Thứ Ba, ngày 20/05/2025 | 09:23
Trong phiên thảo luận tổ đóng góp dự thảo Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội (ĐBQH chuyên trách), Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, có những góp ý để hoàn thiện dự thảo luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV.
Đại biểu Lê Minh Nam phát biểu tại một phiên thảo luận tổ.
Góp ý vào dự luật, đại biểu nhấn mạnh: Đây là dự án luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế, nhiều đạo luật, tác động trực tiếp đến quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị; là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo sự vững mạnh, ổn định nền tài chính quốc gia, vì vậy, cần phải đánh giá tác động toàn diện, sâu sắc hơn và làm rõ kết quả mang lại để hoàn thiện dự thảo Luật trước khi ban hành.
Đại biểu Lê Minh Nam bày tỏ sự thống nhất cao với Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế và Tài chính trình Quốc hội, đồng thời trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung:
Đối với khoản 11 Điều 8 phần nhiệm vụ chi của ngân sách Nhà nước (NSNN) tại dự thảo Luật hiện bổ sung nhiều nội dung chi rất cụ thể; ông Nam nhắc lại: Kỳ họp 8 Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật NSNN để tháo gỡ vướng mắc trong thực tiễn trong việc sử dụng nguồn chi thường xuyên hay đầu tư đối với một số nhiệm vụ chi trước đó được xem là có vướng mắc trong áp dụng quy định pháp luật. Theo đó, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật tại Kỳ họp 8 đã được rà soát quy định khá đầy đủ, đồng thời giao Chính phủ hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, để cụ thể hoá một số nội dung chi được bố trí từ hai nguồn đầu tư công và chi thường xuyên, Chính phủ cũng đã có quy định tại Nghị định 138/2024/NĐ-CP.
“Vì vậy, trên tinh thần đổi mới công tác xây dựng luật - luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc... nên tôi đề nghị không bổ sung nội dung đề xuất tại khoản 11 Điều 8 dự thảo Luật. Chỉ lưu ý Chính phủ khi ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật sau lần sửa đổi này cần quan tâm xác định rõ tiêu chí, tiêu chuẩn, yêu cầu sử dụng nguồn phù hợp, vừa tạo điều kiện chủ động cho Chính phủ vận hành nhưng cũng phải đảm bảo giữ được nguyên tắc quản lý, quản trị NSNN có kiểm soát, không tạo nên tình trạng vận dụng theo kiểu tuỳ thuộc, đồng thời phải đảm bảo đạt mục tiêu giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng chi đầu tư NSNN để tập trung cho đầu tư phát triển đất nước”, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trao đổi.
Đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội theo Điều 19 dự luật quy định về quyết định dự toán NSNN, điểm b khoản 4 Điều 19 lược bỏ không quy định mức bố trí kinh phí cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học, công nghệ. Về phân bổ ngân sách Trung ương tại điểm a, b khoản 5 Điều 19: không quy định thẩm quyền Quốc hội quyết định tổng chi ngân sách Trung ương, của từng bộ, cơ quan Trung ương “theo từng lĩnh vực”, ông Lê Minh Nam đề nghị giữ như quy định của luật hiện hành.
“Vì việc quy định trong Luật mức chi đối với các lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề; khoa học, công nghệ là để bảo đảm nguyên tắc Luật thể chế hóa các quy định tại các Nghị quyết của Trung ương về các lĩnh vực này. Và việc quyết định phân bổ mức chi theo từng lĩnh vực trong dự toán sẽ làm căn cứ, cơ sở pháp lý trong việc đánh giá kết quả thực hiện gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành Nghị quyết của Trung ương”, đại biểu lý giải.
Phân tích thêm, ông Nam nói: “Thực tiễn cho thấy việc theo dõi, quản lý, quản trị đối với một số lĩnh vực còn gặp khó khăn, ví dụ như việc theo dõi phản ánh chi đầu tư cho hoạt động giáo dục, dạy nghề lâu nay không dễ dàng theo dõi, phản ánh chi tiết. Đại biểu cho rằng, cần phải có thông tin cụ thể theo lĩnh vực để quản lý, quản trị, điều hành. Theo đó, báo cáo kết quả thực hiện dự toán cũng là báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị. Dự toán để xác định nhiệm vụ/Quyết toán là tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ. Nguồn dữ liệu cụ thể này cũng là cơ sở để đề ra các giải pháp quản lý, quản trị nguồn NSNN tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực, đồng thời xem xét điều chỉnh chính sách nếu so sánh, đánh giá là còn có vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện”.
T.T lược ghi.
11:09 27/06/2025
(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.
05:52 23/06/2025
Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.
09:21 18/06/2025
Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.
05:50 11/06/2025
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã có nhiều chỉ đạo, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.
05:46 11/06/2025
Từ lời dạy của Bác: “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, tại Hậu Giang, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào chiều sâu, thiết thực và lan tỏa, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.
05:40 11/06/2025
Việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính, sở ban ngành là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ theo lộ trình và chỉ đạo chung. Việc hợp nhất, sáp nhập hướng đến tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm tầng nấc trung gian và từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
06:07 10/06/2025
(HG) - Chiều ngày 9-6, Đảng bộ Sở Công thương tổ chức Đại hội Đảng viên lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
14:25 08/06/2025
Tiết kiệm là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được ông cha ta gìn giữ qua bao đời. Trong hệ thống chính trị, hành chính hiện đại, thực hành tiết kiệm không chỉ là một nguyên tắc quản trị, mà còn là biểu hiện của đạo đức công vụ, là tiêu chuẩn văn hóa cần có của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.
06:08 05/06/2025
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, các cấp ủy đảng trong tỉnh có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
16:23 04/06/2025
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hai hình thức kỷ luật là giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.
11:02 30/06/2025
(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
08:11 30/06/2025
Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
08:10 30/06/2025
Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.
08:09 30/06/2025
Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...