Cải cách hành chính theo tư duy phục vụ

Thứ Tư, ngày 12/06/2019 | 17:14

Không thể phủ nhận, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị đã có một bước tiến dài trong cải cách hành chính, khi nhiều giải pháp được áp dụng, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Song cũng phải khẳng định, chừng đó là chưa đủ và vẫn chưa đáp ứng được mong muốn của người dân về sự cải cách có tính đột phá, hướng đến một nền hành chính phục vụ, thuận tiện nhất với người dân, DN...

Cần gói “dịch vụ hành chính chất lượng cao”

TPHCM đang rà soát, cải tiến rất nhiều thủ tục hành chính (TTHC), từ đất đai, cấp phép kinh doanh, hay các TTHC liên quan đến đời sống cá nhân, hộ gia đình, DN. Dẫu vậy, người dân cũng còn những vấn đề thật sự chưa hài lòng và mong muốn thành phố tiếp tục cải tiến hơn nữa. Trước hết, đó là tư duy cung cấp dịch vụ hành chính cần thay đổi, từ tư duy ban phát, xin - cho sang tư duy phục vụ người dân, tức là xem người dân là đối tượng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức (gọi tắt là công chức), chứ không phải là người phải đi năn nỉ công chức.

Theo ông Lê Minh Đức, Phó ban Pháp chế HĐND TPHCM, nếu coi người dân là đối tượng phục vụ, là khách hàng của mình, thì tâm thế giải quyết TTHC của công chức sẽ khác. Trong cuộc sống, người dân đi mua hàng hóa, đều được người bán hàng niềm nở tư vấn, thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Vậy vì sao cơ quan hành chính cung cấp dịch vụ hành chính lại không làm được như thế? Thay đổi tư duy là điều trước tiên cần mạnh mẽ thực hiện.

Cũng theo ông Đức, các nơi cung cấp dịch vụ hành chính cần thiết kế cơ sở vật chất thuận tiện, có đủ máy móc và chủ động việc in ấn, photo giấy tờ nhanh chóng cho người dân. Đặc biệt, hoàn toàn có thể dịch vụ hóa dịch vụ hành chính công. Hiện nay, nhiều khi người dân muốn nhanh thì phải lụy “cò”, mất tiền dịch vụ và còn có trường hợp công chức bắt tay với “cò” để giải quyết hồ sơ nhanh.

“Trên thực tế, nhiều người dân có nhu cầu muốn được phục vụ nhanh hơn so với thông thường, tại sao chúng ta không minh bạch hóa việc này bằng cách mở một gói “dịch vụ hành chính chất lượng cao” để đáp ứng nhu cầu người dân? Trong dịch vụ hành chính công, chúng ta hoàn toàn có thể thiết kế các gói dịch vụ đáp ứng đông đảo nhu cầu của khách hàng. Chúng ta đảm bảo mặt bằng chung phục vụ chu đáo đông đảo người dân với chi phí hợp lý; đồng thời có gói dịch vụ chất lượng cao với chi phí cao hơn và thời gian ngắn hơn. Lúc này, thay vì trả tiền cho “cò”, mất chi phí không chính thức để “bôi trơn” cho công chức, thì người dân có thể đàng hoàng mua dịch vụ tốt hơn. Nhiều nước trên thế giới đã làm và thực tế chúng ta có thể áp dụng. Đây cũng là một nguồn thu chính đáng để quay trở lại bồi dưỡng đội ngũ công chức và cải thiện chất lượng dịch vụ công”, ông Đức phân tích.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính tại UBND quận 12 đã được hiện đại hóa nhiều khâu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân. Ảnh: HOÀI NAM

Phản ánh của dân dù nhỏ nhất cũng kiểm tra

Ông Lê Hoài Trung, nguyên Phó Giám đốc Thường trực Sở Nội vụ TPHCM, có nhiều năm phụ trách lĩnh vực CCHC đã nhiều lần kiến nghị cần mạnh dạn thay đổi tiêu chí, cách thức đánh giá, phân loại công chức hàng năm.

Ông nói: “Việc đánh giá, phân loại công chức dù đã có những cải tiến, thay đổi, nhưng nhìn chung vẫn còn quá nhiều tiêu chí rườm rà nặng về định tính, không đánh giá đúng thực chất. Tính tự giác của mỗi công chức cũng chưa cao, không dám kiểm điểm, tự nhận những thiếu sót của mình để đưa ra biện pháp khắc phục sửa chữa, nhất là về trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ. Khi đã không thấy được khuyết điểm của mình, và tập thể cũng không mạnh dạn chỉ ra thì người công chức ấy tự đánh giá, xếp loại thường ở mức hoàn thành nhiệm vụ, hoặc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chưa kể, do chạy theo thành tích, mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức khi đánh giá, phân loại cuối năm thường đẩy tỷ lệ cá nhân xuất sắc, hoàn thành nhiệm vụ ở mức cao, đúng với tiêu chí ở các mức khen thưởng tập thể thành tích cao".

Từ thực tế trên cho thấy, đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận một cách thấu đáo đối với hệ thống, thang bậc, tiêu chí đánh giá tổ chức và công chức trong thực thi công vụ. Tiêu chí đánh giá cần rõ ràng, cụ thể, lấy chất lượng công việc và hiệu quả thực thi nhiệm vụ được giao làm hàng đầu.

Mặt khác, cần đề cao tinh thần phê và tự phê trong tập thể khi kiểm điểm, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi công chức. Những công chức có biểu hiện hách dịch, thái độ tiếp dân không đúng mức, nhũng nhiễu, hành dân thì phải xử lý nghiêm, cương quyết loại ra khỏi bộ máy. Khi đã có phản ánh của dân hoặc dư luận về việc này việc kia, dù nhỏ nhất cũng phải kiểm tra, xác minh làm rõ và xử lý kịp thời.

“Với người dân, khi làm TTHC, cần chủ động tìm hiểu kỹ TTHC gồm bao nhiêu bước, các loại giấy tờ gì cần chuẩn bị, số lượng bao nhiêu, tiêu chuẩn, quy cách ra sao, thời gian giải quyết TTHC là bao nhiêu ngày… Trong trường hợp được yêu cầu bổ túc hồ sơ, người dân nên đề nghị cán bộ ghi rõ ra cụ thể những loại giấy tờ nào, thời gian ra sao? Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, người dân nên yêu cầu công chức cho biết rõ lý do từ chối bằng văn bản, để có cơ sở tham khảo khi cần thiết. Khi gặp công chức có biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, người dân nên mạnh dạn lên tiếng, phản ánh về các trường hợp này để cùng xử lý, không nên thỏa hiệp bằng việc chi tiền để xong việc, không nên “nuôi” tham nhũng”, luật sư Lâm Quang Quý, Đoàn Luật sư TPHCM, phân tích.

 


Theo HOÀI NAM - MẠNH HÒA/sggp.org.vn

Viết bình luận mới

Xem thêm

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

09:15 21/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.

Trường Chính trị Hậu Giang tham mưu, tư vấn ban hành nhiều chính sách đi vào cuộc sống

08:40 21/11/2024

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.

Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Tổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở thành phố Ngã Bảy

09:32 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),

Khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:32 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.

Nghiên cứu thực tế tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9

09:31 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.

Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

09:28 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.

88 học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:27 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.

Bế giảng 11 lớp trung cấp lý luận chính trị

09:25 19/11/2024

(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.

33 học viên hoàn thành bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chính trị

09:23 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.