Thứ Năm, ngày 24/11/2016 | 08:38
Xà Phiên là xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, trên 7.000 khẩu, chiếm 37% dân số toàn xã, 27,4% đồng bào dân tộc Khmer toàn tỉnh. Sau năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo ở đây khá cao, trên 40%. Nhờ thực hiện các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh, cùng với đó là sự nỗ lực thoát nghèo của người dân nên đời sống bà con ngày càng phát triển, hộ nghèo giảm đáng kể.
Ông Danh Xà Mươl mạnh dạn đột phá trong sản xuất nên cuộc sống khấm khá.
Hiệu quả từ các quyết sách
Mùa mưa năm nay không còn ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân ở tuyến đường kênh Hàng Bần (ấp 4), bởi năm trước đường được xây dựng khang trang, dài gần 2.000m, ngang 2,5m, tổng kinh phí trên 450 triệu đồng.
Mới đi chợ về, ông Danh Kil nói: “Bây giờ nắng, mưa gì xe gắn máy cũng chạy bon bon đến tận nhà. Các thương lái mua nông sản ngày nào cũng chạy xe ra vào để “săn hàng”. Đặc biệt, giờ cần gì chỉ một cuộc điện thoại là chốc lát có ngay đến tận nhà”.
Trước đây, tuyến đường này là lộ nhựa nhưng xuống cấp nghiêm trọng, do đó xuồng, ghe là phương tiện chính được bà con ở đây sử dụng trong việc đi lại, vì vậy kinh tế địa phương phát triển rất chậm. Thực hiện chủ trương về xây dựng, sửa chữa những tuyến đường hư hỏng, xuống cấp, xã chọn tuyến đường này để làm mới.
Ngày xây dựng đường, người dân ở đây rất mừng. Trong quá trình thi công, tất cả các gia đình trên tuyến đều tự nguyện hiến đất, hoa màu, nhiều người còn góp công sức phụ giúp. Khi hoàn thành, người dân ở đây vui mừng khôn xiết, có điều kiện mua xe gắn máy để đi lại - điều mà trước đây họ muốn lắm mà không dám.
Một điều dễ nhận thấy là từ khi tuyến đường này đưa vào sử dụng, đời sống người dân có nhiều khởi sắc, nhiều nhà tường trị giá hàng trăm triệu đồng mọc lên, hầu hết các gia đình đều có xe gắn máy và thiết bị nghe nhìn hiện đại… Ông Danh Kil cho biết: “Cũng nhờ tuyến đường này được xây dựng nên đời sống người dân ở đây có cơ hội phát triển. Tuy là nông thôn, nhưng nay nhiều gia đình có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt chẳng khác nào gia đình khá giả ở thành thị”.
Không chỉ có tuyến đường Hàng Bần mà toàn xã có nhiều tuyến được đầu tư, xây dựng trông khá khang trang. Theo UBND xã Xà Phiên, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, toàn xã được đầu tư xây dựng, nâng cấp lộ nông thôn ở 4 ấp nghèo trên địa bàn là ấp 3, 4, 5, 6, với gần 10.450m; xây dựng, sửa chữa 65 cây cầu, nạo vét trên 150.000m3 đất thủy lợi…
Ông Huỳnh Văn Đôi, Phó Chủ tịch UBND xã Xà Phiên, cho biết: “Hàng năm chúng tôi kiểm tra những tuyến đường nào ở các ấp nghèo xuống cấp, bức thiết nhất ưu tiên xây dựng trước. Đến nay, giao thông nông thôn của xã trở nên khang trang, liền lạc, đi lại thông suốt cả hai mùa mưa nắng”.
Song song đó, Trung ương, tỉnh còn đầu tư nhiều chương trình, dự án nhằm hỗ trợ cho đồng bào dân tộc như hỗ trợ học sinh nghèo; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm; hỗ trợ nước sạch; hỗ trợ cây, con giống… với tổng kinh phí hàng chục tỉ đồng. Đến cuối năm 2015, toàn xã có 98,4% số hộ sử dụng điện; 98,1% số hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh; hàng năm, huy động tỷ lệ học sinh ra lớp đối với mẫu giáo là 98%, tiểu học 100%...
Thay đổi tư duy sản xuất
Nghe cán bộ xã giới thiệu mô hình thoát nghèo của ông Danh Xà Mươl, ở ấp 4, làm chúng tôi không khỏi tò mò muốn tận mắt chứng kiến.
Hôm chúng tôi đến, ông đang tiến hành xây dựng nhà, dự kiến tổng kinh phí khoảng 300 triệu đồng. Để có được thành quả như hôm nay, gia đình ông đã trải qua những năm tháng đầy vất vả. Không có đất nên ông phải đi làm thuê quanh năm.
Năm 2012, sau khi được vay từ nguồn vốn hỗ trợ khoảng 35 triệu đồng, ông mua gà Bến Tre về nuôi và xây chuồng nuôi heo. Do chịu khó học hỏi, 2 năm sau gia đình ông có thu nhập ổn định. Từ mô hình này, năm 2014, ông là một trong số ít nông dân của tỉnh đi Hà Nội tham dự tuyên dương nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc. Trong chuyến đi này, được một người trong đoàn chỉ cách nuôi ba ba, thấy hấp dẫn, ông về tận dụng đất xung quanh nhà để nuôi 1.000 con. Đến nay, ba ba phát triển rất mạnh. Chia sẻ với chúng tôi, ông Mươl cho biết: “Trong thời gian nuôi ba ba, vợ chồng tôi lấy công làm lời, đi mò cua, bắt ốc về làm thức ăn cho chúng nên giảm đáng kể chi phí. Dự kiến, cuối năm nay sẽ xuất bán”.
Đó là 1 trong rất nhiều mô hình hiệu quả ở Xà Phiên trong việc mạnh dạn đầu tư, thay đổi tư duy sản xuất, góp phần vào việc giảm nghèo ở địa phương. Nếu năm 2010, toàn xã có trên 31% hộ nghèo thì đến cuối năm 2015 tỷ lệ ấy còn trên 23%.
Hôm trò chuyện, chúng tôi thấy ông Mươl có chiếc smartphone (điện thoại thông minh) khá hiện đại, lướt web vèo vèo. Ông còn chỉ cho tôi biết những trang thông tin về nông nghiệp, kinh tế thị trường… khá rành mạch.
Không chỉ thay đổi tư duy trong sản xuất, nhiều bà con còn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: sử dụng ống nước phun tự động trong trồng hoa màu; nuôi heo, gà trên đệm lót sinh học…
Theo ông Đôi, đời sống bà con ở xã Xà Phiên bây giờ nhiều khởi sắc, đó là hiệu quả từ các chương trình, dự án, mà hơn hết người dân đã thay đổi tư duy trong sản xuất. Trước đây, mô hình 1ha/100 triệu đồng/năm đối với người dân Xà Phiên có nằm mơ cũng không thấy, nhưng nay vài ba công đất có mức thu nhập như thế không phải chuyện hiếm.
Từ một xã đặc biệt khó khăn, nay diện mạo Xà Phiên thay đổi gần như hoàn toàn từ cầu, đường, trường, trạm đến tư duy sản xuất. Theo quy hoạch của Đảng bộ xã, giai đoạn 2015-2020 phấn đấu xây dựng trung tâm xã trở thành đô thị loại V và địa phương đang gấp rút thực hiện...
Bài, ảnh: NHẬT TÂN
Bài 3: Phát triển bền vững
07:46 05/11/2024
Tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 được Thành ủy Vị Thanh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đảm bảo đại hội diễn ra chất lượng, chu đáo, đảm bảo các yêu cầu.
07:44 05/11/2024
Tỉnh đoàn vừa phối hợp với Đảng ủy Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức thành công buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
07:23 05/11/2024
Chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng nhiệm kỳ 2025-2030, công tác cán bộ nữ đang được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Long Mỹ đặc biệt chú trọng.
07:16 04/11/2024
Sự chủ động, quyết tâm của các cấp ủy đảng là yếu tố quan trọng giúp công tác kết nạp đảng viên đến nay của tỉnh đạt kết quả ấn tượng.
08:57 01/11/2024
Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.
07:28 01/11/2024
Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.
07:07 30/10/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.
17:49 29/10/2024
Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.
17:48 29/10/2024
Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.
09:00 29/10/2024
Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,
14:05 05/11/2024
Infographic: Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
12:10 05/11/2024
(HGO) – Ngày 5-11, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức Hội thao giáo dục quốc phòng và an ninh học sinh THPT tỉnh Hậu Giang lần thứ X - 2024.
09:03 05/11/2024
Thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm sau, bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh, nhất trí cao với nhiều kết quả quan trọng đạt được, song bà cũng nêu lên một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm.
08:16 05/11/2024
Thực trạng thiếu giáo viên là khó khăn và thách thức lớn với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà, ảnh hưởng đến hoạt động dạy học ở các trường. Đây là chuyện không mới nhưng mỗi năm học đều loay hoay tìm giải pháp. Bài toán thiếu giáo viên vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.