Thứ Tư, ngày 25/09/2024 | 06:39
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đang mang đến nhiều thay đổi tích cực cho đời sống của người dân tại các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, việc thực hiện các mô hình sản xuất hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, thay đổi chất lượng cuộc sống vùng quê.
Mô hình trồng xen canh hạnh và mít giúp ông Nguyễn Tuấn Kiệt, ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện xây dựng NTM là phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập và giảm nghèo hiệu quả cho người dân. Vì lẽ đó mà trong những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp, trong đó trọng tâm là vận động người dân cải tạo vườn tạp, khu vực trồng lúa kém hiệu quả để chuyển sang canh tác những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Nhờ triển khai có hiệu quả giải pháp trên nên hiện nay có không ít hộ dân thoát nghèo bền vững nhờ vào mô hình sản xuất của mình.
Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, trước đây từng là hộ nghèo của xã Thuận Hưng, vẫn còn ngậm ngùi nhớ lại khoảng thời gian khó khăn trước đây. Ông Kiệt cho biết: “Gia đình tôi đơn chiếc, chỉ có một mình tôi ở nhà, nhưng do trước đó làm vườn nhiều năm nhưng không hiệu quả nên cứ mãi khó khăn, không khá lên được”.
Thấy được hoàn cảnh khó khăn của gia đình, chính quyền địa phương đã tiến hành rà soát, gợi ý các mô hình hiệu quả để giúp nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, cùng với sự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ báo đài, từ những bạn bè, ông Kiệt đã mạnh dạn chuyển đổi 1ha đất sang trồng hạnh xen với mít ruột đỏ và mít Thái. Đây là mô hình phù hợp, lấy ngắn nuôi dài, ước thu nhập của vườn hạnh là khoảng 200 triệu đồng/ha/năm, ông Kiệt dùng số đó để đầu tư cho vườn mít bằng hệ thống tưới tự động của mình. “Từ khi thực hiện mô hình này, kinh tế gia đình tôi phát triển ổn định hơn, từ đó chất lượng cuộc sống cũng được nâng cao”, ông Kiệt chia sẻ thêm.
Mô hình trồng cây ăn trái đã mang lại kết quả tích cực cho nhiều bà con, giúp tăng thu nhập, giảm nghèo hiệu quả, vươn lên làm giàu. Các hộ dân đã áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như trồng xen canh, sử dụng phân bón hữu cơ, tưới nhỏ giọt, và sử dụng chế phẩm sinh học. Điều này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Bên cạnh việc chuyển đổi mô hình sản xuất để tăng lợi nhuận, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh còn áp dụng thành công nhiều mô hình mới, chọn các loại cây trồng hay giống vật nuôi mới để phát triển sản xuất, điển hình như ông Thái Thành Lập, ở xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, có nguồn thu nhập ổn định nhờ tham gia mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Hậu Giang triển khai.
“Từ 200 con gà giống ban đầu, đến nay sau hơn 2 năm chăm sóc, đàn gà mái đủ tiêu chuẩn lấy trứng của tôi đã có khoảng 240 con, từ 3 lò ấp ban đầu đến hiện tại đã tăng lên 5 lò ấp. Trung bình, tôi thu về khoảng 32 triệu đồng/tháng nhờ đàn gà của mình”, ông Lập thông tin thêm.
Về giải pháp giảm nghèo, hàng năm tỉnh đã tổ chức nhiều buổi đối thoại giữa lãnh đạo xã với những hộ nghèo nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con, từ đó đề ra kế hoạch, giải pháp giúp người dân thoát nghèo bền vững. Ông Phạm Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng, cho rằng ý thức của người dân về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nhất là việc cải tạo vườn tạp đang có chuyển biến tích cực. Nhờ vậy mà trong thời gian qua, năng suất, sản lượng nông sản không ngừng tăng, kéo theo nguồn thu nhập được nâng cao nên đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã và đang ngày càng phát triển, đó là kết quả từ việc triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho bà con.
Hiện tại, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ có thu nhập bình quân đầu người đạt gần 75,6 triệu đồng/năm, với tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,36%. Các tuyến đường giao thông nông thôn đã được nâng cấp, bê tông hóa, giúp thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Kinh tế hộ gia đình được cải thiện, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.
MAI THANH
07:11 05/02/2025
(HG) - Hiện nay, thương lái mua dừa khô của nông dân tại huyện Châu Thành A từ 80.000-110.000 đồng/chục (12 trái), tăng từ 20.000-30.000 đồng/chục. Riêng dừa tươi
05:55 05/02/2025
(HG) - Để từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tạo ra lượng hàng hóa chất lượng phục vụ xuất khẩu, định hướng năm 2025, huyện Phụng Hiệp sẽ tập trung ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp.
05:55 05/02/2025
Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại, việc chuyển đổi từ tư duy sản xuất chú trọng số lượng sang chất lượng đang trở thành xu hướng tất yếu. Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã vận dụng tư duy này vào thực tiễn mang lại hiệu quả thiết thực.
18:25 04/02/2025
Việc mở ra các cửa hàng, điểm bán sản phẩm OCOP là một bước tiến quan trọng tạo sức lan tỏa rộng rãi, khẳng định thương hiệu Hậu Giang, giúp sản phẩm được tiêu thụ dễ dàng và nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân.
08:53 03/02/2025
(HG) - Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, để quản lý tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch, Chính phủ, Bộ, ngành đã có ban hành nhiều văn bản pháp lý quy định việc xử lý các phụ phẩm cây trồng, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong hoạt động trồng trọt và
08:47 03/02/2025
(HG) - Theo UBND tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích ước tính có nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn trên địa bàn tỉnh khoảng 90.000-110.000ha, bao gồm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, Hè thu 2025 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản địa bàn huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, thành phố Ngã Bảy.
08:38 03/02/2025
(HG) - Thời tiết trên địa bàn tỉnh trở nên lạnh hơn những ngày trước đó, đặc biệt là tình hình sương mù xuất hiện dày đặc trên các cánh đồng lúa Đông xuân 2024-2025 và rau màu của người dân.
05:36 03/02/2025
Trên địa bàn huyện Phụng Hiệp có nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, góp phần đưa “trụ cột” nông nghiệp phát triển bền vững, là bệ đỡ quan trọng cho nền kinh tế của địa phương này.
05:35 03/02/2025
Với những cách làm hay từ ngành chức năng và người dân nên hiện nay có không ít mặt hàng nông sản của Hậu Giang đang được quảng bá, tiêu thụ tại mọi miền đất nước, thậm chí có mặt hàng đã xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài.
10:41 30/01/2025
(HGO) – Sáng sớm ngày 30 – 1 (Mùng 2 Tết Ất Tỵ 2025), thời tiết trên địa bàn tỉnh trở nên lạnh hơn những ngày trước đó, đặc biệt là tình hình sương mù xuất hiện dày đặc trên các cánh đồng lúa Đông xuân 2024 – 2025 và rau màu của người dân.
18:02 05/02/2025
(HGO) - Chiều ngày 5-2, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.
10:01 05/02/2025
(HGO) - Sáng ngày 5-2, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng lương Tỉnh uỷ, cùng với các thành viên Hội đồng có cuộc họp xét nâng bậc lương trước thời hạn năm 2024 đối với cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
07:13 05/02/2025
(HG) - Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp; nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu, cụm công nghiệp được hình thành.
07:11 05/02/2025
(HG) - Theo UBND tỉnh, qua 10 năm triển khai thi hành Luật Tiếp công dân năm 2013, từ ngày 1-7-2014 đến ngày 1-7-2024, tỉnh ghi nhận nhiều kết quả đáng kể.