Cần nhanh chóng triển khai tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

Thứ Hai, ngày 06/06/2022 | 18:32

Thảo luận ở Tổ tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV về chủ trương đầu tư các tuyến đường cao tốc, đại biểu Lê Minh Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cho rằng đây là chủ trương đầu tư cho tăng trưởng, cho tương lai, cho tổng thể và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nên nhiệt liệt ủng hộ.

Đại biểu Lê Minh Nam.

Dự án quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

Về Dự án xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 1 của các tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu, đại biểu cho rằng rất cần thiết do đầu tư hạ tầng giao thông là đầu tư phát triển để phục hồi và phát triển kinh tế; đáp ứng yêu cầu liên kết vùng, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng, phân bổ các nguồn lực giữa các vùng miền theo cơ chế thị trường, tạo động lực phát triển kinh tế theo vùng, khu vực và lan tỏa toàn quốc, tạo điều kiện thúc đẩy tiêu thụ và khai thác thế mạnh của cả các địa phương có tiềm năng nhưng chưa có điều kiện để kết nối với thị trường rộng hơn. “Đây là chủ trương đầu tư cho tăng trưởng, cho tương lai, cho tổng thể và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nên tôi nhiệt liệt ủng hộ chủ trương này”, ông Nam nhấn mạnh.

Đặc biệt, với Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là một trong những dự án quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long, phù hợp với Nghị quyết Trung ương 5 và Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực; cơ bản phù hợp với quy hoạch giao thông chung. “Vì vậy, theo tôi cần đẩy mạnh và nhanh chóng triển khai dự án. Đồng thời, lưu ý các địa phương có cao tốc đi qua ngoài nỗ lực phối hợp tổ chức thực hiện cũng cần xây dựng lộ trình và phương án của địa phương mình để tích hợp đồng bộ với cao tốc, tránh tình trạng đến khi có cao tốc lại chưa khai thác được tối ưu hiệu quả của cao tốc đã được đầu tư”, đại biểu Lê Minh Nam nhấn mạnh.

Đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện hơn đường vành đai

Về chủ trương đầu tư đường vành đai 4 Hà Nội, vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nam nhất trí cao với chủ trương và góp một số ý để triển khai có hiệu quả trong thực tiễn.

Đó là tiến độ hoàn thành dự án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần tính toán cho phù hợp về thời gian thực hiện và Chính phủ đã dự kiến đường vành đai 4 cơ bản hoàn thành năm 2026 và hoàn thành toàn bộ năm 2027; vành đai 3 dự kiến hoàn thành 2025, đưa vào khai thác vận hành 2026 và quyết toán 2027.

Cho dù vậy, ông Lê Minh Nam cho rằng vẫn cần tính toán, đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện hơn; đặc biệt là những yếu tố tác động ngoại lai tiêu cực và những tình huống không mong đợi về thủ tục quy trình, về cân đối vốn, về biến động giá cả thị trường trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, lương thực, suy thoái kinh tế toàn cầu chưa biết khi nào được kiểm soát và phục hồi. Có tính kỹ thì việc triển khai mới đảm bảo đúng tiến độ, kế hoạch, tránh kéo dài, đội vốn, phát sinh tăng nguồn lực đầu tư.

Về đảm bảo khả năng giải ngân, quản lý chất lượng dự án, đại biểu này nói việc cân đối, xây dựng tiến độ giải ngân theo từng năm tương ứng với nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vốn BOT cần tính toán kỹ trong mối quan hệ tác động qua lại, đồng bộ, khả thi giữa các nguồn và quản trị hiệu quả hoạt động này.

Ông Lê Minh Nam phân tích thêm: “Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và hiệu quả chung của dự án được quyết định chủ yếu ở hoạt động này: Nếu giải ngân tốt theo kế hoạch cũng đồng nghĩa với dự án chạy đúng tiến độ và ngược lại. Về năng lực quản lý, nguồn nhân lực: Dự án cần đáp ứng yêu cầu năng lực, kinh nghiệm của các Ban quản lý Dự án theo quy định của Luật Xây dựng và phải quan tâm cả năng lực của nhà thầu thi công”.

Ứng phó với khan hiếm nguyên vật liệu và biến động giá nguyên vật liệu, đại biểu Nam thông tin, để bảo đảm tính khả thi và tiến độ của các dự án, Chính phủ đã trình Quốc hội cơ chế chính sách đặc thù về vật liệu xây dựng dựa trên cơ sở vận dụng cơ chế đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022. Tuy nhiên, thực trạng khan hiếm và tăng giá nguồn nguyên vật liệu hiện nay đã, đang xảy ra trong quá trình triển khai các dự án. Đây là khó khăn thực tiễn cần quan tâm nỗ lực kiểm soát và có giải pháp toàn diện, đồng bộ hơn chứ không chỉ dựa vào cơ chế chính sách đặc thù đã được duyệt. Vì cơ chế đặc thù cũng chỉ giải quyết được một số khó khăn chứ không thể giải quyết triệt để các khó khăn, vướng mắc phải đối mặt.

T.THỨC lược ghi

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

09:15 21/11/2024

(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.

Trường Chính trị Hậu Giang tham mưu, tư vấn ban hành nhiều chính sách đi vào cuộc sống

08:40 21/11/2024

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.

Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang: Tổ chức đoàn nghiên cứu thực tế ở thành phố Ngã Bảy

09:32 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),

Khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:32 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.

Nghiên cứu thực tế tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9

09:31 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.

Khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính

09:28 19/11/2024

(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.

88 học viên được cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương

09:27 19/11/2024

(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.

Bế giảng 11 lớp trung cấp lý luận chính trị

09:25 19/11/2024

(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.

33 học viên hoàn thành bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu chính trị

09:23 19/11/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.

Nâng cao chất lượng đối thoại với dân

08:13 19/11/2024

Thành phố Ngã Bảy đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại định kỳ, mở rộng sự kết nối giữa chính quyền với người dân trên địa bàn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Lê Tiến Châu tặng cho Hậu Giang 800 triệu đồng thực hiện an sinh xã hội

20:15 23/11/2024

(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.

Khánh thành cầu nông thôn Khang Đức trị giá trên 1 tỉ đồng

16:10 23/11/2024

(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.

Mô hình lúa chất lượng cao giúp người dân ĐBSCL giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận

13:29 23/11/2024

(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.

Tuyên truyền sâu rộng để người dân chung tay bảo vệ môi trường

11:09 23/11/2024

(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.