng cao và đòi hỏi khắt khe về sản phẩm an toàn, phải truy nguyên được nguồn gốc nên những năm gần đây từ các nguồn kinh phí khuyến nông ngành nông nghiệp Hậu Giang luôn quan tâm xây dựng những mô hình hướng tới những sản phẩm nông nghiệp phải đạt những tiêu chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP và phải có mã số vùng trồng. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp,... đặt ra cho ngành nông nghiệp phải có sự đổi mới mạnh mẽ để phát triển. Do đó, trong xây dựng mô hình canh tác về nông nghiệp để chuyển giao đến người nông dân, ngành nông nghiệp luôn quan tâm đến những mô hình ứng dụng công nghệ, sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và gắn với truy xuất nguồn gốc, liên kết bao tiêu đầu ra hướng tới phục vụ tốt cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ổn định sản xuất nông nghiệp, hướng tới sự bền vững.

Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang đã và đang thực hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP như: Mô hình trồng mít theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm với quy mô 20ha tại huyện Châu Thành; mô hình trồng sản xuất chanh không hạt theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm với quy mô 10ha tại huyện Châu Thành A; mô hình trồng mãng cầu xiêm theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với liên kết chuỗi nâng cao giá trị sản phẩm với quy mô 10ha tại huyện Phụng Hiệp; mô hình ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP với quy mô 180ha tại thị xã Long Mỹ, huyện Long Mỹ và huyện Châu Thành A...

 

T.TRÚC - D.KHÁNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.

Xây dựng 41 cầu giao thông nông thôn

17:52 26/11/2024

(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.