Đồng bào dân tộc thiểu số chăm lo xây dựng gia đình, quê hương phát triển

Thứ Ba, ngày 22/10/2024 | 07:21

Ngoài chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh còn tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện các phong trào thi đua yêu nước và mạnh dạn thay đổi tư duy sản xuất để từng bước vươn lên làm giàu chính đáng, góp sức xây dựng quê hương phát triển.

Nhờ mạnh dạn nuôi heo đã giúp hộ ông Danh Xuân thoát nghèo, dần khấm khá hơn.

Theo Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2019-2024, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn không chỉ tích cực hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để cùng địa phương xây cầu, đường đạt tiêu chí về giao thông trong xây dựng nông thôn mới nói chung, mà còn mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

Hiến đất xây đường

Chỉ tay về tuyến đường Lung Nia, dài khoảng 900m, mặt rộng 4m, ông Danh Tuẩn, Trưởng ấp 7, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, phấn khởi nói: “Nhờ sự đồng lòng của các hộ dân, trong đó có nhiều hộ dân tộc Khmer tích cực hiến đất, nên thời gian ngắn, tuyến đường được xây dựng hoàn thành, không chỉ giúp người dân giao thương thuận lợi mà còn góp phần giúp xã được công nhận nông thôn mới nâng cao hồi đầu năm 2024”.

Trước đây, đường Lung Nia được thảm nhựa, nhưng sau nhiều năm xây dựng không được duy tu, sửa chữa thường xuyên nên xuống cấp, hư hỏng nặng, gây ảnh hưởng giao thương, đi lại của người dân. Để được công nhận nông thôn mới nâng cao, xã phải đạt các tiêu chí theo quy định, trong đó có giao thông và tuyến đường này được chủ trương xây dựng. Hay tin, bà con địa phương tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để xây đường.

Hộ bà Thị Hạnh (dân tộc Khmer) là một điển hình trong hiến đất, hoa màu để xây dựng tuyến đường. Theo bà Hạnh, khi nghe có chủ trương xây dựng mới, bà không tính thiệt hơn, mà tự nguyện hiến gần 500m2 đất (ngang 5m, dài gần 100m). Trong quá trình thi công, hộ bà còn tạo điều kiện thuận lợi từ góp công sức đến chỗ nghỉ ngơi cho một số người thi công. “Chúng tôi đều phấn khởi khi được giúp sức để sớm xây dựng hoàn thành tuyến đường góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương”, bà Hạnh chia sẻ.

Dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nhưng khi xã có chủ trương mở rộng đường Lung Nia, gia đình ông Danh Nhanh (dân tộc Khmer), ở ấp 7, cũng hiến gần 400m2 đất (ngang 5m, dài gần 80m). Ông Nhanh bày tỏ: “Khi hiến đất làm đường, gia đình tôi xác định mình thiệt thòi nhỏ nhưng đổi lấy cái lợi lớn là người dân địa phương, trong đó có gia đình tôi được thụ hưởng tuyến đường rộng thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế thời gian tới”.

Qua ghi nhận, nhiều hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh không chỉ tích cực hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để xây cầu, đường mà còn tham gia thực hiện tốt an sinh xã hội, tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. “Khi có công trình, phần việc hay phong trào được triển khai đều nhận được sự ủng hộ, nhiệt tình tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần giúp địa phương sớm hoàn thành các hoạt động”, ông Phạm Hoàng Khâm, Chủ tịch UBND xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, cho biết.

Tư duy hơn trong sản xuất

Thời gian qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương trong tỉnh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp, tư duy hơn trong sản xuất để vươn lên làm giàu chính đáng. Đơn cử, trường hợp hộ ông Danh Xuân (dân tộc Khmer), ở ấp 5, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ ngày càng khá giả lên nhờ linh hoạt trong phát triển kinh tế gia đình. Do ít đất canh tác (1,3 công), lại thiếu vốn nên hơn 15 năm trước, ông chủ yếu đi làm thuê, nhưng 1 ngày làm thì 3-4 ngày nghỉ, dẫn đến nghèo khó nhiều năm.

Để cải thiện cuộc sống gia đình, khoảng năm 2010, ông Xuân mạnh dạn chuyển sang nuôi 5 con heo nái, mỗi con đẻ 2 lần/năm. Heo con giống, ông không bán mà để nuôi heo thịt. Theo ông Xuân, thời điểm ấy, trong chuồng lúc nào cũng có từ 40-50 heo thịt, trừ chi phí chăn nuôi, mỗi năm lời hơn 100 triệu đồng. Thấy hiệu quả, ông tăng dần số lượng nuôi heo nái từ 8-12 con, nên tiền lời cũng tăng hơn. Vài năm gần đây, do dịch bệnh, cộng với giá thức ăn khá cao nên ông Xuân nuôi heo nái ít hơn trước, chỉ còn 5-7 con.

Chưa kể, đầu năm 2024, ông mua 7.000 con ba ba giống về nuôi. Bởi theo ông Xuân, nuôi ba ba không tốn nhiều công và chi phí, mỗi ngày chỉ cho ăn 1 lần từ 40-50kg ốc hoặc nửa bao thức ăn. Với giá ba ba thịt ngoài thị trường hiện nay gần 200.000 đồng/kg, ông dự tính khi xuất bán vẫn có lời. “Theo tôi, sản xuất bây giờ không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà phải áp dụng tiến bộ khoa học và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nếu không sẽ thất bại do dịch bệnh, được mùa mất giá”, ông Xuân chia sẻ.

Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình hay, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số, như nuôi lươn, trâu, bò, trồng cây ăn trái… Thậm chí, không ít hộ còn có sản phẩm được công nhận OCOP. Ông Nguyễn Hoàng Triệu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, đánh giá, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã từng bước thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp; áp dụng khoa học, kỹ thuật và duy trì, phát triển mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

“Tới đây, Ban Dân tộc tỉnh sẽ phối hợp với đơn vị, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tham quan, học tập một số mô hình hay, hiệu quả, với phương châm “thấy tận mắt, nghe tận tai, sờ tận tay” để vận dụng vào sản xuất. Ngoài ra, chúng tôi còn tạo điều kiện hỗ trợ họ vay vốn đầu tư phát triển kinh tế để đời sống ngày càng ổn định hơn”, ông Nguyễn Hoàng Triệu cho biết thêm.

NHẬT TÂN

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

Gần dân, lo cho dân

09:21 18/06/2025

Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.

Chậm nhất ngày 12-6-2025, chuẩn bị vận hành thử nghiệm hoạt động của các cơ quan ở cấp xã

05:50 11/06/2025

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã có nhiều chỉ đạo, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Thành quả thiết thực từ phong trào thi đua yêu nước

05:46 11/06/2025

Từ lời dạy của Bác: “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, tại Hậu Giang, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào chiều sâu, thiết thực và lan tỏa, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Phải chăng tinh thần công vụ chùng xuống ?

05:40 11/06/2025

Việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính, sở ban ngành là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ theo lộ trình và chỉ đạo chung. Việc hợp nhất, sáp nhập hướng đến tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm tầng nấc trung gian và từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Đảng bộ Sở Công thương thực hiện đạt và vượt 7/7 chỉ tiêu

06:07 10/06/2025

(HG) - Chiều ngày 9-6, Đảng bộ Sở Công thương tổ chức Đại hội Đảng viên lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tiết kiệm - Từ yêu cầu chính trị, pháp lý đến văn hóa

14:25 08/06/2025

Tiết kiệm là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được ông cha ta gìn giữ qua bao đời. Trong hệ thống chính trị, hành chính hiện đại, thực hành tiết kiệm không chỉ là một nguyên tắc quản trị, mà còn là biểu hiện của đạo đức công vụ, là tiêu chuẩn văn hóa cần có của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ngày càng nâng lên

06:08 05/06/2025

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, các cấp ủy đảng trong tỉnh có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đề xuất bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức

16:23 04/06/2025

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hai hình thức kỷ luật là giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...