Thứ Sáu, ngày 29/01/2016 | 08:40
Tại Hội nghị tổng kết công tác dân vận vừa qua, đã có những ý kiến đánh giá thẳng thắn và những kiến nghị phù hợp về công tác dân vận của Đảng.
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Châu Minh Tiến:
“Phải tăng cường đảng viên tham gia sinh hoạt với các chi, tổ hội”
- Các cấp hội, cùng các hội viên nông dân trong tỉnh thời gian qua đã có nhiều cố gắng thực hiện công tác vận động, tuyên truyền, nhất là qua việc thực hiện các mô hình đoàn kết, tập hợp nhân dân, như các Câu lạc bộ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nông dân với pháp luật, nông dân với công nghệ thông tin, tọa đàm về hình mẫu người nông dân mới… Chúng tôi cũng đã quán triệt các cấp hội là công tác vận động quần chúng phải được chú trọng, là việc làm thường xuyên, do đó bất cứ hoạt động vận động nào của địa phương, các cấp hội đều có sự tham gia và rất quan tâm.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, vận động thời gian qua còn gặp những hạn chế nhất định. Số đảng viên là chi hội trưởng nông dân ở 539 ấp, khu vực trong tỉnh chỉ đạt gần 44%, còn chủ tịch hội nông dân cơ sở là cấp ủy viên cùng cấp chỉ đạt chưa đầy 60%. Từ đây, việc tiếp nhận các chủ trương, các hoạt động tuyên truyền có thể có những hạn chế nhất định. Tình trạng cán bộ bị kỷ luật từ nơi khác đưa về Hội Nông dân cũng còn, khiến các hoạt động của hội gặp không ít khó khăn. Mặt khác, cũng có phần do kinh phí hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền chưa được nhiều nên có những vấn đề cũng khó nói.
Chất lượng và hiệu quả công tác dân vận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự quan tâm, sự ủng hộ, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp là một trong những nhân tố quyết định. Theo ý kiến của cá nhân tôi, thời gian qua việc đảng viên tham gia sinh hoạt với các đoàn thể còn rất hạn chế, do đó đây là chuyện cần được quan tâm và tăng cường.
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Châu Thành Trần Văn Thắng:
“Vận động nhân dân có hiệu quả, nhưng còn những hạn chế”
- Hiệu quả công tác dân vận thời gian qua có thể thấy rõ qua từng phong trào, qua các kết quả hoạt động về dân vận, nhưng chúng ta cũng cần nhìn nhận thật rõ những vấn đề còn hạn chế, tồn tại, để công tác dân vận thật sự đạt được kết quả toàn diện hơn.
Riêng tại huyện Châu Thành, việc tuyên truyền, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của một số địa phương chưa thường xuyên, từ đó một số cán bộ, nhân dân chưa hiểu hết quyền, trách nhiệm của mình trong thực thi pháp luật. Có thể nhận rõ các nội dung chưa được thường xuyên triển khai và thực hiện như thu, chi ngân sách địa phương, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án đền bù và tái định cư…, từ đó khiến người dân chưa thông, chưa hiểu hết vấn đề, dễ sinh ra các vấn đề bức xúc.
Thực tế đã chỉ rõ, công tác dân vận muốn được thực hiện tốt đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chứ không chỉ riêng đối với Ban Dân vận hoặc Khối Vận cơ sở. Nhiều lĩnh vực đều có liên quan đến công tác dân vận, nhất là những lĩnh vực hay tiếp xúc với người dân. Trong đó, công tác cải cách thủ tục hành chính đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn còn tình trạng giải quyết hồ sơ chậm trễ, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có hiệu quả, nhưng chưa thật sự cao và vẫn còn hình thức. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy chế, quy ước chưa thường xuyên nên việc nhận thức về chính sách, pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế…
Để công tác dân vận thật sự phát huy hiệu quả, chất lượng cao hơn, đòi hỏi những hạn chế, tồn tại nêu trên phải được giải quyết và chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục trong năm 2016 này.
Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Vị Thanh Trần Quang Minh:
“Cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm đặc biệt”
- Công tác dân vận ngày càng được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm. Sự phối hợp giữa ban dân vận các cấp với các ngành, các cấp ngày càng nhịp nhàng, chặt chẽ và có trách nhiệm. Ở thành phố Vị Thanh, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở cơ sở ngày càng được trẻ hóa, đạt chuẩn về trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới. Điểm nhấn trong công tác dân vận thời gian qua là việc đối thoại trực tiếp với nhân dân được tăng cường, qua đó đã giải quyết kịp thời những lợi ích chính đáng của nhân dân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng hoạt động của đoàn viên, hội viên có phần chưa ổn định và đảm bảo. Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các vấn đề liên quan đến công tác dân vận chưa được thường xuyên, chưa đi vào nền nếp. Công tác tuyên truyền, nhất là ra đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế về phương pháp. Mô hình thì nhiều, phong trào cũng nhiều nhưng chưa thật sự bền vững.
Theo tôi, nguyên nhân thì có nhiều, dù có sự quan tâm, nhưng cấp ủy, chính quyền, cùng cán bộ, đảng viên một vài nơi vẫn nhận thức chưa đầy đủ, quan tâm chưa được đúng mức. Đối với cấp cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện các mô hình, các phong trào, nhưng điều kiện làm việc có phần hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động…
Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Vị Thủy Lê Trường Hận:
“Nhân rộng mô hình Dân vận khéo sẽ giúp an dân”
- Thời gian qua, không chỉ riêng huyện Vị Thủy, mà tất cả các huyện, thị, thành phố khác trong tỉnh đều xây dựng được những mô hình Dân vận khéo phù hợp, thiết thực. Đây cũng chính là tiền đề an dân, giúp người dân xây dựng cuộc sống mới, gắn với xây dựng nông thôn mới của từng địa phương. Trong đó, việc xây dựng được những mô hình Dân vận khéo phù hợp với đặc trưng của từng nơi được những người dân ủng hộ. Như ở huyện Vị Thủy, có trên 1.160 hộ đồng bào Khmer sinh sống ở các xã, hộ nghèo nhiều, tỷ lệ giảm nghèo ít, chưa bền vững. Từ đây, chúng tôi quyết tâm xây dựng mô hình “Thoát nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer tại ấp 8, xã Vị Thủy”. Từ 61 hộ nghèo (với 53 hộ đồng bào dân tộc Khmer), Ban Vận động thực hiện mô hình này đã ra kế hoạch giúp 24 hộ thoát nghèo trong năm 2015. Để mô hình này hiệu quả, nhiều giải pháp đồng bộ đã được thực hiện, trong đó có việc đối thoại, lắng nghe tâm tư của hộ nghèo, huy động đông đảo cán bộ, đảng viên, các chức sắc, tôn giáo cùng tham gia động viên, ủng hộ công tác giảm nghèo, phân công từng đoàn thể của huyện và cơ sở giúp đỡ, kèm cặp những hộ nghèo. Có sơ kết, theo dõi và nghe báo cáo định kỳ, giải quyết kịp thời khó khăn. Nguyên tắc thực hiện mô hình của chúng tôi là giúp đỡ để người dân tự thoát nghèo, không làm thay họ. Qua đó, hàng trăm triệu đồng đã được ủng hộ, người nghèo có việc làm ổn định và kết quả 24 hộ thoát nghèo.
Để đạt được kết quả này, điều quan trọng là phải khắc phục kịp thời những thực trạng nhiều địa phương đã mắc phải thời gian qua là không đánh giá được thực trạng hộ nghèo, ý thức vươn lên của hộ nghèo không cao nên thoát nghèo không bền vững. Huyện Vị Thủy còn tỷ lệ hộ nghèo cũng nhiều, hiệu quả từ những mô hình Dân vận khéo như trên sẽ là nền tảng để giúp công tác giảm nghèo ở huyện thật sự hiệu quả và bền vững hơn.
HOÀNG NGUYÊN ghi nhận
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:15 21/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.
08:40 21/11/2024
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.
09:32 19/11/2024
(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),
09:32 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.
09:31 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.
09:28 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.
09:27 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.
09:25 19/11/2024
(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.