Thứ Sáu, ngày 17/01/2025 | 09:51
Với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự chung sức của người dân, sau hơn 8 năm triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trọng tâm, hiện xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, góp phần tạo khí thế phấn khởi cho người dân về đời sống vật chất và tinh thần ngày thêm phát triển.
Mô hình nuôi cá thát lát đã và đang tạo nguồn thu nhập cao cho người dân xã Vị Thắng.
Điểm sáng về nâng cao thu nhập, giảm nghèo
Xác định nâng cao nguồn thu nhập và giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng NTM, do đó, từ khi bắt tay vào xây dựng xã NTM rồi lên NTM nâng cao, Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể xã tập trung vận động nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình theo thế mạnh của địa phương. Qua công tác vận động, hiện người dân trên địa bàn xã đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, cho nguồn thu nhập cao hàng năm. Điển hình như mô hình nuôi cá thát thát của hộ ông Mai Công Trực, ở ấp 11, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho nguồn thu nhập hơn 1 tỉ đồng/năm từ khoảng 2.000m2 mặt nước.
Ông Trực chia sẻ: “Nhận thấy mô hình nuôi thủy sản (cá thát lát) cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với làm lúa nên gia đình quyết định chuyển từ hơn 2 công đất ruộng sang đào 2 ao nuôi cá thát lát được 4 năm nay. Với 2 ao nuôi cá, mỗi năm gia đình thu hoạch một lần, sản lượng đạt hơn 20 tấn cá thịt, giá bán cá năm rồi ở mức 66.000 đồng/kg nên tạo nguồn thu nhập hơn 1 tỉ đồng. Dự kiến sau Tết Nguyên đán này, gia đình sẽ thu hoạch lứa cá tiếp theo với sản lượng cũng hơn 20 tấn. Điều phấn khởi là trong đợt nuôi cá lần này, gia đình tôi và 7 hộ nuôi cá thát lát trong xã được hỗ trợ kỹ thuật và 50% tiền thức ăn để áp dụng mô hình nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Do đó, tôi và bà con trong mô hình rất phấn khởi và kỳ vọng về đợt thu hoạch cá sắp tới sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình”.
Ngoài nuôi thủy sản thì do là xã có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên lúa vẫn được xem là cây trồng chủ lực của người dân xã Vị Thắng. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, người dân địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào canh tác theo hướng nông nghiệp thông minh, sản phẩm sạch nên từng bước hình thành nhiều vùng lúa chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt lúa gạo và nguồn thu nhập cho người dân.
Bà Giang Thị Bích Trang, hộ có gần 6ha lúa ở ấp 11, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, thông tin: “Hiện từ khâu làm đất đến thu hoạch lúa đều được gia đình tôi sử dụng cơ giới hóa, nhất là ở khâu phun thuốc bảo vệ thực vật đều dùng thiết bị bay không người lái nên làm ruộng bây giờ nhẹ công, giảm chi phí đầu tư và thân thiện với môi trường. Đặc biệt là hệ thống thủy lợi được đầu tư khép kín đồng bộ gắn với trạm bơm, đê bao kiên cố nên giúp nông dân chủ động nguồn nước sản xuất 3 vụ lúa/năm, qua đây giúp cây lúa phát triển tốt, cho năng suất cao. Riêng vụ lúa Đông xuân hàng năm đều đạt năng suất hơn 1,1 tấn/công (1 công 1.300m2), cộng thêm giá lúa trong những năm gần đây ở mức cao nên tạo nguồn thu nhập hấp dẫn và cuộc sống ngày càng phát triển cho nông dân”.
Qua rà soát của ngành chức năng xã Vị Thắng, hiện trên địa bàn xã có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập từ 110-200 triệu đồng/năm, trong đó có thể kể đến như trồng rau màu (cây hẹ), trồng cây ăn trái (sầu riêng); đặc biệt mô hình nuôi thủy sản với 2 loài chủ lực là lươn và cá thát lát cho nguồn thu nhập từ 1-2 tỉ đồng/năm. Ngoài ra, trên địa bàn xã có 3 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao, gồm: giỏ bán nguyệt, dầu gội dược liệu N22 và gỗ thủ công mỹ nghệ Sơn Thủy.
Cùng với sự phát triển về sản xuất nông nghiệp, xã Vị Thắng còn tích cực quan tâm tạo điều kiện thu hút đầu tư và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ. Trong đó, ngành chức năng của xã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… Từ sự quan tâm hỗ trợ đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn xã nhiệt tình hưởng ứng để tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Riêng về giải pháp giảm nghèo thì hàng năm địa phương đều tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo xã với hộ nghèo, qua đây nhằm kịp thời nắm tâm tư, nguyện vọng và đề ra kế hoạch giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, phấn khởi cho biết: “Với việc triển khai đồng bộ và có trọng tâm, trọng điểm nhiều giải pháp nên đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt hơn 73,5 triệu đồng/người/năm, tăng gần gấp đôi so với thời điểm được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2016; đồng thời hộ nghèo đa chiều toàn xã hiện giảm còn 41 hộ, chiếm tỷ lệ 1,73%.
Cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang
Song song với việc nâng cao thu nhập và giảm nghèo hiệu quả thì trong quá trình xây dựng xã NTM nâng cao, ngành chức năng xã Vị Thắng còn tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, học tập và vui chơi giải trí được tốt hơn. Điển hình về giao thông, hiện trên địa bàn xã có 4/4km đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết về biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, cây xanh…; 100% đường ấp và đường liên ấp được cứng hóa; đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp đạt 92,7%.
Ông Trịnh Thới Khởi, người dân ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Điểm sáng của xã Vị Thắng hôm nay là hệ thống giao thông được quan tâm đầu tư mới khang trang và thông suốt giữa các ấp; nhờ vậy giúp cho việc đi lại và giao thương hàng hoá của người dân rất thuận tiện. Mặt khác, trên nhiều tuyến đường còn lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm nên giúp bà con đi lại an toàn và đảm bảo tình hình an ninh trật tự ở xóm ấp. Từ sự đổi thay theo hướng tích cực trên các mặt về đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương như hôm nay nên bà con rất phấn khởi và đồng tình khi xã nhà được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao”.
Về giáo dục, hiện toàn xã có 3/3 trường đạt chuẩn về cơ sở vật chất mức độ 1, trong đó có một trường (THCS Vị Thắng) đạt chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định trên địa bàn xã chiếm 99,79%. Ngoài ra, xã có 7/7 ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định; đồng thời có điểm vui chơi, giải trí, thể thao cho trẻ em và người cao tuổi tại ấp 9… Mặt khác, kết hợp với làm lộ giao thông là ngành chức năng địa phương còn thường xuyên vận động người dân trồng hoa, cây xanh dọc theo các tuyến đường nhằm tạo điểm nhấn và cảnh quan đẹp ở nông thôn; đồng thời thực hiện thu gom chất thải rắn và bao bì, bao gói thuốc bảo vệ thực vật bỏ nơi đúng quy định, cũng như chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường...
Ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, cho rằng trong quá trình xây dựng xã NTM nâng cao, địa phương đã huy động được sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, nhờ vậy đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, kết cấu hạ tầng được tăng cường đầu tư, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Ngoài ra, địa phương còn phát huy tốt vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM, từ đó tạo sự đồng thuận của bà con trong việc chung sức, đồng lòng cùng chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng thêm đổi mới trên các mặt.
“Thời gian tới, địa phương tiếp tục duy trì, củng cố, nâng chất các tiêu chí NTM nâng cao để sớm hướng đến xã NTM kiểu mẫu. Trong đó, quan tâm phát huy các mô hình làm ăn có hiệu quả gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng môi trường nông thôn. Ngoài ra, từng bước xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, tăng mức hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn ngày một tốt hơn”, ông Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch UBND xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, chia sẻ thêm.
Tổng kinh phí xây dựng xã NTM nâng cao của Vị Thắng là hơn 170 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 74 tỉ đồng, tín dụng khoảng 44 tỉ đồng, doanh nghiệp đóng góp 3,9 tỉ đồng, người dân đóng góp hơn 48 tỉ đồng; tỷ lệ người dân địa phương hài lòng với kết quả xây dựng NTM nâng cao của xã Vị Thắng đạt 98,9%. |
HỮU PHƯỚC
09:04 17/01/2025
(HG) - Vừa qua, Ban Chỉ đạo chiến dịch Giao thông nông thôn - Thủy lợi và Bảo vệ môi trường nông thôn năm 2024 trên địa bàn thành phố Ngã Bảy đã tổ chức tổng kết.
08:27 16/01/2025
Hiện nay, có nhiều cánh đồng tại những vùng thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn ở huyện Long Mỹ được nông dân xuống giống lúa Đông xuân trễ hơn mọi năm,
09:22 14/01/2025
(HG) - Song song với việc thu hoạch mía, nông dân ở huyện Phụng Hiệp cũng tập trung xuống giống vụ mía mới. Năm nay, do giá mía nguyên liệu ở mức cao, nên chi phí vụ mía mới cũng tăng.
07:29 14/01/2025
Ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, hiện nay có nhiều hộ dân chọn trồng hoa để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
08:43 13/01/2025
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024 cho các chủ thể.
08:43 13/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả; Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu các ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương trong tỉnh cần chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống xâm nhập mặn.
08:30 10/01/2025
(HG) - Những ngày qua, các thương lái vào tận vườn mua sầu riêng Thái loại đẹp có giá lên đến hơn 210.000 đồng/kg.
09:06 09/01/2025
(HG) - Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2025 tại Nam bộ sẽ kéo dài, khắc nghiệt với nhiệt độ cao và lượng mưa thiếu hụt, đặc biệt là tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn, thiếu nước trong sinh hoạt và gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp sẽ diễn ra gay gắt. Do đó, để chủ động trong công tác phòng,
09:04 09/01/2025
(HG) - Thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 (Đề án), ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu xây dựng 15 mô hình hợp tác xã (HTX) và 3 liên hiệp HTX
09:04 09/01/2025
(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh, trong năm 2024, Thanh tra chuyên ngành của đơn vị đã tiến hành 10 cuộc thanh tra các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, đã tiến hành thanh tra tại 159 cơ sở, bốc được 85 mẫu gửi phân tích chất lượng, cụ thể phân bón 27 mẫu; thuốc bảo vệ thực vật 26 mẫu; thuốc thú y 1 mẫu và 31 mẫu thức ăn chăn nuôi.
15:26 17/01/2025
(HGO) - Ngày 17-1, tại huyện Phụng Hiệp, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức Lễ truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Họp mặt 300 người có công với cách mạng của huyện Phụng Hiệp nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
14:48 17/01/2025
(HGO) – Đoàn công tác của tỉnh do ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm Trưởng đoàn, cùng lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi - Bệnh nhân nghèo tỉnh, các địa phương vừa đến thăm hỏi, chúc tết và tặng quà...
14:31 17/01/2025
(HG) – Sáng ngày 17-1, Đảng bộ Kho bạc Nhà nước Hậu Giang tổ chức Đại hội đảng viên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025-2030.
13:04 17/01/2025
(HGO) – Chiều ngày 16-1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hậu Giang phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn tổ chức chương trình Xuân yêu thương. Dự chương trình có bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.