Thứ Hai, ngày 08/07/2019 | 08:07
“Tôi có gia đình hạnh phúc, chồng ủng hộ đi làm việc nghĩa giúp đời, 4 đứa con học hành đàng hoàng, hiếu thảo. Cuộc đời đã cho mình nhiều thứ, nên mình có trách nhiệm trả ơn cho cuộc đời”, người phụ nữ ấy chia sẻ những điều như vậy khi nói về công việc của mình...
Cô Lan vui khi thấy những người khốn khó, khuyết tật được giúp đỡ.
Tôi gặp cô Trần Thị Mai Lan, ở phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, khi trời sập tối vào một chiều cuối tháng 6, khi cô đang đưa mọi người cùng quê An Giang đi làm chân tay giả ở thành phố Vị Thanh này. Hình ảnh người phụ nữ ngồi ngoài hành lang, chờ đợi từ sáng đến chiều, chốc chốc lại nhìn qua ô cửa kính chờ đợi những người lắp chân giả ra khỏi phòng, khiến ai cũng tưởng cô chờ người thân. Hỏi ra mới biết, cô tự bỏ tiền thuê xe, báo tin cho những người dân có nhu cầu lắp chân giả, khám xương khớp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang đến Hậu Giang cho đoàn bác sĩ thiện nguyện từ Mỹ về đây thăm khám bệnh xương khớp, lắp chân giả.
Sau khi đi thuê xe, từ 2 giờ sáng ngày hôm trước, cô Lan chuẩn bị đồ ăn, nước uống, cho hơn 40 người đến từ nhiều địa phương ở tỉnh An Giang để đi xuống Hậu Giang lắp chân giả, khám bệnh xương khớp. Tổng số tiền hơn 10 triệu đồng do cô tự bỏ ra và một người bạn hỗ trợ thêm cho chuyến đi. 40 người cô đưa đi đợt này là 40 hoàn cảnh khác nhau, trong số này có những người dân đồng bào Khmer sống ở vùng sâu ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, hoặc giáp biên giới Campuchia, nói không rành tiếng Việt.
Cô Lan đến Hậu Giang được 2 lần, để đưa những người dân địa phương đa phần là lắp chân tay giả. Cứ thấy mỗi người được lắp xong, cô vui cười và khóc theo họ. Cả chuyến đi, cô chăm sóc họ không khác gì người thân trong gia đình, chẳng nề hà điều gì. Đôi khi đến bữa cơm, phải lo cho mọi người ăn xong cô mới an tâm ăn uống. “Đến Hậu Giang coi như gần rồi, chứ có năm phải đưa cả đoàn đi khám bệnh ở tận bên Bến Tre, tôi cùng những người bạn thiện nguyện của mình lại khăn gói, tự thuê xe để chở những người dân đang cần được lắp chân, tay giả hoặc bị xương khớp nặng khám bệnh, đi cũng gian nan lắm”, cô Lan tâm sự.
Nói về cái duyên đến với Đoàn bác sĩ thiện nguyện đến từ Hoa Kỳ do GS.TS.BS Võ Văn Hà làm Trưởng đoàn (đã 3 lần đoàn đến Hậu Giang lắp chân tay giả ở khách sạn Bông Sen), cô Lan cho biết, đi làm từ thiện nhiều, cũng là thành viên của Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo của huyện, nên có quen biết y, bác sĩ, nghe tin có đoàn bác sĩ thiện nguyện về lắp chân tay giả cho những thương bệnh binh, người bị tai nạn lao động hoặc khuyết tật bẩm sinh… bản thân đi nhiều, gặp gỡ không ít những hoàn cảnh như vậy, cô tức tốc đi đến các gia đình thông báo, rồi đến rước tận nhà để đưa đi khám.
Đi cùng đoàn với cô Mai Lan là cô giáo về hưu Huỳnh Thị Thanh Thúy, ở khóm 6, thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn. Cô Thúy cho biết: “Mình biết đến Mai Lan lâu lắm rồi, vì có dịp gặp nhau khi Mai Lan đi về Tri Tôn làm từ thiện, mình ngưỡng mộ và khâm phục ý chí và tinh thần thiện nguyện của Lan lắm. Gặp hoàn cảnh khốn khó, đặc biệt nào cần hỗ trợ là Lan tìm đến tận nhà, tận địa phương để gặp gỡ, ghi nhận và giúp đỡ chứ không qua trung gian. Tôi về hưu hơn 2 năm nay, mới có điều kiện theo Lan đi làm từ thiện, được theo rồi mới thấy quý hơn nữa tấm lòng của Lan”. Còn ông Trịnh Phước, cũng chung đoàn đi với cô Lan, nói: “Cô tốt lắm, lo cho chúng tôi không khác gì anh em trong gia đình. Cũng nhờ cô mà thêm nhiều người khuyết tật hòa nhập tốt với cộng đồng, không còn tự ti. Tấm lòng thiện nguyện của cô thật cao cả”.
Cô nói mình có gia đình hạnh phúc, 4 người con ngoan hiền, chịu khó ăn học, có đứa đã đề huề vợ con, có đứa học cao học… còn chồng cũng ủng hộ, nên cô thấy vui vì được gia đình thông hiểu, yêu thương và khuyến khích cô đi làm từ thiện. So với nhiều người, cuộc sống cô đã quá hạnh phúc, đầy yêu thương, cô biết thế nào là đủ, nên gắng sức cống hiến sức mình, giúp đỡ lại cho những người khốn khó hơn mình.
Các chuyến hành trình thiện nguyện của cô Lan sẽ còn tiếp tục, với cô đó là trách nhiệm, là trả ơn cho cuộc đời.
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
07:43 23/04/2025
Khiếm khuyết, trải qua nhiều khó khăn, biến cố của cuộc sống, nhưng chị không gục ngã mà vẫn kiên cường vươn lên, như một đóa hoa đầy nghị lực…
07:34 18/04/2025
Suốt mấy chục năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Thể, ở khu vực An Hòa, phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, xem việc sẻ chia với các hoàn cảnh khó khăn là một truyền thống, cần được tiếp nối và phát huy.
05:45 05/03/2025
Nhiều năm qua, ông Nguyễn Văn Thêm, ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, luôn hết lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, nhất là các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.
08:34 13/01/2025
Góc thiên nhiên là một phần trong những tiêu chí thực hiện mô hình lớp học hạnh phúc đã được Trường Tiểu học Võ Nguyên Giáp, ở thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, xây dựng để tạo khung cảnh sư phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp.
07:39 19/08/2024
Gần 30 năm qua, ông Điền Văn Thanh (59 tuổi), quản trang Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh cứ lặng thầm, cần mẫn hết lòng chăm lo hương khói, lau chùi, quét dọn các phần mộ liệt sĩ.
07:20 13/05/2024
Đến giờ ra chơi, những em học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Trường THCS Vị Đông (huyện Vị Thủy) được hỗ trợ phần ăn, giúp các em no lòng trong thời gian đến trường.
05:55 06/05/2024
Để học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh vững bước đến trường, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cấp hội đã thực hiện nhiều hoạt động hiệu quả tiếp sức trò nghèo nuôi dưỡng ước mơ hiếu học.
08:15 25/03/2024
Những người làm nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh luôn tích cực kết nối, hỗ trợ người yếu thế. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
13:15 25/11/2023
Mỗi tấm gương trong chương trình 'Tỏa sáng nghị lực Việt' là một câu chuyện về ý chí, nghị lực vươn lên, lan tỏa nghị lực sống cho cộng đồng người khuyết tật, tạo ra giá trị cho xã hội.
06:00 11/11/2023
Không may mắn sở hữu thân thể lành lặn như bao người, nhưng những “đoá hoa khuyết” vẫn miệt mài lao động chân chính, cống hiến cho đời bằng những nỗ lực vươn lên dù là nhỏ nhất.
18:12 09/05/2025
Để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân, EVN đã và đang thực hiện theo Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2025, trong đó tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm năm 2025 dự kiến khoảng 12,2%, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2025 tăng thêm khoảng 33,6 tỷ kWh so với năm 2024.
17:30 09/05/2025
Chiều ngày 9-5, tại Nhà Quốc hội, trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, bày tỏ thống nhất với những nội dung quy định của dự thảo Luật,
16:49 09/05/2025
Công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
16:41 09/05/2025
(HGO) - Ngày 9-5, Công đoàn các cơ quan Đảng tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Qua đó, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động.