Thứ Năm, ngày 19/12/2024 | 07:23
Đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát hiện 137 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tăng 62 vụ so năm 2023, trong đó hành vi phổ biến nhất là sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản. Qua đó, cơ quan công an đã khởi tố 4 vụ về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, tăng 2 vụ so năm rồi.
Một bộ dụng cụ kích điện của người dân sử dụng được cơ quan công an thu giữ.
Tòa án nhân dân thành phố Ngã Bảy vừa đưa ra xét xử bị cáo L. về hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
Trước đó, dù đã có tiền sự về hành vi sử dụng kích điện nhưng ngày 3-3-2024, L. cùng một người bạn mang theo bộ kích điện đi xuyệt cá về làm mồi nhậu tại kênh thủy lợi thuộc khu vực Láng Sen A, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy. Khi các đối tượng bắt được khoảng 1,5kg cá (cá lóc, cá trê, cá rô phi) thì bị Công an phường Hiệp Lợi phát hiện, tạm giữ.
Còn tại thành phố Vị Thanh, tòa án thành phố cũng tuyên phạt bị cáo D. (sinh năm 1971), 12 tháng cải tạo không giam giữ về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo Điều 242, Bộ luật Hình sự.
Vào tháng 2-2023, D. bị UBND xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh xử phạt 3 triệu đồng về hành vi sử dụng công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản, nhưng đến ngày 27-11-2023, D. lại tiếp tục điều khiển vỏ lãi mang theo bộ kích điện đi từ xã Vị Tân đến xã Hỏa Tiến để xuyệt cá, sau khi D. bắt được khoảng 1,5kg cá thì bị bắt quả tang.
Thời gian qua, dù các trường hợp khai thác thủy sản bất hợp pháp được xử lý nghiêm, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống, nhưng tình trạng người dân sử dụng xung điện, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản vẫn diễn ra, đây là hành vi không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cho biết, với đặc thù địa bàn tỉnh có nhiều khu vực nội đồng, kênh, rạch nên khai thác thủy sản được xem là nghề phụ của người dân ở vùng nông thôn. Hiện nay, do nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm nên để đánh bắt được cá, tôm, người dân đã sử dụng các loại dụng cụ cấm. Qua kiểm tra, các hành vi vi phạm phổ biến là sử dụng điện, lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định; đánh bắt các loài cá trong danh mục cấm…”.
Theo cơ quan chức năng, hiện nay, việc xử lý với các vi phạm trên gặp nhiều khó khăn bởi đối tượng vi phạm chủ yếu là người địa phương, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đánh bắt thủy sản với mục đích cải thiện bữa ăn gia đình, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ dụng cụ và thông qua tuyên truyền tại chỗ người vi phạm hiểu được hành vi vi phạm và cam kết không thực hiện. Nhưng cũng có những trường hợp sẵn sàng vứt bỏ ngư cụ xuống nước để phi tang, chống trả, bỏ chạy, hoặc hoạt động về ban đêm, khai thác ở các khu vực sông ngòi, ao hồ, kênh… xa khu dân cư gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tại khoản 7, Điều 7 của Luật Thủy sản năm 2017 quy định rõ việc cấm các hành vi “sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính chất hủy diệt, tận diệt khai thác nguồn lợi thủy sản”.
Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 26/2019 quy định chi tiết về danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm. Theo đó, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân làm 2 nhóm: nhóm I (126 loài) và nhóm II (60 loài). Tại Hậu Giang, hiện có một số loài thủy sản nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm như: cá trê trắng, cá hô, cá tra dầu, cá vồ cờ... thuộc nhóm I; cá còm, cá duồng bay, cá he đỏ, cá trèn, cá sửu… thuộc nhóm II.
Theo luật sư Hồ Quốc Thanh, Đoàn Luật sư tỉnh, căn cứ Nghị định số 42/2019 xử phạt trong lĩnh vực thủy sản, đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản có thể bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng; phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản; đồng thời sẽ bị tịch thu tang vật vi phạm. Ngoài ra, đối với hành vi khai thác trái phép loài thủy sản thuộc nhóm I, II của danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền với mức phạt cao nhất từ 50-100 triệu đồng…
Để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không theo quy định gây suy giảm nguồn lợi thủy sản, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo người dân cần tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khi phát hiện trường hợp sử dụng ngư cụ cấm để đánh bắt thủy sản, người dân báo ngay với chính quyền địa phương kịp thời xử lý, qua đó cùng chung tay bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.
Điều 242, Bộ luật Hình sự quy định tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản; b) Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn; c) Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này; d) Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%. |
B.B
08:29 20/12/2024
(HG) - Tòa án nhân dân thị xã Long Mỹ vừa mở phiên hình sự sơ thẩm, xét xử các bị cáo gồm Đinh Minh Thiện, Trần Thị Băng Tâm, Bùi Thị Ý Nhi, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Thị Hồng Tươi, Tiêu Thị Tú Ngân, Văn Phước Giàu và Trần Lil Đô cùng về các tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép chất ma túy.
08:28 20/12/2024
Một ngày giữa tháng 12, sương sớm vẫn chưa tan trên sân Tòa án nhân dân tỉnh; trong căn phòng xử án, bị cáo Hồ Lê Huy Tâm (46 tuổi), đứng trước bục khai báo với dáng vẻ mệt mỏi.
18:25 19/12/2024
(HG) - Viện KSND huyện Châu Thành A vừa ban hành cáo trạng truy tố đối với Trần Chí Thân (sinh năm 1985) và Lê Trung Tình (sinh năm 1992) về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173, Bộ luật Hình sự.
07:24 19/12/2024
(HG) - Theo Sở Tư pháp, trong năm 2024, các tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 1.741 vụ việc; đưa ra hòa giải 1.739 vụ, trong đó hòa giải thành 1.641 vụ (đạt 94,3%), hòa giải không thành 98 vụ việc.
17:33 18/12/2024
(HGO) - Viện kiểm sát nhân dân thị xã Long Mỹ vừa phối hợp với Tòa án nhân dân cùng cấp mở phiên tòa xét xử công khai theo hình thức lưu động 2 vụ án hình sự sơ thẩm đối với 2 bị cáo L.V.N. và Đ.H.N. về tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm đ, khoản 2, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015.
07:19 18/12/2024
(HG) - Theo Thanh tra tỉnh, năm 2024, toàn tỉnh đã triển khai 53 cuộc thanh tra hành chính, trong đó triển khai 42/42 cuộc theo kế hoạch phê duyệt và 11 cuộc đột xuất.
07:13 17/12/2024
(HG) - Thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, khoảng 20 giờ, ngày 11-12 Công an huyện Phụng Hiệp nhận được tin báo qua điện thoại từ ông N.V.K., đăng ký thường trú ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, trình báo với nội dung: Khi
07:12 17/12/2024
(HG) - Công an huyện Vị Thủy thông tin đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 11 bị can về tội “cố ý gây thương tích” xảy ra vào ngày 30-11, tại xã Vĩnh Trung.
07:10 17/12/2024
(HG) - Năm 2024, nhằm nâng cao nhận thức pháp luật về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, các cơ quan chức năng toàn tỉnh đã tổ chức trên 3.480 cuộc tuyên truyền pháp luật với gần 110.000 lượt người dân tham dự, phát hành 122.000 tờ rơi tuyên truyền.
05:51 17/12/2024
(HG) - Theo Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh, năm 2024, hai cấp kiểm sát tỉnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm sát hoạt động tư pháp trên tất cả các lĩnh vực, qua đó phát hiện 1.187 lượt vi phạm của các cơ quan tư pháp, tăng 213 lượt, tương đương 18% so năm 2023.
12:00 21/12/2024
(HG) - Sáng ngày 21-12, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng một số sở, ban, ngành của tỉnh có buổi làm việc định kỳ với Ban Thường vụ Thành ủy Vị Thanh về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
05:55 21/12/2024
Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Nhà mạng thứ hai triển khai 5G tại Việt Nam; Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy; 8 dấu ấn marathon thế giới năm 2024; Loài cá giống con lai giữa cá mập và cá đuối.
19:07 20/12/2024
(HG) - Chiều tối ngày 20-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng.
17:31 20/12/2024
(HG) - Sáng ngày 20-12, Đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy do ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn; cùng ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh,