Thứ Hai, ngày 04/09/2023 | 12:32
Hiện nay, tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản ngày càng diễn biến phức tạp, thủ đoạn tinh vi. Để chủ động phòng ngừa tội phạm này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với thượng tá Nguyễn Phi Khanh (ảnh), Phó trưởng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh.
Xin thượng tá cho biết tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong những tháng đầu năm 2023 diễn ra như thế nào ?
- Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao nói chung, tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản nói riêng ngày càng tinh vi, tăng cả số vụ, số lượng người bị hại, phạm vi rất rộng; tính chất ngày càng phức tạp, có xu hướng liên quan nhiều quốc gia và người nước ngoài.
Sáu tháng đầu năm 2023, cơ quan chức năng toàn quốc khởi tố 332 vụ với 749 bị can, trong đó có 108 bị can liên quan đến tổ chức tội phạm do người nước ngoài cầm đầu. Riêng trên địa bàn tỉnh, cơ quan cảnh sát điều tra Công an toàn tỉnh đã khởi tố 7 vụ với 29 bị can sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội.
Tội phạm thường sử dụng thủ đoạn nào để dẫn dụ bị hại ?
- Trong các vụ đã khởi tố và các vụ đang trong quá trình xác minh cho thấy, rất đa dạng về phương thức, thủ đoạn để dẫn dụ bị hại, nhưng phổ biến nhất là, giả danh cơ quan, tổ chức (công an, viện kiểm sát, tòa án, hải quan, thuế, các nhà mạng, ngân hàng,…) đe dọa hoặc yêu cầu cập nhật thông tin; giả danh sàn thương mại điện tử, công ty, doanh nghiệp để kêu gọi đầu tư, làm nhiệm vụ online, tham gia bình chọn; giả người nước ngoài làm quen, yêu đương nói gửi quà, gửi tiền rồi yêu cầu đóng phí; chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội (zalo, facebook,…) gửi tin nhắn mượn tiền hoặc chiếm quyền điều khiển ứng dụng thanh toán bằng điện thoại di động rồi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Ngoài ra, chúng còn giả giáo viên gọi điện thông báo con em bị tai nạn; cho kết quả xổ số để chơi lô đề; dịch vụ giá rẻ; mạo danh ngân hàng cho vay... Các đối tượng luôn thay đổi phương thức, thủ đoạn để bị hại mất cảnh giác, dụ dỗ hoặc uy hiếp để ngăn cản không cho bị hại trao đổi với người khác, kể cả người thân.
Các đối tượng làm thế nào để chiếm đoạt được tài sản của bị hại ?
- Tội phạm mạng muốn chiếm đoạt được tài sản của bị hại phải chiếm được quyền sử dụng internet banking; bị hại cung cấp số tài khoản ngân hàng và mã OTP, hay nộp tiền hoặc nạp thẻ cào điện thoại cho đối tượng.
Hiện nay, tội phạm mạng sử dụng những công cụ, phương tiện nào để thực hiện hành vi phạm tội ?
- Để thực hiện được hành vi phạm tội, chúng phải có sim điện thoại, phải có tài khoản mạng xã hội (zalo, facebook,…), quan trọng nhất là tài khoản ngân hàng. Từ các vụ án đã triệt phá cho thấy, một cá nhân, một nhóm tội phạm mạng có thể quản lý và sử dụng hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sim điện thoại, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Để phòng ngừa người dân cần làm gì, thưa thượng tá ?
- Để tham gia môi trường mạng an toàn, không trở thành nạn nhân của tội phạm mạng thì mọi người cần tiếp cận thông tin tích cực từ các trang chính thống, nhất là phải trang bị những kiến thức cơ bản để không vi phạm và phòng, chống tội phạm mạng. Cụ thể, không đăng hoặc cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và mã OTP; không cập nhật vào đường link lạ; không chuyển tiền hoặc nạp thẻ cào cho người chưa biết chính xác và đầy đủ thông tin; kiểm tra kỹ thông tin người thụ hưởng vì tội phạm mạng luôn luôn sử dụng tài khoản cá nhân để giao dịch mà tài khoản này không chính chủ (tài khoản rác).
Thượng tá có đề xuất gì về mặt pháp lý để ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm mạng ?
- Để thực hiện được hành vi phạm tội trên môi trường mạng thì đối tượng phải có sim điện thoại, tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng. Do đó, cơ quan chức năng cần có quy định chặt chẽ hơn, chế tài nghiêm khắc hơn, tạo hành lang pháp lý tốt hơn từ khâu đăng ký đến quản lý, đồng thời xử lý dứt điểm “sim rác, tài khoản mạng rác, tài khoản ngân hàng rác”. Người dân không nên vì lợi ích nhỏ mà đăng ký rồi giao lại sim điện thoại, tài khoản ngân hàng cho người khác quản lý sử dụng, tiếp tay cho tội phạm.
Thượng tá khuyến cáo gì để người dân hiểu, chủ động phòng ngừa tội phạm mạng, nhất là tội phạm chiếm đoạt tài sản ?
- Tội phạm mạng lợi dụng triệt để lòng tham và thiếu hiểu biết của bị hại. Ai trong chúng ta cũng có những điều chưa hiểu biết, có những lúc thiếu tỉnh táo, do đó để không bị mất tài sản, không trở thành nạn nhân của tội phạm mạng, khi tiếp nhận thông tin trên môi trường mạng nên trao đổi với người thân, bạn bè hoặc báo chính quyền địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, không vội vàng tin tưởng thông tin trên môi trường mạng.
Thượng tá Nguyễn Phi Khanh khẳng định: Không có bất cứ cơ quan, tổ chức nào làm việc qua điện thoại. Không có việc nhẹ - lương cao, không có kiếm tiền nhanh - dễ, không có khuyến mãi lớn - đơn giản, không có đầu tư ít - sinh lợi nhiều. |
Xin cảm ơn thượng tá !
NHẬT TÂN thực hiện
17:00 21/12/2024
(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,
16:59 21/12/2024
(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.
08:29 20/12/2024
(HG) - Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ vừa mở phiên hình sự sơ thẩm, xét xử các bị cáo gồm Đinh Minh Thiện, Trần Thị Băng Tâm, Bùi Thị Ý Nhi, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Hồng Tươi, Tiêu Thị Tú Ngân, Văn Phước Giàu và Trần Lil Đô cùng về các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy.
08:28 20/12/2024
Một ngày giữa tháng 12, sương sớm vẫn chưa tan trên sân Tòa án nhân dân tỉnh; trong căn phòng xử án, bị cáo Hồ Lê Huy Tâm (46 tuổi), đứng trước bục khai báo với dáng vẻ mệt mỏi.
18:25 19/12/2024
(HG) - Viện KSND huyện Châu Thành A vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với Trần Chí Thân (sinh năm 1985) và Lê Trung Tình (sinh năm 1992) về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173, Bộ luật Hình sự.
07:24 19/12/2024
(HG) - Theo Sở Tư pháp, trong năm 2024, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 1.741 vụ việc; đưa ra hòa giải 1.739 vụ, trong đó hòa giải thành 1.641 vụ (đạt 94,3%), hòa giải không thành 98 vụ việc.
07:23 19/12/2024
Đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 137 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tăng 62 vụ so năm 2023, trong đó hành vi phổ biến nhất là sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản. Qua đó, cơ quan công an đã khởi tố 4 vụ về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, tăng 2 vụ so năm rồi.
17:33 18/12/2024
(HGO) - Viện kiểm sát nhân dân thị xã Long Mỹ vừa phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp mở phiên tòa xét xử công khai theo hình thức lưu động 2 vụ án hình sự sơ thẩm đối với 2 bị cáo L.V.N. và Đ.H.N. về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015.
07:19 18/12/2024
(HG) - Theo Thanh tra tỉnh, năm 2024, toàn tỉnh đã triển khai 53 cuộc thanh tra hành chính, trong đó triển khai 42/42 cuộc theo kế hoạch phê duyệt và 11 cuộc đột xuất.
07:13 17/12/2024
(HG) - Thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, khoảng 20 giờ, ngày 11-12 Công an huyện Phụng Hiệp nhận được tin báo qua điện thoại từ ông N.V.K., đăng ký thường trú ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, trình báo với nội dung: Khi
17:00 21/12/2024
(HG) - Chiều ngày 20-12, Đoàn công tác của Tỉnh ủy do bà Phạm Thị Phượng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, làm Trưởng đoàn có buổi làm việc định kỳ với Thành ủy Ngã Bảy về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng Đảng năm 2024,
17:00 21/12/2024
(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,
16:59 21/12/2024
(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.
16:52 21/12/2024
Sáng ngày 20-12-2024, Thành Thắng Group (TTG) cùng chủ đầu tư HTC Vị Thanh ký kết hợp tác chiến lược phân phối dự án May Luxury House.