Thứ Sáu, ngày 11/05/2012 | 07:20
Cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC) theo cơ chế “một cửa” là nội dung quan trọng của tiến trình cải cách hành chính (CCHC) nói chung và CCTTHC nói riêng. Hiệu quả của mô hình này là điều không thể phủ nhận, nhưng thực tế qua nhiều năm triển khai, các địa phương vẫn còn gặp không ít khó khăn khi vận hành cơ chế này.
* Khó về cơ sở vật chất
Ở xã Phú Tân, huyện Châu Thành cũng áp dụng cơ chế “một cửa” như các xã, phường, thị trấn khác trong tỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên nơi đây có tới… “hai cửa”. Ông Trần Hoàng Vũ, Chủ tịch UBND xã Phú Tân, cho biết: “Do điều kiện vật chất thiếu thốn, nên tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (TN&TKQ) chúng tôi bố trí hai nơi. Một nơi dành cho cán bộ tư pháp - hộ tịch, xây dựng - địa chính, thương binh - xã hội; còn cán bộ văn phòng - thống kê ở “một cửa” riêng”.
Tại bộ phận này, dù lúc cao điểm cũng chỉ có chỗ cho 2 người dân ngồi chờ, còn tất cả phải ngồi… ghế đá ngoài hành lang. Cũng chính vì vậy mà hiện nay, tại Bộ phận TN&TKQ của xã vẫn chưa thể thực hiện niêm yết công khai thủ tục hành chính. “Vì cơ sở vật chất không bảo đảm nên nhiều khi thấy ngại với người dân” - ông Vũ chia sẻ.
Bộ phận TN&TKQ ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành chưa tương xứng với một thị trấn trung tâm. |
Trụ sở xã Phú Tân có 8 phòng làm việc, trong đó Bí thư Đảng ủy xã và Chủ tịch UBND xã đều phải… ở ghép với nhiều cán bộ khác. “Nhín” một phòng cho Bộ phận TN&TKQ là cố gắng lớn của xã. Và dĩ nhiên không có chỗ cho đồng chí Thường trực UBND xã trực duyệt hồ sơ, mà phải nhường chỗ cho… Phó Chủ tịch HĐND xã.
Khó khăn không chỉ dừng lại ở những xã vùng sâu như Phú Tân. Ở UBND thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, Bộ phận TN&TKQ cũng chỉ có diện tích khoảng 30m2. Ông Phan Hữu Lộc, Nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Ngã Sáu, cho biết: “Diện tích của bộ phận này chưa tương xứng với một thị trấn; kinh phí để nâng cấp thì thị trấn không lo nổi, người dân đến nhiều mà cơ sở vật chất hơi tệ thì khó làm dân hài lòng được”.
“Cái vỏ” ngoài đã khó, “cái ruột” bên trong cũng chẳng hơn khi trang thiết bị còn quá thiếu thốn. Chị Nguyễn Thị Diệu Hiền, cán bộ Văn phòng - Thống kê UBND xã Phú Tân, bộc bạch: “Văn phòng có 2 máy vi tính, nhưng mỗi máy có 4 người sử dụng, lúc cao điểm phải chia mỗi người sử dụng 30 phút. Tôi làm báo cáo trễ, bị la hoài”. Còn anh Đặng Quốc Tuân, cán bộ Văn phòng - Thống kê UBND thị trấn Ngã Sáu, cho biết ở Bộ phận TN&TKQ hiện không có máy móc gì, mỗi lần muốn sử dụng phải chạy xuống sử dụng nhờ máy của Trung tâm Học tập cộng đồng thị trấn, cách văn phòng khá xa.
Khó khăn về cơ sở vật chất của xã Phú Tân, thị trấn Ngã Sáu cũng là những khó khăn chung của nhiều xã, phường trên địa bàn tỉnh. Theo Quyết định số 93 của Thủ tướng Chính phủ, trong tổng diện tích phòng làm việc của Bộ phận TN&TKQ, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải dành 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, tối thiểu phải có máy vi tính, máy fax, máy in… nhưng hiện thời, đó chỉ là mơ ước của nhiều xã, phường, thị trấn.
* Thiếu sự quan tâm ?
Cứ tưởng đối với những trụ sở UBND xã, phường được xây dựng trước đây mới không đảm bảo được diện tích khi thực hiện “một cửa”, nhưng thực tế một số trụ sở đã và đang xây dựng cũng không đảm bảo về diện tích theo quy định.
Xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp là một ví dụ điển hình. Trụ sở UBND xã đã xây dựng gần xong và phòng để bố trí Bộ phận TN&TKQ không đầy 30m2. Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa Đặng Việt Hiểu cho biết: “Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Phụng Hiệp, nên chúng tôi không được tham gia ý kiến từ khâu thiết kế đến lúc xây dựng xong”.
Bà Đặng Trần Thị Trang Nhã, quản lý Văn phòng Dự án CCHC tỉnh Hậu Giang, cho biết: Dự án hiện có phân bổ nguồn vốn để hỗ trợ cho khoảng 15 xã nâng cấp, mua sắm trang thiết bị phục vụ “một cửa”. Tuy nhiên, một số dự án xây dựng trụ sở xã dường như… quên mất Quyết định 93 của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp như ở xã Thạnh Hòa, nếu Bộ phận TN&TKQ được trang bị đầy đủ thiết bị đúng chuẩn “một cửa” thì không biết để đâu cho hết, nên cán bộ xã và nhất là người dân sẽ tiếp tục thiệt thòi.
“Tôi nghĩ từ khi thiết kế bản vẽ, không phải tính bao nhiêu cán bộ nằm trong “một cửa” mà chúng ta phải tính toán, tiên liệu là có bao nhiêu người dân sẽ đến liên hệ trong giờ cao điểm, như vậy mới đúng là quan tâm đến “một cửa””- bà Nhã nêu ý kiến.
* Cần có mô hình chuẩn
Cũng theo bà Đặng Trần Thị Trang Nhã, muốn làm tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” thì phải xác định được quy trình, đường đi của hồ sơ, còn hiện tại mỗi nơi mỗi khác. Như đối với “một cửa” ở huyện Phụng Hiệp, thì cán bộ chuyên môn trực tiếp nhận và trả hồ sơ, nhưng ở Bộ phận TN&TKQ ở Văn phòng UBND huyện Long Mỹ thì chỉ có một cán bộ nhận, sau đó chuyển đến cán bộ chuyên môn. Có chỗ lại bố trí cán bộ tiếp nhận hồ sơ và cán bộ trả hồ sơ là 2 người khác nhau…
Mô hình lý tưởng nhất theo cơ chế một cửa là chỉ cần một cán bộ tiếp nhận và trả hồ sơ cho người dân. Nhưng hiện nay cách làm này rất khó thực hiện ở Hậu Giang, vì không có nhiều cán bộ đủ trình độ, năng lực như yêu cầu. Số cán bộ mỗi nơi mỗi khác, có nơi bố trí một cán bộ phụ trách cả tư pháp - hộ tịch, có nơi bố trí một cán bộ phụ trách tư pháp, một cán bộ phụ trách hộ tịch; có nơi còn “mời” cả công an vào “một cửa” để thêm phần tiện lợi cho người dân. Đó là chưa kể cán bộ tại bộ phận này ở các địa phương thay đổi khá thường xuyên, trong khi “một cửa” lại luôn cần cán bộ có kinh nghiệm, chuyên sâu. Những cán bộ không được thay đổi thì cũng đã lớn tuổi, công việc họ vẫn làm tốt, nhưng đột phá thì khó.
Ông Nguyễn Trọng Phúc, Phó Phòng CCHC - Sở Nội vụ, cho rằng: “Chuyện khác nhau trong bố trí cán bộ ở Bộ phận TN&TKQ có nhiều nguyên nhân. Ở những nơi có đông đồng bào dân tộc, hồ sơ chính sách nhiều thì có bố trí cán bộ thương binh - xã hội; những nơi có quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hồ sơ đất đai nhiều thì có cán bộ địa chính - xây dựng; những nơi gần khu dân cư, hồ sơ tư pháp - hộ tịch nhiều nên phải có cán bộ này... Do đó, tùy từng nơi mà bố trí số lượng cán bộ khác nhau, lĩnh vực khác nhau. Nhưng tới đây ở Hậu Giang sẽ có kế hoạch xây dựng một mô hình chuẩn trong thực hiện cơ chế một cửa”.
Theo Chương trình số 06 ngày 13-6-2011 của UBND tỉnh về CCHC giai đoạn 2011-2015, đến năm 2015 sẽ hoàn thành việc xây dựng và nâng cấp trụ sở cấp xã, bố trí phòng làm việc cho Bộ phận TN&TKQ đạt tối thiểu 40m2; trang bị đến mỗi cán bộ, công chức, viên chức 1 máy vi tính; mỗi xã có từ 10-15 máy vi tính; mỗi đơn vị huyện, thị xã, thành phố có từ 50-70% số xã, phường, thị trấn áp dụng “một cửa liên thông”. Trong đó, các cơ quan cấp tỉnh có liên quan thủ tục hành chính đều phải xây dựng quy chế phối hợp thực hiện “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục của người dân và doanh nghiệp đạt 50-70%; thủ tục hành chính phải được công khai đạt 100% tại trụ sở làm việc của cơ quan hành chính 3 cấp và trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Đây là chương trình rất lý tưởng của tỉnh, tuy nhiên còn chưa đầy 2 năm nữa, trước những khó khăn, bất cập, cũng như chưa có sự đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, thì liệu mô hình “một cửa” của tỉnh có đáp ứng được kết quả như mong đợi?
Ông Trần Văn Quân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Sẽ có một cửa hiện đại... “Trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông nói riêng và CCHC nói chung thì cán bộ giỏi cùng cơ sở vật chất hiện đại chỉ là 2 yếu tố cần chứ chưa đủ, mà cán bộ phải có tầm và tâm. Thời gian qua, nhìn chung tuy cơ sở vật chất còn khó nhưng tinh thần, thái độ, việc tiện lợi cho người dân khi liên hệ đến các cơ quan công quyền nói chung là ổn. Tới đây, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Đề án thực hiện CCHC theo “Cơ chế một cửa hiện đại”, trước tiên là áp dụng tại UBND cấp huyện. Việc này nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết công việc, từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính, qua đó để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, kỹ năng, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức…”. |
Bài, ảnh: HOÀNG NGUYÊN
07:46 05/11/2024
Tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 được Thành ủy Vị Thanh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đảm bảo đại hội diễn ra chất lượng, chu đáo, đảm bảo các yêu cầu.
07:44 05/11/2024
Tỉnh đoàn vừa phối hợp với Đảng ủy Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang tổ chức thành công buổi tọa đàm với chủ đề “Tăng cường công tác phát triển đảng trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”.
07:23 05/11/2024
Chuẩn bị nhân sự cho đại hội đảng nhiệm kỳ 2025-2030, công tác cán bộ nữ đang được Hội Liên hiệp Phụ nữ thị xã Long Mỹ đặc biệt chú trọng.
07:16 04/11/2024
Sự chủ động, quyết tâm của các cấp ủy đảng là yếu tố quan trọng giúp công tác kết nạp đảng viên đến nay của tỉnh đạt kết quả ấn tượng.
08:57 01/11/2024
Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.
07:28 01/11/2024
Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.
07:07 30/10/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.
17:49 29/10/2024
Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.
17:48 29/10/2024
Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.
09:00 29/10/2024
Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,
17:45 05/11/2024
(HGO) – Chiều ngày 5-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
17:43 05/11/2024
(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, 3 ngày qua, trong tỉnh Hậu Giang có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và to, lượng mưa trung bình toàn tỉnh dao động từ 25-40mm/ngày,
17:36 05/11/2024
(HG) - Sáng ngày 5-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để sơ kết tình hình thực hiện nhiệm phát triển kinh tế - xã hội tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.
17:03 05/11/2024
(HG) – Chiều ngày 5-11, Đoàn Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Nguyễn Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, làm làm Trưởng đoàn, có buổi làm việc với Hội Nông dân thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp kiểm tra công tác hội và phong trào nông dân năm 2024.