Tiếp thêm động lực cho đội ngũ hòa giải viên
Nghị quyết số 09/2024, vừa được HĐND tỉnh khóa X, thông qua tại Kỳ họp thứ 21 đã điều chỉnh mức hỗ trợ đối với hòa giải viên và công tác hòa giải ở cơ sở. Điều này được kỳ vọng sẽ khuyến khích đội ngũ làm công tác hòa giải có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò làm cầu nối hàn gắn mâu thuẫn ở địa phương.
Các thành viên tổ hòa giải ấp Quyết Thắng B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, trao đổi trước khi hòa giải một vụ việc.
Hơn 10 năm làm bí thư chi bộ ấp, cũng là từng ấy năm ông Cao Văn Chính, Trưởng ấp Quyết Thắng B, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, gắn bó với công tác hòa giải. Toàn ấp hiện có 360 hộ, với hơn 1.400 nhân khẩu, thỉnh thoảng xảy ra mâu thuẫn giữa hàng xóm, láng giềng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và thâm niên công tác, ông Chính cùng với tổ hòa giải ấp đã hòa giải thành nhiều vụ việc, giúp giữ gìn tình làng, nghĩa xóm.
Vừa qua, khi hay tin HĐND tỉnh thông qua nghị quyết với mức chi mới dành cho hòa giải viên, những người làm công tác hòa giải như ông Chính thêm phấn khởi. Ông Cao Văn Chính chia sẻ: “Tham gia hòa giải các vụ việc của bà con là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người hòa giải viên. Dù được hỗ trợ hay không thì chúng tôi vẫn phải làm tốt nhiệm vụ này. Tuy nhiên, nay được quan tâm tăng mức hỗ trợ đối với các vụ việc hòa giải thành lên mức 400.000 đồng/vụ thì quá tốt, giúp các hòa giải viên an tâm hơn trong thực hiện vai trò của mình”.
Còn ông Dương Văn Hùng, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Xáng Mới, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, luôn xác định việc hòa giải tốt ở cơ sở thì các khiếu kiện vượt cấp sẽ ít xảy ra hơn, nhờ vậy tình làng nghĩa xóm được bền chặt, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. Khi nắm được thông tin HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết quy định nội dung và mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở, với mức hỗ trợ cao hơn, ông và các thành viên trong tổ hoà giải địa phương đều phấn khởi.
Ông Dương Văn Hùng cho biết: “Mức hỗ trợ mới cho các vụ việc hòa giải thành là 400.000 đồng rất phù hợp, trong khi trước đây là 300.000 đồng/vụ. Bởi nhiều vụ việc hòa giải, anh em tham gia rất cực, phải đi lại nhiều lần mới có thể hòa giải thành. Do đó, việc tăng mức hỗ trợ được xem là nguồn động viên giúp đội ngũ hòa giải viên chúng tôi an tâm hơn với công việc”.
Thông tin từ Sở Tư pháp, toàn tỉnh hiện có hơn 531 tổ hòa giải, với hơn 2.600 hòa giải viên. Trong những năm qua, đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đã góp phần gắn kết tình làng, nghĩa xóm với nhau, tránh được các vụ tranh chấp khiếu kiện kéo dài ở địa phương. Từ đầu năm đến nay, các tổ hòa giải tiếp nhận 918 vụ việc, trong đó hòa giải thành 842 vụ, đạt 92%. Nhờ làm tốt công tác hòa giải mà tỉnh không phát sinh các vụ kiện kéo dài, vượt cấp, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Theo ông Nguyễn Quốc Lai, Trưởng phòng Tuyên truyền và Theo dõi thi hành pháp luật, Sở Tư pháp, việc bố trí kinh phí về công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay thực hiện theo Nghị quyết số 09/2024 của HĐND tỉnh và Thông tư số 56/2023 của Bộ Tài chính. Trong đó, mức chi đảm bảo cho công tác hòa giải ở cơ sở sẽ có điều chỉnh, cụ thể như chi thù lao cho hòa giải viên đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải là 300.000 đồng/vụ, việc (trước đây là 150.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải).
Trường hợp vụ, việc hòa giải thành theo Điều 24, Luật Hòa giải ở cơ sở là 400.000 đồng/vụ, việc (trước đây 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải). “Đây là mức tăng tương đối khá, qua đó đảm bảo hoạt động cho các tổ hòa giải và động viên đội ngũ hòa giải viên an tâm, gắn bó hơn nữa với công tác hòa giải ở cơ sở”, ông Nguyễn Quốc Lai cho biết thêm.
Theo Nghị quyết số 09/2024, HĐND tỉnh khóa X, quy định mức chi xây dựng và duy trì sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt, chi hỗ trợ tiền ăn, nước uống cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt câu lạc bộ pháp luật là 50.000 đồng/người. Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt là 10.000 đồng/người/buổi. Chi thù lao cho hòa giải viên đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải là 300.000 đồng/vụ, việc; trường hợp vụ, việc hòa giải thành theo Điều 24, Luật Hòa giải ở cơ sở là 400.000 đồng/vụ, việc. Ngoài ra, còn hỗ trợ chi phí mai táng cho hòa giải viên gặp tai nạn rủi ro bị thiệt hại về tính mạng trong khi hoạt động hòa giải ở cơ sở bằng 5 tháng lương cơ sở. |
B.B
- 'Cần khóa lỗ hổng mua bán online chất độc xyanua'
- 2 năm tù vì làm giả giấy tờ để mở tài khoản ngân hàng
- Triệt phá vụ tàng trữ trái phép chất ma túy
- Tuổi trẻ Hậu Giang phát động đóng góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Vì sao 3 năm qua không có giải taekwondo cấp tỉnh được tổ chức ?
- Hiệu quả thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
- Tín hiệu mới cho bài toán khủng hoảng y tế ở Hàn Quốc
- Báo Hậu Giang điểm tin sáng 12 – 9: Tấm lòng thơm thảo cả nước gửi đến đồng bào lũ lụt
- BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO BÁO HẬU GIANG
- “Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”
- Chúc tăng, ni, phật tử đón Đại lễ Phật đản an lành
- Huyện Vị Thủy: Xây dựng 41 tuyến đường đẹp
- Điểm tin sáng 17 – 5: Bốn người Việt Nam vào top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
- Gần 1.000 người cao tuổi được khám sức khoẻ, tầm soát bệnh phong - da liễu
- Trao quyết định quân hàm sĩ quan năm 2024
- Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Hậu Giang tham quan vườn măng cụt trăm tuổi
- Giận quá mất khôn…
- Từ ngày 1-7: VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính
- Vượt nắng, thắng mưa nối dài cao tốc
- Người thợ mộc khiếm khuyết không đầu hàng số phận
- Vùng mặn đổi đời
- Hân hoan mừng khai giảng !
- Quan tâm tạo cảnh quan môi trường
- Trị “căn bệnh” mua bán lấn chiếm
- Bí thư Tỉnh ủy thăm hỏi, động viên, tặng quà cho kỹ sư, công nhân thi công cao tốc
- Khẩn trương giúp dân khắc phục thiệt hại do lốc xoáy gây ra