Vụ lúa Đông xuân 2022-2023: Xuống giống sớm, nhẹ lo hạn, mặn

Thứ Hai, ngày 26/09/2022 | 18:10

Mùa khô năm 2022-2023 được dự báo ít gay gắt như các năm trước, thế nhưng việc chủ động các phương án để ứng phó, đặc biệt là bố trí lịch thời vụ để né mặn được xem là giải pháp tốt nhất, giúp nông dân đảm bảo năng suất, giảm thiệt hại.

Hạn, mặn ít nghiêm trọng hơn các năm trước nhưng không chủ quan.

Không chủ quan

“Các địa phương và bà con nông dân cố gắng xuống giống lúa sớm trong tháng 10 đối với khoảng 400.000ha ở 8 tỉnh ven biển để né tránh hạn, mặn có thể xảy ra. Trong tháng 11, tập trung xuống giống hơn 700.000ha, còn lại 400.000ha trong tháng 12-2022”. Đây là nhấn mạnh của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh tại Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Thu đông, vụ Mùa năm 2022; triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông xuân 2022-2023 vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tổ chức tại thành phố Cần Thơ cách đây ít ngày.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan khoa học thuộc Bộ tiếp tục theo dõi sát tình hình nguồn nước, cập nhật thông tin dự báo để cung cấp cho các địa phương chủ động phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Phân tích của các chuyên gia và nhà khoa học tại hội nghị đã làm rõ khuyến nghị của Thứ trưởng Lê Quốc Doanh. Chẳng hạn như liên quan đến nguồn nước phục vụ cho sản xuất lúa, PGS.TS Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, thông tin: 95% lượng nước trong vùng phụ thuộc bên ngoài, chỉ có 5% nguồn nước mặt sinh ra trong vùng ĐBSCL. Trong mùa khô, nguồn nước hoàn toàn được cung cấp từ phía thượng lưu. Đây là yếu tố cần quan tâm.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng cho mùa khô năm sau, theo PGS.TS Trần Bá Hoằng đó là về tích nước ở Trung Quốc (phía thượng lưu), các hồ chứa dung tích khoảng 57,5%, các hồ ở hạ lưu sông Mekong khoảng 47,4%. Năm nay, một số hồ đã tích được 36 tỉ m3, thấp hơn trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn những năm gần đây, là nguồn rất tốt cung cấp nước cho mùa khô của năm sau ở ĐBSCL.

Một vấn đề đáng lưu ý, đó là theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến cuối năm vẫn còn trong tình trạng La lina nên khả năng mưa trong mùa khô sẽ kéo dài và kết thúc muộn, đỉnh lũ sẽ rơi vào khoảng cuối tháng 10.  Do vậy, các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang lưu ý ảnh hưởng của lũ kết hợp với triều cường. Đặc biệt là các tỉnh ven biển lưu ý từ tháng 9 đến tháng 11 mưa kết hợp với triều cường có thể gây ngập úng.

Riêng về tình hình sản xuất trong mùa khô năm 2022-2023, PGS.TS Trần Bá Hoằng cho rằng tình hình không đáng lo ngại do hạn, mặn ít nghiêm trọng hơn các năm trước. PGS.TS Trần Bá Hoằng phân tích: Vào tháng 12, mặn có khả năng xâm nhập nhưng gần như không ảnh hưởng gì lớn đến sản xuất vì đã có các công trình thủy lợi kiểm soát. Từ tháng 1 đến tháng 2, mặn xâm nhập từ 40-50km, nếu ở thượng lưu xả nước, có thay đổi bất thường có thể làm gia tăng sơ suất. Cuối tháng 3, mùa khô giảm, trong một số thời kỳ thấp chúng ta có thể tranh thủ lấy nước ngọt phục vụ sản xuất. Hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé đã hoàn chỉnh, kiểm soát mặn rất tốt, đặc biệt là Kiên Giang, Hậu Giang nên nông dân có thể yên tâm.

Trước những phân tích trên, PGS.TS Trần Bá Hoằng khuyến nghị: “Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng với tổng diện tích 58.900ha có thể bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn trong năm 2022-2023. Vì vậy, cần tăng cường các giải pháp, lưu ý tác động của xâm nhập mặn với diện tích vụ Đông xuân và cây ăn trái”.

Theo dõi sát thông tin về xâm nhập mặn giúp nông dân chủ động trong sản xuất lúa vụ Đông xuân 2022-2023.

Nhiều giải pháp

Theo ông Lương Văn Anh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, nguồn nước vụ Đông xuân tới rất thuận lợi. Hạn, mặn trong giai đoạn này nhỏ hơn năm 2015-2016 và 2019-2020. Dù vậy, chúng ta không được chủ quan.

Làm rõ hơn nhận định này, ông Lương Văn Anh dẫn chứng lượng mưa của khu vực ĐBSCL được dự báo sẽ lớn hơn trung bình nhiều năm từ 10-40%, gây ngập úng khu vực ven sông, khu vực có đê bao, bờ bao thấp trong vụ Đông xuân tới. Đặc biệt là thời điểm gieo trồng cũng như cuối vụ thu hoạch.

Còn về xâm nhập mặn, tại các vùng chuyên canh lúa, với khả năng cấp nước hiện tại của các công trình thủy lợi, ở thời điểm cao nhất, xâm nhập mặn khả năng ảnh hưởng đến 4 tỉnh ven biển với diện tích gần 60.000ha, bao gồm: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Do đó, cần theo dõi sát các bản tin của Tổng cục Thủy lợi về nhận định nguồn nước theo tháng, theo tuần, đặc biệt là thời điểm triều cường, trong đó có những nhận định về ranh mặn, thời điểm để lấy nước.

Từ những phân tích và dự báo về tình hình thời tiết thời gian tới, ông Lương Văn Anh khuyến cáo các địa phương cần rà soát xuống giống sớm vụ Đông xuân 2022-2023, cơ bản hoàn thành trong năm 2022 để phù hợp với tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn. Đặc biệt là các tỉnh có nguy cơ xâm nhập mặn tăng cao vào tháng 1, tháng 2 năm 2023 như: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang.

Vùng ven biển thuộc khu vực bán đảo Cà Mau: Kiên Giang (An Minh, An Biên, U Minh Thượng), Cà Mau (Thới Bình, U Minh) cần thực hiện đắp đập tạm, nạo vét kênh, mương sớm trước khi mùa mưa kết thúc để tích trữ, điều tiết nước hợp lý.

Vùng Gò Công (Tiền Giang), Mang Thít (Vĩnh Long), Nhật Tảo - Tân Trụ (Long An): Theo dõi chặt chẽ độ mặn, thực hiện đóng kín dần các cống từ phía biển lên thượng lưu từ tháng 12-2022, tháng 1-2023 tăng cường nạo vét hệ thống kênh mương để nâng cao năng lực chuyển nước của các kênh trục hệ thống, tận dụng thời điểm triều kém để tranh thủ lấy nước, trữ nước.

“Nước thượng nguồn về tương đối lớn hơn trung bình nhiều năm và thời gian gần đây nhưng mà chúng ta không được chủ quan. Tuân thủ tuyệt đối dự báo nguồn nước; lưu ý vận hành các công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong những thời điểm triều cường xâm nhập mặn sâu vào trong. Đóng cống và các công trình thủy lợi để điều tiết, khi triều rút xuống và thượng nguồn về thì mở ra để lấy nước vào”, ông Lương Văn Anh nhấn mạnh.

Vụ lúa Đông xuân 2022-2023, toàn vùng Nam bộ gieo sạ khoảng 1,58 triệu héc-ta, giảm trên 6.100ha so với vụ Đông xuân 2021-2022; trong đó, vùng Đông Nam bộ gieo sạ 80.000ha (tăng khoảng 760ha), vùng ĐBSCL gieo sạ khoảng 1,5 triệu héc-ta (giảm trên 6.800ha). Riêng tỉnh Bến Tre không bố trí gieo sạ vụ Đông xuân khoảng 10.000ha lúa mà chuyển đổi sang cây trồng cạn phù hợp.

 

Bài, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.

Xây dựng 41 cầu giao thông nông thôn

17:52 26/11/2024

(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.