Thứ Năm, ngày 12/04/2018 | 10:09
Gần tuổi thất thập, nghệ nhân Lê Thanh Quý (Chín Quý), hiện ở phường Hiệp Thành, thị xã Ngã Bảy, vẫn miệt mài sáng tạo những cây đàn độc, lạ, “không đụng hàng” và có lẽ chưa ai thấy bao giờ...
Nghệ nhân bên cây ngũ âm huyền.
Tứ tuyệt cầm, ngũ âm huyền… mới nghe tên đã thấy ấn tượng
Khi hỏi vì sao ông lại có thể ráp những cây đàn chẳng “dính líu” gì với nhau tạo nên những cây đàn “nhiều thứ trong một”, ông trả lời tỉnh rụi: “Hồi đó, tôi theo đoàn hát, đàn nhiều nhạc cụ, thấy bất tiện nên trộm nghĩ lúc nào đó, mình sẽ làm ra một cây đàn thôi nhưng có thể gắn nhiều nhạc cụ, vừa tiện lợi, vừa tạo nên sắc thái mới cho nhạc cụ. Nhưng chỉ nghĩ thôi, chứ làm gì có thời gian mày mò, nghiên cứu, mà cũng chẳng có hình dung ra sẽ làm như thế nào…”.
Bẵng đi một thời gian dài lăn lộn cùng các đoàn hát đi khắp nơi, ông cũng chọn cho mình một nơi để an cư là Hậu Giang (khi đó còn là tỉnh Cần Thơ) và gắn bó với nơi này đến tận bây giờ. Khoảng năm 1994, ông bắt đầu có thời gian nghĩ đến việc chế tạo đàn. Đi đâu, ông cũng nhìn xem vật dụng gì thuận tiện là mang về. Gọt gọt, đẽo đẽo, ráp lại âm thanh không hay, hình dáng không vừa ý, lại tháo ra sửa. Nhiều lần như vậy rồi cuối cùng cũng thành công, đã tiếp sức cho ông “gắn” nhiều loại nhạc cụ tạo thành một cây đàn độc đáo mà vẫn giữ được âm thanh riêng đặc trưng của từng loại đàn.
Những cây đàn “độc, lạ” lần lượt ra đời, được nhiều người tìm xem, mua, càng làm cho ông hưng phấn sáng tác không mệt mỏi. Những cây đàn với các tên gọi lạ như: “tứ tuyệt cầm” (kết hợp các loại đàn hạ uy di, sến, cò, guitare phím lõm thành một giá đờn), “tam huyền di” (ngẫu hứng từ cây tam thập lục và độc huyền cầm), “ngũ âm huyền” (phát triển từ cây độc huyền, kết hợp 5 đàn độc huyền trên một giá đờn) hay “kìm - cò”, “sến - cò”, “guitare phím lõm - sến - gáo”… Trong số các cây đàn này, ông ưng ý nhất là “tứ tuyệt cầm”. Bạn bè, khách gần xa tới, ông luôn mang cây đàn này ra gảy, tiếng đàn du dương, còn có cả tâm tình của người làm đàn, làm say đắm lòng người.
Hôm tôi gặp ông, mang lon bia khổ lớn ra khoe mới được đứa cháu cho. Nhìn lon bia ông nói, thời gian nữa sẽ cho ra mắt một loại đàn mới, có thể là cây “sáo và cò” hoặc “kìm và sến” cùng kết hợp trên cái vỏ này.
Người con Nha Trang chọn Hậu Giang làm nơi gắn bó
Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Nha Trang, nhưng được tắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, tiếng đờn và giọng hát ngọt lịm của người cha nên đã ngấm vào ông một tình yêu nghệ thuật tự lúc nào. 13 tuổi, thấy ông quá yêu thích, cha ông cho đi học đàn của ông thầy ở trong làng. Như cá gặp nước, ông đã học rất nhanh và từ đó, “lần” ra nhiều loại đàn khác. Nắm chắc nhạc lý cơ bản đã giúp cho việc phát triển nhiều loại đàn ngày một đa dạng. Năm 17 tuổi, ông bắt đầu theo đoàn cải lương, sống cuộc đời lang bạt nhưng đầy trải nghiệm. Ông cũng học thêm nhiều loại đàn. Sẵn có chất giọng hay nên càng hỗ trợ cho việc tập luyện cho đoàn hát và cũng giúp ông có suy nghĩ sáng tạo… lạ lùng. Tình yêu của ông, bà cũng bắt đầu từ nghệ thuật, bởi bà cũng là một cô đào cải lương. Cũng vì mến giọng hát, yêu tiếng đàn mà tìm đến với nhau để xây dựng một gia đình nhỏ. Rồi cuộc sống ngày một khó khăn, đoàn hát không còn hưng thịnh, nên ông bà quyết định về Ngã Bảy để sống và nuôi dạy các con, bỏ cuộc đời lênh đênh của người nghệ sĩ. Thế nhưng cũng từ đó, lại mở ra cho ông một hướng mới, trở thành một nghệ nhân thực thụ.
Trở về với công việc thường ngày, ông là một người chồng, người cha mẫu mực, luôn hết lòng vì gia đình. Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, ông vẫn chắt chiu, dành dụm để nuôi dạy các con nên người, tạo không khí ấm cúng trong gia đình. Ông vừa tham gia sinh hoạt tài tử ở địa phương, vừa truyền nghề cho những ai yêu thích. Không ngại khó, ở đâu có nhu cầu học là ông đến dạy. Dù thù lao không nhiều, nhưng cũng đủ để ông chăm chút cho gia đình. Rồi ông còn đi đàn cho các đám tiệc có nhu cầu. Vợ ông, nghệ sĩ Trang Kim Tuyến (từng hát tại nhiều đoàn cải lương ở Sài Gòn khi xưa), luôn theo sát chăm chút cho ông và cũng để hát khi có người yêu cầu để đỡ nhớ nghề. Giọng hát ngọt lịm, cùng tiếng đàn chất chứa nhiều cảm xúc đã khiến cho những ai từng được nghe sẽ nhớ mãi...
Trở lại với câu chuyện làm hồ sơ để được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, ông nói, được chọn xét thôi đã là niềm vinh dự và hạnh phúc rồi. Ông sẽ dốc hết sức trong những năm tháng còn lại của cuộc đời để chế tạo đàn “độc, lạ”, để truyền nghề cho những người yêu thích nghệ thuật đờn ca tài tử.
Nghệ nhân Lê Thanh Quý thông thạo hơn 10 nhạc cụ: kìm, cò, sến, guitare phím lõm, bầu, violin, hạ uy di, tranh, sáo, kèn…; thông thạo các bài bản tài tử, cải lương và những điệu thức sân khấu cải lương khác như dân ca, cổ nhạc, hồ quảng. Ông sáng chế ra nhiều loại đàn trên cùng một giá đờn: tam huyền di, tứ tuyệt cầm, ngũ âm huyền, kìm - cò, sến – cò... |
Được đặc cách xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, trong chuyến về Hậu Giang được nghe nghệ nhân Chín Quý biểu diễn nhạc tài tử trên các cây đàn do ông sáng chế, đã nhận xét rằng một nghệ nhân như vậy quá hiếm hoi và hoàn toàn xứng đáng để được xét danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, nên đã đề nghị Hậu Giang nên đưa vào danh sách xét đặc cách... |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ
08:34 13/01/2025
Góc thiên nhiên là một phần trong những tiêu chí thực hiện mô hình lớp học hạnh phúc đã được Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, xây dựng để tạo khung cảnh sư phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp.
07:39 19/08/2024
Gần 30 năm qua, ông Điền Văn Thanh (59 tuổi), quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh cứ lặng thầm, cần mẫn hết lòng chăm lo hương khói, lau chùi, quét dọn các phần mộ liệt sĩ.
07:20 13/05/2024
Đến giờ ra chơi, những em học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Trường THCS Vị Đông (huyện Vị Thủy) được hỗ trợ phần ăn, giúp các em no lòng trong thời gian đến trường.
05:55 06/05/2024
Để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh vững bước đến trường, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp hội đã thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả tiếp sức trò nghèo nuôi dưỡng ước mơ hiếu học.
08:15 25/03/2024
Những người làm nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh luôn tích cực kết nối, hỗ trợ người yếu thế. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
13:15 25/11/2023
Mỗi tấm gương trong chương trình 'Tỏa sáng nghị lực Việt' là một câu chuyện về ý chí, nghị lực vươn lên, lan tỏa nghị lực sống cho cộng đồng người khuyết tật, tạo ra giá trị cho xã hội.
06:00 11/11/2023
Không may mắn sở hữu thân thể lành lặn như bao người, nhưng những “đoá hoa khuyết” vẫn miệt mài lao động chân chính, cống hiến cho đời bằng những nỗ lực vươn lên dù là nhỏ nhất.
07:21 06/11/2023
Với chủ đề “Người cao tuổi (NCT) được phát huy và chăm sóc đầy đủ”, trong Tháng hành động vì NCT Việt Nam vừa qua, các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, nhất là hướng về NCT hoàn cảnh khó khăn.
14:11 07/10/2023
Tuổi cao, đã nghỉ hưu nhiều năm nhưng ông Nguyễn Hoàng Nam, sống tại ấp 2, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, vẫn chọn cho mình lối sống tích cực, hăng hái tham gia vào nhiều hoạt động vì cộng đồng.
07:13 03/07/2023
Đó là lời tâm sự của vợ chồng anh Đặng Văn Quang (sinh năm 1978) và chị Phạm Tuyết Trang (sinh năm 1985), ở ấp Xẻo Vông A, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy, khi nói về việc làm thiện nguyện mà mình đã theo đuổi suốt những năm qua.
14:35 15/01/2025
(HGO) – Ngày 15 - 1, tại huyện Châu Thành, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức họp mặt 250 người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
09:38 15/01/2025
(HG) - Đó là nhấn mạnh của Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, tại Hội nghị tổng kết 10 thực hiện Nghị quyết 689 ngày 10-10-2014 của Quân ủy Trung ương về phòng, chống,
08:50 15/01/2025
(HG) - Những ngày gần đây, người dân lưu thông trên Quốc lộ 61 đoạn giao cắt với tuyến Đường tỉnh 929, huyện Phụng Hiệp liên tục phản ánh tình trạng bụi mịt mù gây cản trở tầm nhìn và ô nhiễm môi trường
08:48 15/01/2025
Nhu cầu sử dụng điện được dự báo sẽ tăng cao để phục vụ sinh hoạt và các hoạt động vui chơi, giải trí dịp Tết Nguyên đán. Trước tình hình này, ngành điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, cam kết đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân.