Vui, buồn ở vùng khóm Cầu Đúc

Thứ Sáu, ngày 15/03/2024 | 09:26

Sau một thời gian tăng giá, trái khóm Cầu Đúc hiện tại đã ổn định trở lại nhưng vẫn đảm bảo cho người dân có lợi nhuận. Do qua đợt thu hoạch nên lượng khóm bán ra tương đối ít, thương lái ráo riết vào các vườn để tìm mua.

Hiện thương lái đến tận rẫy thu mua với mức giá từ 9.500-11.000 đồng/trái.

Trái khóm Cầu Đúc được nâng tầm

Những ngày gần đây, nông dân tại các xã thuộc huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh phấn khởi vì giá bán khóm tăng cao và tiếp tục được giữ mức ổn định. Vừa bán xong đợt khóm cho thương lái, anh Nguyễn Văn Kiệt, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết: “Mấy tuần trước có người đến đặt cọc rẫy khóm của tôi với giá 9.500 đồng/trái, nhưng do thấy khóm đang trên đà tăng giá nên tôi giữ lại không bán, một phần vì trái khóm còn khá nhỏ. Hiện tại, tôi vừa bán xong đợt khóm cho thương lái gần nhà với giá 10.000 đồng/trái. Với 6 công khóm của gia đình, tôi thu hoạch được gần 3 thiên khóm, lợi nhuận thu về đủ trang trải trong gia đình”.

Được biết, hiện giá bán khóm đang dao động từ 9.500-11.000 đồng/trái loại 1 (loại từ 1kg trở lên), khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này tăng hơn 2.000 đồng so với trước tết và giảm khoảng 1.000 đồng so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng. Với giá bán hiện tại, nhiều bà con trồng khóm không phải lo lắng bị thua lỗ nếu vườn khóm cho trái tốt, không bị hư hại.

Từ nhiều năm nay, trái khóm Cầu Đúc đã nức tiếng thơm ngon, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tìm mua để ăn thử vị ngọt thanh tự nhiên, hoặc mua làm quà tặng cho những người ở xa. Vì vậy, khóm Cầu Đúc dù là trong thời điểm nào thì cũng khá hút hàng, đặc biệt là khi lượng khóm đang thu hoạch hiện tại còn tương đối ít. Nhiều thương lái ráo riết đi tìm nguồn hàng để đem giao cho các bạn hàng ở chợ, hoặc xuất sang tỉnh khác với giá bán cao hơn.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có nhiều cơ sở sản xuất thủ công, các hợp tác xã (HTX) chế biến khóm tươi thành các món ăn ngon, có thể kể đến như mứt khóm, kẹo khóm, nước màu khóm… Đặc biệt, củ hủ khóm, một loại đặc sản được du khách gần xa vô cùng yêu thích do dễ dàng kết hợp các nguyên liệu tạo nên món ngon đậm vị quê nhà như: dưa củ hủ khóm, bánh xèo nhân củ hủ khóm… Tất cả góp phần nâng cao giá trị trái khóm quê hương.

Khó khăn trong thời điểm hạn mặn

Lớn lên ở vùng đất này, ông Chiêm Thanh Phong, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có thâm niên hơn 20 năm vui buồn, thăng trầm cùng trái khóm. Từ chỗ trồng lo kinh tế gia đình, nay khóm đã mang về trái ngọt, giúp gia đình ông có thu nhập ổn định, có của ăn, của để. Ông Phong chia sẻ: “Ngày xưa còn nghèo thì mình trồng ít, nay gia đình đã tăng diện tích trồng lên hơn 10 công, chưa kể gia đình còn định mướn thêm đất để canh tác. Dù giá tăng hay giảm thì tôi cũng đã gắn bó với cây khóm từ lâu như một truyền thống phát triển sản xuất của gia đình, dù hiện tại có nhiều loại cây trái khác thu lợi nhuận cao hơn thì tôi vẫn quyết tâm gắn bó với cây khóm quê”.

Ông Phong cho biết thêm, đợt này khóm có giá, nhưng bị hư hại cũng nhiều, gia đình ông trồng hơn 10 công mà hiện tại thu hoạch về được có gần 2 thiên khóm, năng suất không đạt vì đợt nước ngập trước cây khóm chết bụi nhiều, bụi nào còn sống thì héo lá, sâu bọ dẫn đến khóm không cho trái, có trái thì trái cũng kém phát triển và dễ bị sâu đục.

Đây không phải tình trạng của riêng ông Phong, nhiều hộ dân khác tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh cũng gặp phải tình trạng này. Có hộ ít ảnh hưởng, cũng có những hộ thua lỗ, thất trắng vì tình trạng ngập úng mấy tháng trước, hoặc thiếu nước ngọt tưới tiêu trong những ngày gần đây vì tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra. Dù có sự chuẩn bị trước cho đợt hạn, mặn này nhưng ít nhiều cây trồng cũng bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, tuy giá bán hiện đang bình ổn, nhưng nông dân vẫn khá lo lắng vì trái khóm Cầu Đúc vẫn chưa được bao tiêu bởi những công ty lớn, đầu ra còn bấp bênh, chưa ổn định. Có một số HTX bao tiêu cho nông dân nhưng số lượng không nhiều, trong khi trái khóm là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương trong tỉnh nên có nhiều người dân chọn trồng loại cây truyền thống tại mảnh đất này.

Khóm tuy dễ trồng, chịu được nước phèn mặn ở một mức độ nào đó, nhưng cũng như các loại cây khác, cây khóm không chịu được ngập úng, độ phèn mặn quá cao dễ gây úng rễ, sâu bệnh, thậm chí chết bụi làm ảnh hưởng năng suất và chất lượng trái khóm.

Dự đoán trước tình trạng này, ông Lưu Văn Kết, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, đã chủ động trữ nước để tưới cho gần 6 công khóm của gia đình. “Năm nào cũng có đợt nước mặn về nên tôi có kinh nghiệm phòng trước, tránh để thiệt hại cho cây khóm vì nước mặn sẽ làm quéo lá, thậm chí chết cây dẫn đến thua lỗ, thiệt hại cao”, ông Kết cho biết thêm.

Hiện các hộ dân đã bị ảnh hưởng bởi đợt ngập nước và hạn, mặn vừa rồi đã nhổ bỏ bụi cũ, mua giống về trồng lại. Ông Chiêm Thanh Phong, ở ấp 7, xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cũng đã mua 3 thiên khóm con với giá khoảng 250.000 đồng/thiên để trồng lại cho rẫy sau nhà. Các liếp khóm còn bụi thì ông giữ lại, dưỡng cho tốt cây rồi mới tiến hành bón khí đá để cho trái.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện toàn tỉnh có diện tích trồng khóm là 3.113ha, tăng 11ha so với cùng kỳ năm 2023, tập trung ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Diện tích cho thu hoạch là 2.629ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha.

 

Bài, ảnh: MAI THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

Tiếp tục mở rộng diện tích liên kết sản xuất với doanh nghiệp

08:46 15/11/2024

(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chặt chẽ từ cơ sở

08:21 25/11/2024

Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.

“An toàn thực phẩm” 2024: Khuyến khích người dân quan tâm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

08:18 25/11/2024

Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp giúp giảm nghèo hiệu quả

08:18 25/11/2024

Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.