Vị Thanh: Hình thành và phát triển

Buổi đầu xây dựng phong trào, tổ chức cách mạng

Thứ Sáu, ngày 25/03/2022 | 08:22

Sau khi dẹp yên các cuộc nổi dậy, chính quyền Pháp siết chặt chế độ cai trị, thực hiện các chính sách hà khắc. Bộ máy kềm kẹp, đàn áp dân chúng ngày càng tinh vi, tàn ác... Thế nhưng, từ áp bức đó, đã thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản và tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng khắp nơi, trong đó có tỉnh Rạch Giá và vùng đất Vị Thanh - Hỏa Lựu.

Đường về xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh ngày nay, một trong những nơi có phong trào cách mạng hoạt động mạnh trong giai đoạn trước năm 1945.

Tháng 8-1929 tại Nam Kỳ, tổ chức An Nam Cộng sản Đảng ra đời. Sau đó, Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng Hậu Giang thành lập vào tháng 9-1929 tại Bình Thủy (Cần Thơ) nhằm chỉ đạo, xây dựng phong trào cách mạng rộng khắp miền Hậu Giang. Tháng 11-1929, Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng thành lập tại điền Tây Cờ Đỏ (Cần Thơ), sát quận Giồng Riềng (Rạch Giá) không xa vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu.

Ngày 3-2-1930, một sự kiện trọng đại đối với dân tộc Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, thống nhất 3 tổ chức cộng sản trong cả nước. Đây là dấu ấn lịch sử, mở ra thời kỳ đấu tranh cách mạng do Đảng ta lãnh đạo.

Không lâu sau, Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Rạch Giá được thành lập tại xã Mỹ Quới, quận Phước Long. Đồng thời, tại quận Long Mỹ phong trào cách mạng tiến thêm một bước: Thành lập chi bộ ghép giữa làng Long Phú với làng Mỹ Quới vào năm 1936.

Việc sớm ra đời của các tổ chức Đảng trong tỉnh và miền Hậu Giang đã lan tỏa rộng khắp. Trong đó, có các làng Hỏa Lựu, Tân Long (Long Mỹ) và Vị Thanh (Giồng Riềng). Những nơi này tuy chưa thành lập được chi bộ nhưng nhiều đồng chí đảng viên của tỉnh và các quận vẫn thường xuyên lui tới gây dựng phong trào, tuyên truyền về đường lối, chủ trương khi cần thiết sẽ lãnh đạo Nhân dân đấu tranh bằng nhiều hình thức.

Sau Nam kỳ khởi nghĩa năm 1940, tháng 1-1941, Liên Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức hội nghị cán bộ để kiểm điểm tình hình, rút kinh nghiệm của khởi nghĩa; quyết định chọn rừng U Minh Thượng làm căn cứ để huấn luyện cán bộ và chế tạo vũ khí toàn liên tỉnh, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa sắp tới khi có thời cơ. Lúc bấy giờ, đồng chí Võ Văn Kiệt cùng một số đồng chí trong Đảng bộ Rạch Giá, chịu trách nhiệm xây dựng khu căn cứ U Minh Thượng.

Từ thuận lợi các tổ chức Đảng càng nhân rộng, lấy được căn cứ, phong trào cách mạng vùng Vị Thanh - Hỏa Lựu thêm trưởng thành. Một số đảng viên ở tỉnh và các nơi đến vận động, phát triển đảng viên xây dựng cơ sở đảng trong quần chúng, tại làng Vĩnh Tuy (Gò Quao), Hỏa Lựu. Năm 1942, các chi bộ Xà Phiên, Vĩnh Viễn cũng được thành lập. Đồng chí Võ Văn Kiệt đến xây dựng cơ sở tại làng Lương Tâm, phát triển thêm 4 đảng viên.

Một đặc điểm đáng chú ý, sau Nam kỳ khởi nghĩa, các chi bộ làng trong quận Long Mỹ chịu sự chỉ đạo của 2 đảng bộ: Long Hồ (Vĩnh Long) và Long Mỹ (Rạch Giá). Việc chỉ đạo phong trào ở Hỏa Lựu do Đảng bộ quân Long Mỹ phụ trách. Tại làng Vị Thanh, do Quận ủy Giồng Riềng chịu trách nhiệm.

Giai đoạn sau Nam kỳ khởi nghĩa, phong trào cách mạng vùng Hỏa Lựu, Vị Thanh có nhiều chuyển biến tích cực, với thái độ, hành động đấu tranh quyết liệt. Bởi sau thành bại Nam kỳ khởi nghĩa, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, truy lùng gắt gao người yêu nước. Trong khi đó, Hỏa Lựu là một trong những nơi ẩn náu an toàn cho người từ địa phương khác tránh sự khủng bố của chính quyền Pháp.

Dần dần, phong trào đấu tranh của Nhân dân Hỏa Lựu, Vị Thanh càng diễn ra liên tục, bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền tin đồn cộng sản nổi dậy ở Rạch Giá, Sài Gòn, Tân An… nhằm trấn áp tinh thần giới hương chức, chủ điền, khiến họ hoang mang, lo sợ. Lúc này, một số tổ chức chống Pháp khác như: Kèo Vàng, Kèo Xanh cũng nổi lên chống tăng tô, chống đi lính.

Tháng 10-1949, cơ sở cách mạng tại Hỏa Lựu tổ chức cho anh Hai Hứ diệt điền chủ Sáu Yến, vì y có nhiều tội ác với Nhân dân. Qua sự kiện này, Nhân dân rất phấn khởi, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, chống giặc Pháp xâm lược và bọn cường hào ác bá tay sai.

Hạt giống đỏ vùng Hỏa Lựu ngày càng lớn mạnh, từ năm 1943-1945, một nông dân tên Sáu Trị ở ấp Thạnh Quới, tình nguyện làm đầu mối liên lạc bí mật cho cán bộ, đảng viên là các anh Bùi Duy Hinh, Lữ Hữu Để hoạt động tại làng Hỏa Lựu.

Đầu năm 1941, Tỉnh ủy lâm thời Rạch Giá được thành lập, tổ chức đưa cán bộ cốt cán xuống các quận, các làng nhằm tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng. Tại làng Vị Thanh, có các đồng chí Khải, đồng chí Bảy Bụng kết hợp với cán bộ địa phương Vị Thanh là đồng chí Sở, đồng chí Xứ ráo riết xây dựng cơ sở, tổ chức cách mạng.

Tình hình phát xít Nhật đảo chính ở Đông Dương đã tác động mạnh đến quân Pháp đóng ở Vị Thanh. Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương khiến Pháp phải lên tàu tháo chạy về hướng Rạch Giá. Để ngăn quân Nhật truy kích, quân Pháp đã đặt chất nổ làm sập một nhịp cầu quay (Cầu Đúc).

Phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên bình diện cả nước, đã tác động mạnh tới tỉnh Rạch Giá. Trong khí thế sục sôi, lại được cán bộ cách mạng tuyên truyền, giáo dục, Nhân dân vùng Hỏa Lựu - Vị Thanh đã có bước chuẩn bị cho công cuộc vùng lên, lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Trong các làng đã tổ chức trui rèn hàng trăm dao găm, mã tấu; chế biến da trâu, da bò làm dây nịt, bao dao găm. Ngoài ra, nhiều gia đình nhận lãnh may hàng trăm cờ đỏ sao vàng, mũ ca lô cho lực lượng vũ trang.

Đáng chú ý, các tổ chức đảng, đảng viên đã vận động quần chúng tham gia các tổ chức thanh niên Tiền Phong, Cộng hòa Vệ Binh, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng nổi dậy.

VỊ THANH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

09:15 21/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.

Trường Chính trị Hậu Giang tham mưu, tư vấn ban hành nhiều chính sách đi vào cuộc sống

08:40 21/11/2024

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.

Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Tổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở thành phố Ngã Bảy

09:32 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),

Khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:32 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.

Nghiên cứu thực tế tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9

09:31 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.

Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

09:28 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.

88 học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:27 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.

Bế giảng 11 lớp trung cấp lý luận chính trị

09:25 19/11/2024

(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.

33 học viên hoàn thành bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chính trị

09:23 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.

Nâng cao chất lượng đối thoại với dân

08:13 19/11/2024

Thành phố Ngã Bảy đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại định kỳ, mở rộng sự kết nối giữa chính quyền với người dân trên địa bàn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.