Thứ Hai, ngày 05/09/2022 | 18:53
Khi dịch bệnh được kiểm soát, nhiều lao động bắt đầu rời quê tìm việc làm ở các thành phố lớn, bỏ lại “khoảng trống” nhân lực tại chính quê hương của mình. Bài toán ổn định và nâng cao chất lượng cho lao động nông thôn đang rất cần lời giải để người dân “ly nông, bất ly hương”, doanh nghiệp thôi cảnh khát nhân lực tại nơi sản xuất.
Cần có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ chân nhân tài phục vụ lâu dài.
“Khát” lao động chất lượng cao
Những ngày này, đến thăm một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, không khó để bắt gặp không khí làm việc hăng say của người lao động để kịp hoàn thành các đơn hàng những tháng cuối năm. Niềm vui còn nhân lên khi dịch bệnh được kiểm soát và trong số những công nhân ấy, có người được làm việc trên chính quê hương của mình, không còn cảnh “tha phương cầu thực”.
Còn với doanh nghiệp, đây là thời điểm “vàng” để tăng tốc đạt mục tiêu đặt ra. Tuy có nhiều thuận lợi khi thị trường dần phục hồi, nhưng những khó khăn vẫn còn đó. Ông Lê Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần may Nhà Bè - Hậu Giang, cho hay: Ngoài khó khăn chung của thị trường như lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu thì giá xăng dầu biến động ảnh hưởng đến nhiều mặt của sản xuất. Bên cạnh đó là vấn đề nguồn nhân lực. Làm sao để hài hòa lợi ích của người lao động, doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay đang là trăn trở chung của không chỉ riêng đơn vị.
“Trong ngành may chúng tôi, hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý ở các phòng, ban, các bộ phận như: Kỹ thuật, hành chính phải chọn những anh chị em có trình độ. Ở Hậu Giang, chỗ các bộ phận nghiệp vụ tương đối ổn. Với số lượng hiện nay, nhu cầu tuyển không nhiều”, ông Lê Đình Tuấn bày tỏ.
Còn tại Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh và Công ty TNHH MTV thực phẩm Hạnh Nguyên, theo ông Phạm Tiến Hoài, Giám đốc Công ty, cho hay: Thay vì nghiên cứu, phát triển sản phẩm và thị trường mới như mọi năm thì đơn vị tập trung cho các thị trường sẵn có, tạo nền tảng vững chắc và bứt phá cho những năm tiếp theo. Muốn làm được điều này, bên cạnh lao động phổ thông, doanh nghiệp rất cần những lao động chất lượng cao.
“Chúng tôi đang thiếu nguồn lao động chất lượng cao, giỏi tiếng Anh, dù đăng tuyển nhưng vẫn chưa tìm được. Riêng việc đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp thì thấy ở Hậu Giang rất hiệu quả. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các trung tâm của huyện đào tạo lao động theo nhu cầu hiện nay rất tốt”, ông Phạm Tiến Hoài chia sẻ.
Tạo việc làm tại chỗ cho lao động
Toàn tỉnh hiện có trên 391.000 người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm gần 54% dân số. Trong đó, số lao động qua đào tạo gần 240.000 người, chiếm tỷ lệ trên 61% tổng số lao động. Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đào tạo sát với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo nghị quyết 4 trụ cột của tỉnh; bắt đầu phân luồng từ cấp học phổ thông, phối hợp với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu sử dụng và có quy hoạch đào tạo sau đại học sắp tới phải thật sự cần thiết đối với một vị trí việc làm cụ thể và có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ chân nhân tài phục vụ lâu dài cho tỉnh.
Theo ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nguồn nhân lực là vấn đề được địa phương quan tâm, chú trọng nhiều năm qua. Thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 lao động Hậu Giang lên các tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương làm việc. Không riêng Hậu Giang mà các địa phương khác trong vùng cũng trong tình trạng tương tự với khoảng 10% dân số bỏ quê đi làm ăn xa. ĐBSCL chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp, chưa tạo được công việc cho người dân.
“Trong điều kiện thực hiện Nghị quyết 13 các chương trình, hành động của Chính phủ thì đầu tư về vùng ĐBSCL là xu thế. Các vùng khác cơ bản lấp đầy doanh nghiệp nên vùng ĐBSCL được nhiều doanh nghiệp tìm về. Đặc biệt, cơ chế của ĐBSCL rất thoáng, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư. Hạ tầng có cảng Trần Đề, cảng hàng không Cần Thơ nên thuận lợi rất nhiều, nhân công rẻ, chi phí ít… và rất thuận lợi về cơ chế đất đai. Tuy nhiên, cái đặt ra là nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho các doanh nghiệp này”, ông ông Đồng Văn Thanh trăn trở.
Giáo sư - Tiến sĩ Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, khẳng định đã và sẽ hỗ trợ, kêu gọi các tập đoàn lớn trong và ngoài nước khai thác tiềm năng con người, đất đai Hậu Giang đưa sản phẩm của tỉnh vươn xa. Trường Đại học Cần Thơ sẽ cung ứng sinh viên cũng như các nhà khoa học của trường để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, để kết nối kêu gọi doanh nghiệp khai thác cho được tài nguyên nông nghiệp công nghệ cao.
Có thể thấy xu thế chung của nền kinh tế thị trường, sau này các khu công nghiệp sẽ đặt ra tiêu chuẩn kêu gọi các nhà đầu tư và doanh nghiệp, chắc chắn sẽ khó hơn với doanh nghiệp. Đầu tư khó hơn thì sẽ lựa chọn công nhân trình độ cao hơn. “Chúng tôi đã ký kết với Đại học Cần Thơ và các đơn vị khác, cũng như các tỉnh, thành ĐBSCL để có lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ các doanh nghiệp. Các trường đại học, các cơ sở giáo dục cũng cần thay đổi cách thức đào tạo, giáo dục. Tôi nghĩ rằng giữa đào tạo, giữa doanh nghiệp, giữa chính quyền và người học phải có thay đổi khác hơn”, ông Đồng Văn Thanh nhấn mạnh.
Các chủ trương, định hướng, chiến lược và các giải pháp phát triển ĐBSCL đã và đang được tập trung xây dựng và triển khai thực hiện. Trong đó, có phát triển nguồn nhân lực. Với vai trò và tiềm lực quan trọng của ĐBSCL, các chủ trương, định hướng, chiến lược của Đảng và Nhà nước đang là động lực quan trọng cho phát triển mạnh mẽ của vùng trong thời gian tới. Do đó, các bên liên quan cần chủ động và tăng cường công tác quy hoạch, hợp tác, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển vùng trong bối cảnh mới.
Để phát triển nguồn nhân lực về công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh, giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, đáng chú ý là thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp; dự báo nhu cầu và cập nhật dữ liệu mở về lao động; gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp; tăng cường các hoạt động hợp tác trong giáo dục nghề nghiệp như: Liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý; quản trị nhà trường,… |
Bài, ảnh: MỘNG TOÀN
08:33 21/11/2024
Nhờ sự chủ động trong triển khai các chính sách, giải pháp thiết thực, công tác giảm nghèo ở huyện Phụng Hiệp đã đạt kết quả khả quan.
08:38 19/11/2024
(HG) - Tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa tổ chức chương trình trao quà Tết Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động hưởng ứng “Tết Quân - Dân” năm 2025, kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024).
08:35 19/11/2024
(HG) - Theo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vị Thủy, trong 4 năm triển khai thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, huyện đã tổ chức 518 cuộc hội nghị, tuyên truyền với 15.126 lượt người tham dự, cấp phát 19.885 tờ rơi, 8.780 sổ tay tuyên truyền, 2.900 sổ tay có
08:27 19/11/2024
Các ngành, đoàn thể, xã, thị trấn ở huyện Phụng Hiệp đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ để hộ nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.
07:06 18/11/2024
(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cảnh báo nhiều nơi trong tỉnh sẽ ngập lụt cục bộ từ 2-6 ngày do triều cường (rằm tháng 10 âm lịch) vượt mức báo động 3.
07:06 18/11/2024
(HG) - Ước tính trong tháng 10, diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn tỉnh được 148,03ha, tăng 3,56% so với cùng kỳ.
06:41 18/11/2024
Huyện Phụng Hiệp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức nhằm từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí, vươn lên thoát nghèo bền vững của người dân.
06:37 18/11/2024
- Ông Tư, ra ngoài xã dắt thằng cháu ông về kìa.
06:33 18/11/2024
(HG) - Thành phố Vị Thanh cho biết, tới đây sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới.
06:18 18/11/2024
Tình trạng lao động sang nước ngoài làm việc rồi bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt bản thân người lao động sẽ đối mặt với nhiều rủi ro...
19:57 21/11/2024
(HG) - Ngày 21-11, HĐND tỉnh tổ chức đoàn khảo sát tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại huyện Châu Thành A. Bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn.
18:36 21/11/2024
(HG) – Chiều ngày 21-11, ông Phan Như Nguyện, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
18:20 21/11/2024
(HG) - Nhằm tăng cường trao đổi, thảo luận và triển khai thực hiện các nội dung ký kết hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và tham quan một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Hậu Giang,
17:08 21/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, tại Khu công nghiệp (KCN) Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã có buổi làm việc để kiểm tra tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) KCN Tân Phú Thạnh.