Thứ Năm, ngày 16/01/2025 | 08:27
Hiện nay, có nhiều cánh đồng tại những vùng thường chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn ở huyện Long Mỹ được nông dân xuống giống lúa Đông xuân trễ hơn mọi năm, từ đó tạo ra sự lo lắng không nhỏ cho ngành chức năng vì khả năng lúa bị ảnh hưởng mặn vào cuối vụ.
Nhiều diện tích lúa Đông xuân gieo sạ muộn trên địa bàn huyện Long Mỹ sẽ đối diện nguy cơ bị ảnh hưởng hạn, mặn.
Khoảng 1.300ha lúa xuống giống muộn
Qua rà soát của ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 1.300ha lúa Đông xuân 2024-2025 được nông dân xuống giống trễ từ cuối tháng 12-2024 đến đầu tháng 1-2025. Các trà lúa mới xuống giống trong giai đoạn mạ tập trung ở xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, Vĩnh Viễn A và thị trấn Vĩnh Viễn.
Ông Đinh Thanh Dững, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đại Phát, ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thông tin: Toàn HTX có 145ha đất canh tác lúa, trong đó hiện có khoảng 30ha nông dân xuống giống được khoảng 15 ngày tuổi, các diện tích còn lại thì lúa được 30-40 ngày tuổi. Riêng gia đình tôi có 2,6ha lúa Đông xuân đang nằm trong giai đoạn 15 ngày tuổi. So với cùng kỳ thì các trà lúa Đông xuân sạ muộn nhất của HTX đang trễ hơn khoảng 20 ngày.
Theo chia sẻ của nông dân tại các vùng xuống giống vụ lúa Đông xuân muộn trên địa bàn huyện Long Mỹ thì do mùa xâm nhập mặn năm 2024 kéo dài, người dân vùng hạn mặn của huyện Long Mỹ phải đợi thời tiết mưa nhiều mới bắt đầu canh tác vụ lúa Hè thu muộn năm 2024, từ đó kéo theo các vụ sản xuất Hè thu và Thu đông trong năm 2024 trễ hơn các năm trước. Chính nguyên nhân trên làm cho vụ Đông xuân năm nay phải gieo sạ trễ.
Có 1,6ha lúa Đông xuân mới xuống giống được 15 ngày tuổi, ông Nguyễn Văn Bình, thành viên HTX Đại Phát, ở ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, cho hay: “Do xuống giống trễ hơn mọi năm nên tôi và bà con ở cánh đồng này cũng rất lo lắng về khả năng bị ảnh hưởng bởi tình hình xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất cho cây lúa trong giai đoạn từ khi trổ bông đến thu hoạch. Bởi nguồn nước ngọt cung cấp cho cây lúa nơi đây phụ thuộc vào tuyến kênh Tô Ma và kênh Sài Gòn, trong khi vào cao điểm xâm nhập mặn hàng năm thì độ mặn trong nước ở 2 tuyến kênh này thường dao động từ 5-7‰, riêng mùa khô năm rồi là 8‰”.
Nếu tính thời gian sinh trưởng của giống lúa Đài thơm 8 được đa phần nông dân gieo sạ muộn trong vụ lúa Đông xuân đang canh tác trên địa bàn huyện Long Mỹ thì vào thời điểm cuối tháng 2 và đầu tháng 3 tới, các trà lúa này sẽ rơi vào giai đoạn làm đòng và trổ bông, đây là giai đoạn lúa rất cần nguồn nước ngọt để nuôi hạt, trong khi đây cũng là thời điểm thường xuất hiện cao điểm của tình hình xâm nhập mặn hàng năm. Do đó, nếu không có sự tính toán kỹ lưỡng và sử dụng nguồn nước ngọt hợp lý thì khả năng cây lúa sẽ bị ảnh hưởng và làm giảm năng suất khi thu hoạch là chuyện khó tránh khỏi.
Ông Đinh Thanh Dững, Giám đốc HTX Đại Phát, thông tin thêm: “Đơn vị đang phối hợp với ngành chức năng có liên quan của huyện tiến hành kiểm tra và khắc phục công tác vận hành đóng, mở tại các trạm bơm do HTX quản lý nhằm đảm bảo hoạt động tốt khi có nước mặn xâm nhập vào nội đồng. Bên cạnh đó là thường xuyên cập nhật tình hình độ mặn hàng ngày từ nhóm zalo bản tin thời tiết nông vụ của xã. Khi thấy độ mặn ở mức cao thì tiến hành thông báo cho người dân biết để có biện pháp ứng phó hiệu quả, từ đó bảo vệ tốt diện tích lúa Đông xuân, hạn chế bị thiệt hại do nước mặn gây ra”.
Khuyến cáo giải pháp ứng phó
Đến thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện Long Mỹ đã xuống giống dứt điểm lúa Đông xuân 2024-2025, với diện tích 17.682ha, trong đó lúa đang ở giai đoạn làm đòng là khoảng 4.800ha, giai đoạn đẻ nhánh là khoảng 11.600ha, diện tích còn lại là giai đoạn mạ. Nhằm hạn chế bị thiệt hại cho cây lúa do ảnh hưởng của hạn, mặn gây ra, nhất là đối với các ruộng gieo sạ muộn, ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ đưa ra nhiều khuyến cáo để người dân áp dụng.
Cụ thể, trong trường hợp vào giai đoạn giữa và cuối vụ sản xuất lúa, nếu xảy ra tình hình hạn, xâm nhập mặn gay gắt thì nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp là thường xuyên kiểm tra, gia cố hệ thống đê bao, cống, đập cá nhân để ngăn không cho nước mặn tràn vào ruộng trong các ngày thủy triều lên cao (đầu, cuối và giữa tháng âm lịch) hoặc bị rò rỉ nước mặn, nhất là những ruộng lúa có vị trí sát với các sông lớn. Bên cạnh đó, đối với các trà lúa từ giai đoạn làm đòng - trổ thì trước khi mặn xâm nhập, không được để ruộng khô nước. Nếu phát hiện độ mặn trong nước dưới kênh trên 1,5‰ thì tuyệt đối không lấy nước vào ruộng; trường hợp lỡ bơm nước có độ mặn trên 1,5‰ vào ruộng thì phải bơm thoát nước mặn ra khỏi ruộng ngay, sau đó đưa nước ngọt trở lại ruộng; riêng trường hợp lúa ở giai đoạn trổ bông cong trái me thì không cần tưới thêm nước cho ruộng. Điều lưu ý là cần tranh thủ lấy nước ngọt lần cuối cho cây lúa vào thời điểm 65-70 ngày nhằm đảm bảo đủ nước cho lúa sử dụng đến cuối vụ, nhưng phải kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước. Mặt khác, nên phun bổ sung một số loại phân bón lá có chứa kali, canxi, silic để tăng cường khả năng chống chịu hạn, mặn trong thời gian không có nguồn nước ngọt trên đồng ruộng.
Ông Trần Hoài Nhân, Trưởng trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Long Mỹ, cho hay: Cùng với các khuyến cáo trên thì căn cứ theo kế hoạch của huyện, cũng như trên cơ sở dự báo về tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2025 từ cơ quan chuyên môn của Trung ương và tỉnh, đồng thời kết hợp với điều kiện xuống giống lúa Đông xuân thực tế tại địa phương, hiện đơn vị đã đưa ra dự báo về 2 kịch bản nước mặn có thể xâm nhập vào địa bàn huyện, cũng như nhận định về diện tích lúa có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi khô hạn và xâm nhập mặn tại từng vùng cụ thể. Từ việc đưa ra các kịch bản và đề xuất giải pháp để làm cơ sở cho việc chủ động ứng phó được kịp thời, tránh bị động khi có mặn xâm nhập vào địa bàn huyện với đồng độ cao.
Ông Lê Hồng Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết: Do là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng về tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm trên địa bàn tỉnh, vì vậy ngay từ đầu năm, huyện đã ban hành kế hoạch về phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và thích ứng với xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2025 trên địa bàn huyện; đồng thời phân công, giao việc cụ thể cho từng đơn vị có liên quan và chính quyền địa phương trong huyện nhằm chủ động thực hiện tốt các giải pháp ứng phó từ sớm, từ xa theo phương châm “4 tại chỗ”. Qua đây nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra trong sản xuất nông nghiệp của người dân, nhất là trên vụ lúa Đông xuân; trong đó đặc biệt lưu ý đối với xã Lương Nghĩa và Vĩnh Viễn A phải chủ động có giải pháp hiệu quả trong phòng chống hạn, xâm nhập mặn cụ thể cho từng ấp và vùng sản xuất.
HỮU PHƯỚC
07:47 19/06/2025
Mùa mưa luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã chủ động phòng bệnh sớm, góp phần bảo vệ đàn vật nuôi an toàn, hiệu quả.
07:46 19/06/2025
(HG) - Sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè thu sớm, những ngày qua, nông dân tại nhiều cánh đồng lúa trên địa bàn huyện Châu Thành A và huyện Vị Thủy đã tranh thủ vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ lúa Thu đông (lúa vụ 3). Qua ghi nhận nhanh của ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh, tổng diện tích lúa Thu đông được bà con gieo sạ đến thời điểm này là hơn 500ha.
07:44 19/06/2025
Xác định an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề quan trọng để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của thị trường nên việc nâng cao nhận thức chung cho toàn xã hội theo Thông tư số 17/2024/TT-BNNPTNT là yêu cầu cấp thiết, nhất là trong tình hình hội nhập hiện nay.
10:18 18/06/2025
Những ngày này, không khí mua bán tại Cửa hàng nông sản OCOP Thuận Phát, phường III, thành phố Vị Thanh trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.
07:39 18/06/2025
Giá bán và năng suất đang đi song hành ở mức thấp, từ đó tạo tâm lý lo lắng và kém vui về một vụ mùa không thành công cho nông dân đang thu hoạch lúa Hè thu trên địa bàn tỉnh.
06:41 17/06/2025
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), năm 2025, Hậu Giang sẽ triển khai xây dựng hai điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP với mục tiêu kết nối sản phẩm đặc trưng địa phương đến với thị trường tiêu dùng rộng lớn hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây được xem là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương.
06:36 17/06/2025
Với việc thực hiện tốt vai trò là cầu nối trong chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân ứng dụng vào sản xuất hiệu quả, nhờ vậy công tác khuyến nông trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh tiếp tục mang lại nhiều kết quả tích cực cho người dân.
06:51 16/06/2025
Sầu riêng đang mang về nguồn thu nhập lớn cho nông dân ĐBSCL. Thế nhưng, loại trái cây đặc sản này có nguy cơ trở thành “sầu chung” khi phát triển diện tích một cách ồ ạt, thiếu liên kết và kiểm soát chất lượng.
08:57 13/06/2025
(HG) - Do ảnh hưởng tình hình mưa bão mấy ngày qua nên giá lúa Hè thu trên địa bàn tỉnh đã giảm mạnh. Hiện lúa Đài Thơm 8, OM 18, OM 5451 được thương lái mua lúa tươi tại ruộng từ 6.100-6.300 đồng/kg; còn lúa IR 50404 dao động ở mức 5.100-5.300 đồng/kg, với giá này giảm khoảng 300 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 6.
19:18 12/06/2025
Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế tất yếu, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính toàn cầu. Đây là cơ hội để ngành lúa gạo chuyển mình theo hướng hiệu quả và có trách nhiệm hơn với môi trường.
14:37 19/06/2025
(HGO) - Sáng ngày 19-6, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức Hội nghị phiên 6 tháng đầu năm 2025. Thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Phó Tư lệnh Quân khu 9; ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, đến dự.
14:00 19/06/2025
(CTO) - Ngày 19-6, Hội Nhà báo TP Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm chuyên đề “Bài báo là tờ hịch cách mạng” tại Thư viện TP Cần Thơ.
07:49 19/06/2025
(HG) - Sáng ngày 18-6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp Ban An toàn giao thông (ATGT) tổ chức Tổng kết và trao giải “Giải báo chí tuyên truyền về ATGT” năm 2025 và Cuộc thi viết về “Tấm gương người tốt, việc tốt” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025.
07:47 19/06/2025
(HG) - Năm 2025, tỉnh Hậu Giang đề ra 18 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Đến nay đã có 4 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch là tốc độ tăng trưởng kinh tế, số doanh nghiệp đang hoạt động và có kê khai thuế, y tế, tỷ lệ sử dụng