11 triệu người hưởng tiền ngân sách, giảm 40 ngàn vẫn quá cồng kềnh

Thứ Năm, ngày 13/06/2019 | 15:10

Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách khoảng 11 triệu người, bao gồm cả các đối tượng chính sách. Chính phủ đang nỗ lực để giúp bộ máy tinh gọn hơn, nhưng quả thực không dễ.

Tinh giản 40 nghìn người

Số lượng người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách khoảng 11 triệu người, bao gồm cả các đối tượng chính sách. Đó là con số chính thức được cung cấp tại Hội nghị “Chính phủ và Chính quyền địa phương” do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 28/8/2018 (cập nhật đến tháng 3/2018).

Bộ máy cồng kềnh, chi ngân sách để nuôi bộ máy chiếm tỷ trọng lớn... là những vấn đề được đặt ra từ lâu. Vậy nên, thời gian qua, nhiều bộ ngành địa phương đã tiến hành sắp xếp, tổ chức lại bộ máytheo hướng tinh gọn hơn.

Báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí của Chính phủ cho thấy, một số bộ, địa phương đã đạt được kết quả về rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy trong năm 2018, như: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, tỉnh Long An, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Bắc Ninh,...

 

Chi ngân sách cho bộ máy còn rất lớn.

Đơn cử, Bộ Công an đã giảm 6 Tổng cục, 55 đơn vị cấp cục, 20 đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giảm 819 đơn vị cấp phòng (trong đó, cơ quan Bộ giảm 287 phòng; Công an địa phương giảm 532 phòng).

Về đội ngũ cán bộ, ở cơ quan Bộ Công an giảm 35 lãnh đạo cấp Tổng cục, 55 Cục trưởng và tương đương, 287 Trưởng phòng và tương đương. Ở công an địa phương giảm 14 Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy tỉnh, thành phố; 174 Trưởng phòng và tương đương; 524 Đội trưởng và tương đương.

Còn Long An, sau sắp xếp cũng đã giảm 95 đầu mối tổ chức trực thuộc các sở, ngành, huyện; giảm 84 lãnh đạo quản lý (49 cấp trưởng và 35 cấp phó); giảm 192 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn tỉnh và giảm 175 lãnh đạo quản lý tại các đơn vị này (128 cấp trưởng và 47 cấp phó).

Liên quan đến việc tinh giản biên chế, báo cáo của Bộ Nội vụ ngày 24/12/2018 về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018 cho thấy: Kết quả tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 đến ngày 15/10/2018, tổng số biên chế cả nước đã được tinh giản là 40.500 người. Trong số đó, chiếm phần lớn vẫn là người hưởng chính sách về hưu trước tuổi với 34.948 người (chiếm gần 86,3%).

Thế nhưng, xem xét kỹ hơn sau con số báo cáo đó, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội thấy rằng: Việc tinh giản biên chế các cơ quan hành chính nhà nước, đẩy mạnh tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập để giảm chi ngân sách còn bất cập, cụ thể: Bộ máy nhà nước còn cồng kềnh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách còn nhiều.

“Qua giám sát cho thấy, việc tinh giản biên chế có nơi chưa gắn với cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức mà giảm mang tính cơ học”, Ủy ban Tài chính ngân sách đánh giá. “Còn một số cơ quan hành chính nhà nước được hưởng cơ chế tự chủ tài chính như các đơn vị sự nghiệp công lập là chưa phù hợp”.

Sửa luật có giảm được người hưởng lương?

Để bộ máy tinh gọn hơn, Quốc hội đang thảo luận dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Dự thảo Luật nhằm đưa ra các quy định để hiện thực hóa Nghị quyết số 18-NQ/TW của Đảng, kế hoạch 07 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Giảm số lượng lãnh đạo đang nhận nhiều ý kiến khác nhau.

Một trong những điểm nổi bật của dự thảo Luật là Chính phủ đề xuất quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và tiêu chí thành lập, số lượng biên chế tối thiểu, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa. Dự thảo giao Chính phủ quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện (sở ngành, phòng ban).

Bộ Nội vụ cho rằng việc này được thực hiện trên tinh thần đảm bảo số biên chế tối thiểu cần phải có của một tổ chức để khắc phục tình trạng manh mún trong tổ chức và tình trạng “số lượng lãnh đạo nhiều hơn số người không giữ chức vụ lãnh đạo” như hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều nội dung của dự thảo vẫn nhận được các ý kiến trái chiều, nhất là việc giảm số lượng cán bộ lãnh đạo.

Cụ thể, vấn đề khiến các Đại biểu Quốc hội tranh luận nhiều là Chính phủ đề xuất giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh

Ngay lập tức, vấn đề này có hai luồng ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị giảm số lượng lãnh đạo kể trên từ 2 người xuống còn 1 người. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ nguyên số lượng 2 Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, không quá 2 Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh như quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành.

Chính phủ thống nhất với loại ý kiến thứ nhất, tức giảm số lượng Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và giảm số lượng Phó Trưởng ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh.

Song, khi thẩm tra dự thảo Luật này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội lại cho rằng Chính phủ cần có đánh giá tác động thật kỹ đối với các vấn đề nêu trên để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng công việc chứ không chỉ nhằm mục tiêu giảm biên chế.

“Việc đánh giá tác động cần làm rõ nếu giảm số Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, số Phó Trưởng Ban chuyên trách của HĐND cấp tỉnh thì trên toàn quốc sẽ giảm được bao nhiêu biên chế và số lượng cán bộ dôi dư này sẽ sắp xếp, bố trí vào vị trí công việc nào cho phù hợp; đồng thời, chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tăng lên hay giảm đi”, Ủy ban Pháp luật nêu ý kiến.

Trong khi đó, trên diễn đàn Quốc hội, nhiều ý kiến đã tỏ rõ sự không đồng tình. Có ý kiến cho rằng đi kèm với tinh giản biên chế thì phải gắn với nâng cao chất lượng hoạt động.

“Giảm số lượng có làm giảm chất lượng hoạt động của bộ máy không? Phải đánh giá cho được hiệu quả hoạt động thế nào, giảm có hiệu quả khi giảm số lượng không”, Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nêu vấn đề.

 

Theo Hà Duy/vietnamnet.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

09:15 21/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.

Trường Chính trị Hậu Giang tham mưu, tư vấn ban hành nhiều chính sách đi vào cuộc sống

08:40 21/11/2024

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.

Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Tổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở thành phố Ngã Bảy

09:32 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),

Khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:32 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.

Nghiên cứu thực tế tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9

09:31 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.

Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

09:28 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.

88 học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:27 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.

Bế giảng 11 lớp trung cấp lý luận chính trị

09:25 19/11/2024

(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.

33 học viên hoàn thành bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chính trị

09:23 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.

Nâng cao chất lượng đối thoại với dân

08:13 19/11/2024

Thành phố Ngã Bảy đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại định kỳ, mở rộng sự kết nối giữa chính quyền với người dân trên địa bàn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chặt chẽ từ cơ sở

08:21 25/11/2024

Huyện Vị Thủy đã có kết quả sơ bộ công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm. Kết quả này sẽ làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong năm 2025.

“An toàn thực phẩm” 2024: Khuyến khích người dân quan tâm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

08:18 25/11/2024

Mạng lưới truyền thông của ngành y tế đang đồng loạt triển khai các cuộc nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm cho người dân tại cộng đồng nhằm nâng cao kiến thức và sự quan tâm của các gia đình về sử dụng thực phẩm an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Giải pháp giúp giảm nghèo hiệu quả

08:18 25/11/2024

Huyện Phụng Hiệp đã và đang đẩy mạnh đào tạo nghề góp phần giúp hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, thu nhập ổn định. Đây là yếu tố quan trọng để người dân thoát nghèo bền vững.

Điểm tin sáng 25-11: Chỉ trong 4 năm, gần 270.000 ca tử vong do đề kháng thuốc kháng sinh tại Việt Nam

06:00 25/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Chính thức công nhận 614 giáo sư, phó giáo sư năm 2024; Dự án giúp nghệ nhân bán hàng online ở Hội An được trao giải thưởng quốc tế; Cộng đồng sử dụng máy đọc sách tại Việt Nam ước tính hiện có trên 300.000 người; Các nước hợp pháp hóa chuyển giới sẽ không được nhận con nuôi ở Nga.