Xà Phiên ngày ấy, bây giờ...

Bài 1: Từ một xã nhiều không

Thứ Tư, ngày 23/11/2016 | 07:57

Khoảng năm 2005 trở về trước, khi nhắc đến xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất xa xôi, khó khăn, đi lại cách trở, đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo cao... Nhưng nay, hình ảnh cầu tre lắt lẻo, lộ đất, mái lá trường xưa không còn, thay vào đó là cầu, đường, trường, trạm được bê tông hóa khang trang...

Ông Lê Minh Hồng, nguyên Đội trưởng Đội công tác CT22 (giai đoạn 2006-2009), kể về những khó khăn của vùng đất Xà Phiên. Ảnh: N.TÂN

Ông Nguyễn Sơn Tùng, Bí thư Chi bộ ấp 4, cho hay: “Nếu cách đây khoảng 10 năm, đi xe gắn máy vô đến tận đây vào mùa mưa không phải dễ, sình đất dính cứng cả bánh xe”.          

Nói rồi ông Tùng chỉ tay về chiếc xe đạp cũ đang đậu bên hông nhà nhưng không có vè - phương tiện giúp ông đi lại trong quá trình công tác gần 10 năm qua. Thấy tôi có vẻ thắc mắc, ông giải thích: “Không phải tôi không có tiền mua nổi xe gắn máy mà vì trước đây đường giao thông nông thôn của ấp đi lại khó khăn, nhất là mùa mưa, xe đạp đi còn khó huống chi xe gắn máy, cầu khỉ thì nhiều. Lúc đầu, chiếc xe này không phải trơ trụi như thế, vì trời mưa sình đất dính nhiều nên tôi tháo 2 vè ra”.

Những năm đó, ở đây chưa có trường THPT nên em nào ấp ủ “nuôi chữ” thì phải lên tận thị xã Long Mỹ (huyện Long Mỹ cũ) hay qua huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu để học, nhưng phải thức dậy từ 4-5 giờ sáng. Khó khăn là vậy nên rất nhiều học sinh ở xã này đành dở dang chuyện học.

Đời sống người dân lúc ấy cũng gặp nhiều khó khăn, không nước sạch, không điện,… nên hầu hết hoạt động sản xuất chỉ dựa vào sức người, sức trâu… Chuyện người dân bán… lúa non (bán trước khi lúa chín) để trang trải cuộc sống là bình thường. Ông Lâm Quang Suôl, cán bộ hưu trí ở ấp 1, giải thích: “Không bán… lúa non sao được, bởi đời sống người dân ở đây lúc đó chủ yếu dựa vào nông nghiệp, năng suất thấp, khó tiêu thụ, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã lên trên 40%. Phải bán lấy tiền ăn trước trả sau”.

“Lúc ấy, người dân Xà Phiên chỉ mong sao có những con lộ bê tông, điện và nước sạch; con cháu sau này được có chỗ học hành đàng hoàng”, ông Suôl nhớ lại.

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở đây những năm 2000-2009 khá phức tạp. Nhiều người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc Khmer còn bỏ xứ đi “xuất khẩu lao động” sang nước bạn Campuchia.

Theo ông Lê Minh Hồng, nguyên Đội trưởng Đội công tác CT22 (giai đoạn 2006-2009), lúc đầu đồng bào bỏ đi chỉ có vài chục người, nhưng khi về dẫn theo nhiều người khác, tổng số lên khoảng 100. Sở dĩ họ ra đi như thế vì cuộc sống ở đây lúc đó khó khăn, ít đất sản xuất…

Hơn 10 năm về trước, học sinh xã Xà Phiên đi học phải qua nhiều cầu khỉ. Ảnh: THẢO MIÊN

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thành lập Đội công tác CT22 đóng trên địa bàn xã Xà Phiên. Nhiệm vụ của Đội là tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết dân tộc, hướng dẫn cách thức làm ăn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… “Chúng tôi thực hiện 4 cùng là cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với bà con, đi đến đâu cũng được người dân ủng hộ”, ông Hồng bộc bạch.

Cùng với đó, chính quyền địa phương, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc Khmer cũng tuyên truyền, giáo dục bà con thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Ông Sơn Kích, ở ấp 5, là một trong những tuyên truyền viên xuất sắc.

Ngoài việc thường xuyên đến từng gia đình người Khmer vận động 2 lần/tháng, khi bà con đến chùa để tụng kinh, niệm phật, ông Kích cũng tuyên truyền. “Không tuyên truyền, giáo dục sao được? Cuộc sống đôi khi gặp khó khăn, trở ngại, trước vấn đề trên thì mình phải tìm cách nói để bà con cùng vượt qua, chứ bỏ đi chẳng khác nào trốn tránh, thoái thác trách nhiệm với quê hương”, ông Kích nhấn mạnh.

Từ năm 2002-2012, Đội công tác CT22 xã Xà Phiên đã góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm, tích cực bám dân, bám địa bàn hoạt động; phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giải quyết nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong dân. Từ đó, nhiều người đã nhận thức rõ đây là… đất lành nên đoàn kết góp sức xây dựng quê hương.

 NHẬT TÂN

Bài 2: Bước ngoặt phát triển

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tổ chức đại hội chi bộ chất lượng

07:46 05/11/2024

Tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 được Thành ủy Vị Thanh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đảm bảo đại hội diễn ra chất lượng, chu đáo, đảm bảo các yêu cầu.

Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên

07:44 05/11/2024

Tỉnh đoàn vừa phối hợp với Đảng ủy Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức thành công buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.

Quan tâm công tác cán bộ nữ

07:23 05/11/2024

Chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng nhiệm kỳ 2025-2030, công tác cán bộ nữ đang được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Long Mỹ đặc biệt chú trọng.

Kết nạp đảng viên đạt cao

07:16 04/11/2024

Sự chủ động, quyết tâm của các cấp ủy đảng là yếu tố quan trọng giúp công tác kết nạp đảng viên đến nay của tỉnh đạt kết quả ấn tượng.

Phum sóc đổi thay - Đồng bào no ấm

08:57 01/11/2024

Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.

Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho người nghèo

07:28 01/11/2024

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.

Chú trọng gắn lý luận với thực tiễn

07:07 30/10/2024

Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.

Thiết thực thi đua làm theo lời Bác dạy

17:49 29/10/2024

Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.

Thi đua xây dựng nền tảng phát triển tỉnh nhà

17:48 29/10/2024

Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.

Nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú

09:00 29/10/2024

Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Infographic: Tháng hành động vì bình đẳng giới

14:05 05/11/2024

Infographic: Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Hơn 200 vận động viên tham gia Hội thao Giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT

12:10 05/11/2024

(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.

Hạn chế tình trạng càng giảm thì càng tăng thủ tục hành chính

09:03 05/11/2024

Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.

Chuyện cũ của năm học mới

08:16 05/11/2024

Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.