Xà Phiên ngày ấy, bây giờ...

Bài 3: Phát triển bền vững

Thứ Sáu, ngày 25/11/2016 | 06:15

Không chỉ thay đổi cách nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần mà chính quyền địa phương, người dân còn chú trọng phát triển nhiều lĩnh vực giáo dục, y tế, thương mại - dịch vụ... để Xà Phiên ngày càng thay đổi.

Một ngày không xa, trung tâm xã Xà Phiên trở thành đô thị loại V.

Làng… đại học

Do nghèo khó, giao thông bất tiện nên chuyện học hành của con em nhiều gia đình ở ấp 5 trước đây hết sức khó khăn, tình trạng bỏ học giữa chừng không phải hiếm. Song vẫn có nhiều gia đình quyết tâm tạo điều kiện cho con em học hành tới nơi tới chốn. Sau đó, nhiều cử nhân, kỹ sư đã… vinh quy bái tổ.

Xóm kênh Cây Me và kênh Bốn Thước được xem là làng… đại học khi khoảng 20 hộ ở đây có trên 50 người đã và đang học đại học. Hộ ông Quách Mích là một trong những gia đình tiên phong trong cuộc “cách mạng” tạo điều kiện cho con “nuôi chữ”. Ông có năm người con và tất cả đã tốt nghiệp đại học, có việc làm ổn định.

Chỉ tay về những tấm hình mà năm người con của ông mặc chiếc áo thụng, đầu đội mũ vuông trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp đại học treo trên tường, ông nói đầy tự hào: “Mới ngày nào tụi nó biết đi chập chững, nói chuyện u… oa, nhưng giờ tất cả đã tốt nghiệp đại học. Mau thiệt!”.

Để các con có được thành tích đó, vợ chồng ông đã trải qua những năm tháng đầy cơ cực. Trước đây, gia đình ông có trên 20 công đất, một năm làm 2 vụ lúa, nhưng cũng chỉ đủ ăn. Thấy cha mẹ vất vả, người con lớn của ông lúc đó vừa tốt nghiệp THCS dự định nghỉ học để phụ giúp cha mẹ nuôi các em ăn học. Biết được dự định ấy, vợ chồng ông kiên quyết không chấp nhận, đồng thời giải thích cho hiểu những khó khăn, thiếu thốn, vất vả của ông bà khi học không tới nơi tới chốn; dẫn chứng những trường hợp thanh niên địa phương bỏ học giữa chừng phải đầu tắt mặt tối với chuyện đồng áng…

“Lúc đó, tôi nghĩ dù khó khăn đến mấy cũng không để đứa nào nghỉ học, phải hy sinh đời bố, củng cố đời con”, ông Mích cho biết.

Thấu hiểu sự khó khăn, vất vả, mong chờ của cha mẹ, các con của ông đã nỗ lực hết mình học tập. Có năm, vợ chồng ông có đến ba người con học đại học và chuyện phải cung trên 4 triệu đồng/tháng thời đó làm vợ chồng ông… đau đầu.

Để lo cho các con, vợ chồng ông tăng gia sản xuất bằng cách nuôi gà, nuôi heo, làm thợ hồ; chuyện 7-8 giờ tối ông bà còn ở ngoài đồng giăng lưới, cắm câu, bắt ốc, thức dậy 3-4 giờ sáng để đi làm mướn là bình thường. Khi thu nhập không đủ, ông bà bán dần số đất. Từ khi các con bước vào giảng đường đại học cho đến ra trường, gia đình ông bà bán gần 10 công đất.

Ông Mích quan niệm rằng: Có tiền thì lúc nào mua đất chẳng được, nhưng với con người đã qua thời kỳ “dung nạp kiến thức” thì sau này có bao nhiêu tiền cũng không mua được.

Không đông con như gia đình ông Mích, nhưng gia đình ông Sơn Kích cũng rất đáng nể trong việc nuôi dạy con nên người. Ông có ba người con, tất cả đều tốt nghiệp đại học.

Nói về quá trình nuôi để các con có tấm bằng kỹ sư, cử nhân, ông Kích cho hay: “Thời mình khó khăn nên học chữ nghĩa không được bao nhiêu. Do đó, mình đầu tư vào các con, mong nó có kiến thức phục vụ cho quê hương, đất nước. Con hơn cha là nhà có phúc mà!”.

Chỉ về chiếc radio đặt trên bàn, ông Kích cho biết: Đây là chiếc radio “thứ… n” của gia đình tôi trong nhiều năm qua. Nhờ những chiếc radio mà tôi nắm bắt được thời sự trong và ngoài nước. Đất nước mình thời nào cũng cần nhân tài, đời mình không được thì tập trung lo cho đời con, cháu.

Chuyện thức khuya, dậy sớm, vay tiền ngày, tiền tháng… để lo cho các con ông Kích đều trải qua hết. Ngoài trên 10 công ruộng, ông còn nuôi heo, làm mướn,… đặc biệt là khá tiết kiệm trong việc chi tiêu hàng ngày.

Đó là hai trong rất nhiều gia đình điển hình ở làng… đại học quyết tâm lo cho con ăn học. Với họ, chịu cực, chịu khổ như thế nào cũng được, nhưng phải tạo điều kiện cho các con có kiến thức; học để biết, để làm, để hòa nhập, để tự khẳng định mình.

Hướng tới đô thị loại V

Với những phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đến nay, đời sống người dân xã Xà Phiên có nhiều thay đổi. Từ một xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, trên 40% nay còn trên 23% (năm 2015), thu nhập bình quân từ 11,5 triệu đồng/người/năm (năm 2010) nay lên 21,5 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp có nhiều khởi sắc: tổng diện tích lúa năm 2010 là 6.100ha, đến cuối năm 2015 là trên 7.900ha; tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới, toàn xã hiện có 42 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 là trên 8 tỉ đồng, đến năm 2015 là 14,6 tỉ đồng...

Nghị quyết của Đảng bộ xã Xà Phiên giai đoạn 2015-2020 cũng xác định phấn đấu thu nhập bình quân từ 30-35 triệu đồng/người/năm; số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm 98%; hộ sử dụng điện an toàn chiếm 95% trở lên; phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành phổ cập THPT, đặc biệt là phấn đấu đạt đô thị loại V... Về vấn đề này, ông Phạm Hoàng Khâm, Chủ tịch UBND xã, khẳng định: “Chúng tôi đã và đang nâng cấp bờ kè, đường nội bộ, chỉnh trang vỉa hè… để đến năm 2017 trung tâm xã sẽ được công nhận đô thị loại V”.

Nhiều người đi làm ăn xa, lâu lâu trở về ví von: “Xà Phiên thay đổi nhanh quá, nhiều khi quên cả đường về nhà”. Trở lại Xà Phiên với bao cảm xúc. Vùng đất ngày nào còn nhiều tăm tối giờ xán lạn, đầy sức sống. Con người Xà Phiên giờ đã biết đoàn kết, đổi mới để xây dựng quê nhà thêm giàu đẹp.

Bài, ảnh: NHẬT TÂN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

09:15 21/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.

Trường Chính trị Hậu Giang tham mưu, tư vấn ban hành nhiều chính sách đi vào cuộc sống

08:40 21/11/2024

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.

Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Tổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở thành phố Ngã Bảy

09:32 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),

Khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:32 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.

Nghiên cứu thực tế tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9

09:31 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.

Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

09:28 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.

88 học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:27 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.

Bế giảng 11 lớp trung cấp lý luận chính trị

09:25 19/11/2024

(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.

33 học viên hoàn thành bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chính trị

09:23 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất

09:57 26/11/2024

(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 45/2024 quy định đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi là thủy sản hoặc vật nuôi khác khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

15 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sinh kế

09:55 26/11/2024

(HG) - Nhằm tiếp sức cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, được sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã hỗ trợ vốn sinh kế cho người dân.

Tiếp nhận 46 chương trình, dự án với tổng giá trị 88,16 tỉ đồng

09:48 26/11/2024

(HG) - Năm 2024, bằng các giải pháp tích cực, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hậu Giang phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các địa phương vận động các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tài trợ cho Hậu Giang trên các lĩnh vực.

Học sinh trường xã đoạt giải nhì Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên khởi nghiệp khu vực ĐBSCL”

09:45 26/11/2024

(HG) - Vượt qua 20 ý tưởng xuất sắc ở bảng học sinh tại vòng chung kết Cuộc thi “Ý tưởng học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lần III, năm 2024”,