Bộ Nội vụ đề xuất sắp xếp lại hơn 600 xã, huyện

Thứ Năm, ngày 26/07/2018 | 15:37

Khoảng 16 quận, huyện và 637 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc đang có diện tích và dân số chưa đạt 50% so với tiêu chuẩn.

Trụ sở Bộ Nội vụ. Ảnh: Ngọc Thành

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến xây dựng Đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã từ nay đến năm 2021.

Trả lời VnExpress, Thứ trưởng Nội vụ Trần Anh Tuấn cho hay, hiện cả nước có 713 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và 11.162 xã, phường, thị trấn. Trong Đề án, Bộ Nội vụ đề xuất trong 3 năm tới sẽ sắp xếp lại khoảng 16 quận, huyện và 637 xã, phường, thị trấn chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số.

Từ năm 2021 trở đi, Bộ tiếp tục xét đến các huyện, xã không đủ tiêu chuẩn còn lại với số lượng lên đến trên 5.000 đơn vị.

"Việc tồn tại các huyện, xã nhỏ, thiếu tiêu chuẩn quy định sẽ không phù hợp với yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, tiết kiệm chi tiêu công và phát triển kinh tế; sẽ dẫn đến sự phân tán các nguồn lực, tiềm năng của địa phương", ông Tuấn nói.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Bộ Nội vụ, với số lượng nhiều đơn vị hành chính cấp huyện, xã như trên thì cơ cấu tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương sẽ tăng tương ứng, dẫn đến tăng biên chế, tăng trụ sở, tăng gánh nặng ngân sách nhà nước (chi lương, chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng trụ sở làm việc…).

Về định hướng sắp xếp, ông Trần Anh Tuấn cho hay sẽ căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó, khi thực hiện Bộ sẽ chú ý đến cả yếu tố đặc thù như: phong tục, tập quán, lịch sử, dân tộc, vùng miền, đặc điểm đô thị, điều kiện tự nhiên, miền núi, vùng sâu, biên giới, hải đảo… Ví dụ như ở Hà Nội thì quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình mặc dù diện tích nhỏ, nhưng dân số rất đông, không thể sáp nhập vào đơn vị hành chính khác. Hoặc các đảo ngoài biển như Huyện đảo Cồn Cỏ, huyện đảo Bạch Long Vỹ thì dù diện tích nhỏ, dân cư không nhiều cũng không thể sáp nhập vào đơn vị khác.

"Theo tôi, để phù hợp với thực tiễn thì khi sắp xếp lại, ngoài 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, dân số còn cần phải lưu tâm rất nhiều đến tiêu chí đặc thù của từng địa phương trước khi quyết định", ông Tuấn nhấn mạnh.

"Sắp xếp cán bộ là khó khăn nhất"

Trả lời câu hỏi liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện đề án, lãnh đạo Bộ Nội vụ nói: "Chúng tôi thấy rằng việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là vấn đề khó khăn, phức tạp nhất, quyết định đến sự thành công của việc sáp nhập huyện, xã không đạt tiêu chuẩn".

Ông Tuấn cho hay, "bài toán" trên đang được nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất, theo hướng có tính đến việc “chuyển tiếp”, chú trọng đến công tác đánh giá, phân loại, đảm bảo nâng cao được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức sau khi sáp nhập.

Đồng thời, Bộ sẽ có các chế độ, chính sách phù hợp, thỏa đáng gắn với việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, giải quyết thôi việc đối với những người thuộc diện dôi dư.

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn. Ảnh: CTV

"Đây là việc khó khăn, phức tạp nhưng không phải vì khó khăn mà chúng ta không làm, khi mà Đề án này sau khi hoàn thiện và thực hiện sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước và cho chính người dân", lãnh đạo Bộ Nội vụ nói.

"Cần tránh sáp nhập máy móc”

Trước đó, tại hội thảo góp ý vào Đề án, nhiều ý kiến cũng cho rằng việc sắp xếp huyện, xã cần tránh máy móc theo hướng chỉ dựa vào tiêu chí dân số và diện tích tự nhiên.

Nguyên Thứ trưởng Nội vụ Trần Hữu Thắng phân tích, nhiều quận ở Hà Nội chỉ có diện tích trên dưới 10 km2, quá nhỏ so với tiêu chí theo quy định là quận phải có diện tích từ 35 km2 trở lên. Nhưng các quận này có dân số rất lớn, nếu sáp nhập nữa thì có thể dẫn đến quá tải trong quản lý.

Ông Nguyễn Chí Đoàn, Phó giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho rằng, cần nghiên cứu sâu 6 yếu tố cấu thành đơn vị hành chính, đặc biệt là về phong tục tập quán.

Theo ông Đoàn, Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã; 584 xã, phường, thị trấn thì hầu hết không đạt tiêu chí về diện tích. Lớn nhất là huyện miền núi Ba Vì cũng chỉ hơn 200 km2, không thể đạt tiêu chuẩn 450 km2 theo quy định. Hầu hết các phường ở nội đô không có phường nào diện tích đạt 5,5 km2.

Đại diện tỉnh Nghệ An băn khoăn về biên chế sau khi sáp nhập huyện, xã. Ủng hộ lộ trình tinh giản biên chế, nhưng vị này đề xuất khi sáp nhập thành huyện, xã mới thì nên cho phép lượng biên chế công chức cao hơn quy định.

Ông Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VFPR) nhìn nhận, việc thực hiện Đề án trên là cần thiết, giúp giải quyết tình trạng “lạm phát” xã, huyện trong hơn 30 năm qua.

“Với cách phân bổ nguồn lực theo địa giới hành chính như hiện tại, có càng nhiều đơn vị hành chính cấp dưới thì địa phương càng được phân bổ nhiều nguồn lực hơn. Tình trạng này nếu cứ tiếp diễn thì ngân sách rất khó để kham nổi”, ông Nguyễn Khắc Giang phân tích và cho rằng, thay đổi địa giới hành chính sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, vì vậy nên lấy ý kiến cử tri trước khi thực hiện.

Theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tiêu chuẩn của huyện miền núi, vùng cao là dân số 80.000 người và diện tích 850 km2 trở lên; huyện đồng bằng từ 450 km2; quận là từ 35 km2 với dân số ít nhất 150.000 người.

Còn quy mô dân số của xã là 5.000 người đến 8.000 người trở lên, diện tích từ 30 km2.

Đối chiếu theo quy định trên, hiện có hơn 200 huyện và trên 6.000 xã có một trong hai tiêu chí diện tích hoặc dân số chưa đạt 50% tiêu chuẩn; khoảng 16 quận, huyện và 637 xã, phường, thị trấn có cả hai yếu tố diện tích và dân số chưa đạt 50% so với tiêu chuẩn.

 

Theo Viết Tuân/vnexpress.net

Viết bình luận mới

Xem thêm

Phum sóc đổi thay - Đồng bào no ấm

08:57 01/11/2024

Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.

Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho người nghèo

07:28 01/11/2024

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.

Chú trọng gắn lý luận với thực tiễn

07:07 30/10/2024

Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.

Thiết thực thi đua làm theo lời Bác dạy

17:49 29/10/2024

Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.

Thi đua xây dựng nền tảng phát triển tỉnh nhà

17:48 29/10/2024

Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.

Nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú

09:00 29/10/2024

Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,

Mọi ý kiến của dân đều có giá trị

07:59 28/10/2024

Tại thị xã Long Mỹ, công tác dân vận, trong đó có thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã, đang mở ra những cơ hội cho nhiều người, nhất là nhóm yếu thế được góp tiếng nói, từ đó được nhận nhiều sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền.

Huyện Phụng Hiệp: Sơ kết công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII

06:27 25/10/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, huyện Phụng Hiệp tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

08:37 24/10/2024

Đảng bộ thành phố Vị Thanh không ngừng quan tâm lãnh, chỉ đạo, tạo điều kiện cho trung tâm chính trị tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn thành phố, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Khẩn trương chuẩn bị đại hội chi bộ

08:52 23/10/2024

​​​​​​​Đảng ủy thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đang khẩn trương chuẩn bị, quyết tâm tổ chức tốt đại hội các chi bộ trực thuộc tới đây.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

18:35 02/11/2024

​​​​​​​(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

Sự thật lịch sử về vùng đất Nam Bộ của Việt Nam

18:32 02/11/2024

Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,

Thí sinh Hậu Giang giành cú đúp giải thưởng tại Gala "Tài tử Phương Nam", "Tài tử Miệt vườn"

17:20 02/11/2024

(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

15:08 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.