Đại biểu Quốc hội đề nghị thực hiện Luật Đất đai mới ngay trong năm nay

Thứ Sáu, ngày 31/05/2024 | 15:09

Chính phủ đề xuất Quốc hội điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở) từ ngày 1/8/2024 thay vì từ ngày 1/1/2025.

Ngày 30/5, Quốc hội nghe tờ trình và thảo luận tại hội trường về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trong đó, đáng chú ý việc đề xuất cho ba luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8 nhận được nhiều quan tâm của các đại biểu Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp thảo luận tại Hội trường Quốc hội sáng 30/5.

Trình bày tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thành Tùng cho hay ngày 27/5 vừa qua, Chính phủ có tờ trình đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở và Luật Các tổ chức tín dụng vào chương trình xây dựng luật, pháp luật năm 2024.

Nội dung trình theo hướng điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành sớm hơn (từ ngày 1/8/2024) đối với Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc cần sớm triển khai thi hành các luật nêu trên. Qua đó nhằm tháo gỡ các vướng mắc, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội Để bảo đảm chất lượng ban hành luật, cơ quan thường trực của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan trong quá trình xây dựng dự án luật tiếp tục đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhất là những tác động bất lợi (nếu có) để đề xuất giải pháp khắc phục phù hợp.

UBTVQH cũng đề nghị Chính phủ rà soát kỹ các nội dung quy định chuyển tiếp tại bốn luật này và quy định tại các luật khác có liên quan chịu tác động của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành sớm năm tháng, từ đó có phương án xử lý phù hợp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng.

Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, bảo đảm chất lượng, có hiệu lực đồng thời với thời điểm có hiệu lực của các luật…

Cân nhắc kỹ việc điều chỉnh hiệu lực thi hành

Đóng góp ý kiến về nội dung trên, đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) cho biết, nếu như cho các luật có hiệu lực sớm mà các thông tư hướng dẫn chưa xong thì sẽ tạo ra khoảng trống pháp luật khi luật cũ đã hết hiệu lực nhưng luật mới lại chưa có hướng dẫn.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh do đó đề nghị cân nhắc kỹ việc điều chỉnh hiệu lực thi hành, đặc biệt là với Luật Đất đai.

“Tôi trực tiếp tham gia thẩm tra dự án Luật này và thấy rất khó. Ví dụ như chương về thu hồi đất và chương về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mỗi câu là một chính sách, mỗi câu là một nội dung khác biệt hoàn toàn, cực kỳ khó hướng dẫn. Hiện nay, nhiều nghị định hướng dẫn vẫn chưa được đưa lên trang của cơ quan soạn thảo. Vì vậy thời gian luật có hiệu lực phải tính kỹ”, ông Minh cho biết.

Cùng quan điểm, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của Luật Đất đai và các luật có liên quan là rất cần thiết và phù hợp với tính cấp thiết hiện nay.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh đề nghị cân nhắc kỹ việc điều chỉnh hiệu lực thi hành, đặc biệt là với Luật Đất đai.

Tuy nhiên, ĐBQH tỉnh Tuyên Quang bày tỏ băn khoăn khi hiện nay ngoài một nghị định đã được Chính phủ ban hành, vẫn còn tới 15 văn bản (trong đó có 9 nghị định, 1 quyết định của Thủ tướng, 6 thông tư) quy định chi tiết thực hiện Luật Đất đai mới chỉ dự kiến được ban hành trong tháng 6/2024. “Số lượng văn bản trên chỉ dành riêng cho Luật Đất đai”, bà Thúy nhấn mạnh.

Trong khi đó, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy định chi tiết của các luật phải có hiệu lực đồng thời với thời điểm luật có hiệu lực. Bà Thúy quan ngại đến việc các cơ quan liên quan chưa đánh giá đầy đủ tác động tiêu cực của việc không kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong khi đó, luật mới đã có hiệu lực, luật cũ và các văn bản quy định chi tiết luật cũ hết hiệu lực. Bà Thúy cho rằng cần đánh giá tác động của luật mới tới người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là khi không đủ thời gian để chuẩn bị các điều kiện đáp ứng yêu cầu theo luật mới.

Từ phân tích trên, bà Thúy đề nghị Quốc hội cần cân nhắc kỹ lưỡng về việc bổ sung dự án luật nói trên vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo quy trình thủ tục rút gọn và thông qua tại kỳ họp thứ bảy.

Đại biểu Ma Thị Thúy

“Đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ các vấn đề có liên quan và bảo đảm chịu trách nhiệm toàn diện về điều kiện để các luật có thể triển khai thực hiện, không gây ra các tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp và người dân”, bà Thúy nói.

Nếu đáp ứng thì Quốc hội sẽ biểu quyết luôn

Liên quan đến vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long gom thành bốn vấn đề chính mà các ĐBQH còn băn khoăn. Đó là phải chứng minh được những lợi ích mang lại khi áp dụng các luật trên sớm hơn; tiến độ chuẩn bị các văn bản quy định chi tiết, gồm cả văn bản do các bộ, ngành và các văn bản do địa phương ban hành; rà soát kỹ, đặc biệt là điều khoản chuyển tiếp, liệu ngoài bốn luật này thì có còn ảnh hưởng đến các luật khác hay không; tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục.

Người đứng đầu ngành tư pháp ghi nhận ý kiến này của các ĐBQH, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan, trong đó có Bộ Tư pháp, rà soát rất kỹ và xin QH chấp thuận để đưa vào chương trình.

“Các bộ, ngành và Chính phủ sẽ bắt tay vào soạn thảo ngay từ bây giờ. Chúng ta sẽ cùng nhau rà soát rất kỹ. Nếu bảo đảm chất lượng, chính xác và không gây ra những khó khăn, tôi cho rằng Quốc hội cho phép các luật có hiệu lực sớm hơn sẽ đóng góp rất tốt vào việc phát triển kinh tế - xã hội và gỡ các khó khăn, vướng mắc cho đất nước”, Bộ trưởng Lê Thành Long nói.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay vừa qua, Thường vụ Quốc hội, các ủy ban thảo luận rất kỹ nội dung này. Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng cũng trực tiếp thảo luận với nhau.

Luật cần phải có văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành. Nhưng không phải cả luật đó phải có văn bản chi tiết mới thực hiện được, có nhiều điều trong luật có thể thực hiện được ngay.

“Xin phép Quốc hội cho ghi vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Còn Quốc hội cho hay không cho là khi thảo luận nội dung cụ thể các điều khoản này. Nếu đáp ứng thì Quốc hội sẽ biểu quyết, còn không thì thôi”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định kết luận.

Trước đó, theo hồ sơ tham mưu cho Chính phủ trình QH việc ban hành nghị quyết sửa đổi Điều 252 để Luật Đất đai có hiệu từ ngày 1/7/2024 (sớm hơn sáu tháng so với dự kiến), Bộ TN&MT nêu bật một số lý do cần thiết đẩy sớm hiệu lực của luật.

Theo Bộ TN&MT, Luật Đất đai là một đạo luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Luật này giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều luật khác có liên quan. Đặc biệt, Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất…

Để tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 222 ngày 5/3/2024 ban hành kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai. Theo đó, Thủ tướng đã phân công các bộ, ngành, địa phương chủ trì soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên họp.

Trước đó, tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội ngày 29/5, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (đoàn Lai Châu) bày tỏ đồng tình với việc Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này xem xét quyết định cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm hơn để tổ chức thực hiện, góp phần giải quyết căn bản nút thắt về thể chế.

Đại biểu cũng đề nghị Chính phủ, các bộ ngành cần có bước chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành, để luật có hiệu lực thì tổ chức thực hiện được ngay.

Cũng tại phiên thảo luận tại hội trường ngày 29/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, ba bộ luật liên quan đến đất đai sớm đi vào cuộc sống sẽ giúp giải quyết nhiều tồn tại, yếu kém, hạn chế. Vì vậy, Chính phủ quyết tâm trình Quốc hội cho phép các bộ luật trên sớm có hiệu lực.

Theo Phó Thủ tướng, nếu được Quốc hội cho phép ngày hiệu lực sớm, Chính phủ sẽ quyết tâm làm đầy đủ các văn bản hướng dẫn. Cụ thể, sẽ có 14 nghị định, khoảng trên 10 thông tư. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa có công điện yêu cầu các địa phương xây dựng và các Bộ, ngành cùng tham gia để đảm bảo sự liên thông, thống nhất về pháp luật.

Theo Phi Long - Hoàng Lê/VOV.VN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bắt kẻ trộm xe ô tô khi đang trên đường tẩu thoát

17:44 23/12/2024

(HG) - Công an tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp với Công an tỉnh Long An bắt giữ đối tượng trộm cắp ô tô xảy ra tại địa bàn tỉnh Hậu Giang khi đang trên đường tẩu thoát.

Tranh chấp từ đất cấp cho hộ gia đình

06:22 23/12/2024

Trước khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực, pháp luật về đất đai quy định hộ gia đình là một trong những đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất… Tuy nhiên, từ thực tế này cũng phát sinh nhiều tranh chấp liên quan.

Đứng trú mưa, sẵn tay giật dây chuyền

11:31 22/12/2024

(HGO) - Tòa án nhân dân thành phố Ngã Bảy vừa đưa ra xét xử lưu động vụ án hình sự đối với bị cáo Lê Thị Yến (sinh năm 1983) bị viện kiểm sát cùng cấp truy tố về tội cướp giật tài sản theo Điều 171, Bộ luật Hình sự.

Phát hiện nhóm đối tượng sử dụng ma túy

17:00 21/12/2024

(HG) - Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 20-12, nhận tin báo từ quần chúng nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy,

Vụ gas Chín Thảo, tiếp tục hoãn xét xử do vắng mặt nhiều người

16:59 21/12/2024

(HG) - Sáng ngày 20-12, Tòa án nhân dân thành phố Vị Thanh mở phiên tòa sơ thẩm lần thứ 3 xét xử vụ sản xuất, buôn bán hàng giả xảy ra tại Doanh nghiệp tư nhân gas Chín Thảo.

Xét xử nhóm đối tượng sử dụng ma túy tại phòng karaoke

08:29 20/12/2024

(HG) - Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ vừa mở phiên hình sự sơ thẩm, xét xử các bị cáo gồm Đinh Minh Thiện, Trần Thị Băng Tâm, Bùi Thị Ý Nhi, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Hồng Tươi, Tiêu Thị Tú Ngân, Văn Phước Giàu và Trần Lil Đô cùng về các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy.

Bài học đắt giá từ ma túy

08:28 20/12/2024

Một ngày giữa tháng 12, sương sớm vẫn chưa tan trên sân Tòa án nhân dân tỉnh; trong căn phòng xử án, bị cáo Hồ Lê Huy Tâm (46 tuổi), đứng trước bục khai báo với dáng vẻ mệt mỏi.

Truy tố Thân, Tình trộm cắp xe

18:25 19/12/2024

(HG) - Viện KSND huyện Châu Thành A vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với Trần Chí Thân (sinh năm 1985) và Lê Trung Tình (sinh năm 1992) về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173, Bộ luật Hình sự.

Hòa giải thành 1.641 vụ việc ở cơ sở

07:24 19/12/2024

(HG) - Theo Sở Tư pháp, trong năm 2024, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 1.741 vụ việc; đưa ra hòa giải 1.739 vụ, trong đó hòa giải thành 1.641 vụ (đạt 94,3%), hòa giải không thành 98 vụ việc.

Phạt tiền, có thể phạt tù nếu sử dụng kích điện khai thác thủy sản

07:23 19/12/2024

Đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 137 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tăng 62 vụ so năm 2023, trong đó hành vi phổ biến nhất là sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản. Qua đó, cơ quan công an đã khởi tố 4 vụ về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, tăng 2 vụ so năm rồi.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Bắt kẻ trộm xe ô tô khi đang trên đường tẩu thoát

17:44 23/12/2024

(HG) - Công an tỉnh Hậu Giang vừa phối hợp với Công an tỉnh Long An bắt giữ đối tượng trộm cắp ô tô xảy ra tại địa bàn tỉnh Hậu Giang khi đang trên đường tẩu thoát.

Phụ nữ có đời sống vật chất, tinh thần tốt sẽ tham gia tích cực các hoạt động

15:42 23/12/2024

(HGO) – Đây là nhấn mạnh của ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, tại hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 10, nhiệm kỳ 2021-2026, tổng kết công tác hội và phong trào phụ nữ năm 2024 do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào sáng ngày 23-12.

Sau hợp nhất, số lượng phó giám đốc sở có thể cao hơn so quy định

15:36 23/12/2024

(HGO) – Sáng ngày 23-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp Ban cán sự đảng UBND tỉnh thông qua dự thảo đề án sắp xếp, sáp nhập tổ chức bộ máy các đơn vị. Dự cuộc họp còn có ông Trương Cảnh Tuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Tăng cường triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó áp thấp nhiệt đới

14:28 23/12/2024

(HGO) - Để chủ động phòng ngừa, ứng phó áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông và giảm thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp, các ngành kinh tế khác và đời sống của người dân trên địa bàn, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đề nghị thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, đơn vị có liên quan và Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, thị xã, thành phố tăng cường phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cập nhật dự báo, cảnh báo diễn biến thời tiết trong những ngày tới để chủ động phòng ngừa, ứng phó với mọi tình huống xấu xảy ra. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thực hiện nghiêm túc Quyết định số 44/QĐ-BCH ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.