Thứ Ba, ngày 26/10/2021 | 08:46
Trước khi thực hiện Nghị quyết 18/2017 của Trung ương Đảng “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Hậu Giang đã có những đúc kết đáng quan tâm; thực hiện nghị quyết này cho đến nay, tỉnh nhà cũng góp phần khẳng định sự đúng đắn, phù hợp của chủ trương “tinh gọn bộ máy”…
Vị Thủy khen thưởng cho các cá nhân thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2020.
Thực tiễn từ Long Mỹ
Cách đây hơn 6 năm, xuất phát từ đòi hỏi khách quan, huyện Long Mỹ được điều chỉnh địa giới hành chính thành thị xã Long Mỹ và huyện cùng tên, nhưng thực tiễn khi ấy cũng đặt ra vấn đề: hệ thống chính trị địa phương không thể phình to hơn nữa, vì vậy lãnh đạo tỉnh Hậu Giang và 2 đơn vị hành chính mới chấp nhận chuyện chia đôi nhân sự huyện cũ.
Chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9-2015 với bộ máy mỏng nhưng nhiệm vụ chính trị của 2 đơn vị vẫn hoàn thành.
Ở huyện Long Mỹ, khó khăn ban đầu có lẽ đến nay ông Nguyễn Quang Sang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Huyện ủy Long Mỹ, vẫn nhớ như in với bộ máy 4 người, so với ban tổ chức cấp ủy cấp huyện chỉ bằng phân nửa nhưng thi đua thì không tính cũ mới, vậy nên 4 cán bộ ban phải chia việc, căng sức ra làm.
Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Long Mỹ Trần Minh Chính nói thêm: “Bản thân tôi cũng phải lên máy soạn thảo, điều chỉnh các quy hoạch, quyết định về cán bộ, chứ anh em ai cũng miệt mài với nhiệm vụ thường xuyên, họp hội, việc đột xuất nên phải chung tay để hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị”.
Theo danh sách đầu công việc của đơn vị này, nếu kể ra có tên cũng cả trăm. Ngày thường hay cao điểm, nếu tham mưu không kịp thì làm ban đêm, cả ngày nghỉ cho đúng thời gian. “Dịp tổng kết, đại hội đảng hay đột xuất nào đó, có thể anh em phải “đóng quân” ở đây hay có khi về nhà nghỉ ngơi rồi cũng vẫn phải suy nghĩ đến công việc làm sao cho kịp, cho hiệu quả”, ông Nguyễn Quang Sang chia sẻ.
Một điều chắc chắn được lãnh đạo đơn vị này khẳng định là nếu bình quân thì quỹ thời gian tuần làm việc 40 tiếng được anh em sử dụng hết chứ không lãng phí; cũng có lúc nhàn rỗi nhưng không nhiều lắm.
Với nỗ lực không ngừng nghỉ, hàng năm đơn vị đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt năm 2017, Ban được xếp hạng III trong khối thi đua các ban tổ chức cấp ủy cấp huyện. Điều ông Trần Minh Chính đúc kết được từ thực tiễn ít người nhiều việc là sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, tinh thần trách nhiệm cao với công việc của anh em; khi hết giờ mà còn việc thì tự… thêm giờ làm để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Cán bộ, công chức, người lao động Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ cũng được chia từ Phòng “mẹ” của huyện “lớn”. Với diện tích đất nông nghiệp và hoạt động trồng trọt, chăn nuôi nhiều hơn thị xã, 31 con người ở đây cực ngay từ những ngày đầu về… nhà mới.
Nông nghiệp - một ngành lớn với hàng trăm chứ không phải tròn trăm đầu công việc được người lao động ở đây kể rằng họ phải làm việc như con thoi trong điều kiện ít người. Với cây lúa thì phải quản lý, khuyến cáo từ giống, lịch thời vụ, xử lý sâu bệnh, thu hoạch; gia súc, gia cầm cũng từ khâu chọn giống, chăm sóc, điều trị bệnh, đầu ra; cá tôm cũng không khác khi phải thường xuyên trực tiếp trao đổi với nhà nông... Nói chung, ở 1 huyện thuần nông, chuyện của lúa, cá, khóm, mía, bưởi, cam… đều có mồ hôi, công sức của cán bộ nông nghiệp.
Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, thông tin, bằng tinh thần trách nhiệm cao nhất của mình, anh em luôn ngày đêm sâu sát lúa, cá, hoa màu, có gì chưa ổn thì tư vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp ra đồng, vô vườn, xong về còn tổng hợp, báo cáo, đề xuất... “Cán bộ nông nghiệp làm việc thì không tính thứ bảy, chủ nhật bởi mùa màng, dịch bệnh; một người vài chục đầu công việc là bình thường. Cán bộ nông nghiệp trừ cán bộ văn thư, tổng hợp thì ai cũng phải đi cơ sở trong và ngoài giờ làm việc để nắm tình hình, nghe thực tế trồng trọt, chăn nuôi…”, ông Hồng Việt chia sẻ.
Cho đến nay, soát xét lại đơn vị vẫn còn thiếu cán bộ, nhưng nếu ít như thời gian qua mà ai cũng toàn tâm toàn ý, triển khai công việc có trọng tâm, nhắc nhở và động viên nhau thường xuyên thì theo ông Hồng Việt, nhiệm vụ “tam nông” vẫn đảm đương nổi. “Ít mà đủ năng lực, giỏi công nghệ, ít mà có quyết tâm, ít mà ai cũng hướng về một mục đích chung thì khó khăn không đáng ngại”, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đúc kết.
Cho đến nay, bộ máy của hệ thống chính trị huyện Long Mỹ vẫn hoạt động trong tình trạng thiếu người (chưa đủ theo biên chế được giao) nhưng việc thì luôn có sẵn để làm. Từ thực tiễn và sau Nghị quyết 18, huyện nhà đã thích ứng, đáp ứng được yêu cầu về tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. “Quan trọng nhất là biết phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao ý thức chính trị dù muốn hay không cũng phải làm với bao nhiêu con người và ngần ấy công việc, là sẽ có kết quả. Nhiều cơ quan, đơn vị ở huyện đã thắp lên được ngọn lửa nhiệt thành trong cán bộ, công chức, góp phần cho huyện nhà hoàn thành nhiệm vụ chính trị qua từng năm”, ông Đào Văn Nhãn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Long Mỹ, nêu lên kinh nghiệm.
Dần đáp ứng được yêu cầu về tinh gọn
Nghị quyết 18 cũng dần đi vào cuộc sống với những minh chứng ở các đơn vị khác thực hiện chủ trương hợp nhất cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tương đồng.
Năm 2018, cả nước triển khai hợp nhất chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm chính trị cấp huyện, Hậu Giang cũng thực hiện 8/8 huyện, thị, thành, đến nay hiệu quả thấy rõ.
Được giao thêm nhiệm vụ Giám đốc Trung tâm Chính trị từ tháng 8-2018, ông Mai Văn Tình, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phụng Hiệp, thừa nhận, đúng là nhiều việc hơn nhưng với sự tương đồng về nhiệm vụ nên dễ lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chính trị, định hướng trong đảng viên và ngoài xã hội. “Nói chung, hợp nhất thì 2 cơ quan giảm 1 người nhưng có sự chỉ đạo thống nhất tập trung từ 1 chi bộ, sau đó anh em cụ thể hóa, triển khai làm một cách nhất quán, góp phần cho công tác tuyên giáo huyện nhà thêm hiệu quả sâu”, ông Mai Văn Tình nói thêm.
Tại Trung tâm Chính trị thành phố Ngã Bảy, sau hợp nhất còn 2 người thay vì 4 theo tiêu chuẩn. Điều này đặt ra vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và quản lý ở đơn vị. Tuy nhiên, theo ông Vương Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Chính trị thành phố, đến nay đơn vị vẫn hoạt động ổn, quan trọng là công tác phối hợp để xử lý từng vấn đề. “Công việc ở đơn vị cũng không nhiều lắm, ngày làm việc khoảng 6-7 tiếng, nếu vào cao điểm bồi dưỡng thì tham gia, không sẽ nghiên cứu tài liệu”, ông Tuấn nói thêm.
Cho biết về đội ngũ giảng viên ở các lĩnh vực khi cần thiết, ông Vương Anh Tuấn thông tin, Trung tâm có đội ngũ giảng viên kiêm chức đảm nhận, không sợ thiếu thầy cô.
Hiện nay, Hậu Giang còn thực hiện hợp nhất chức danh trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch ủy ban MTTQ cấp huyện (3/8 đơn vị). Người trong cuộc cho biết, với những chức năng, nhiệm vụ khá giống nhau nên tổ chức thực hiện có nhiều thuận lợi.
Trong nhiều lần trao đổi, ông Trần Quang Minh, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Vị Thanh, vẫn nói lãnh đạo toàn khối như vậy sẽ đảm bảo thống nhất trong phong trào hành động cách mạng ở địa phương.
Để công việc trôi chải, khi hợp nhất, ông Trần Quang Minh chỉ đạo ban hành quy chế làm việc chung với nội dung giao và kiểm soát công việc rõ ràng ở 2 đơn vị. Điều này phù hợp với chủ trương của Nghị quyết số 18 là khi bộ máy tinh gọn lại thì cán bộ phải phát huy tối đa vai trò thực hiện nhiệm vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc để đem đến kết quả cao nhất trong công việc.
Ở huyện Vị Thủy, ông Đoàn Minh Thanh khi được giao nhiệm vụ Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện vào tháng 8-2018, cho biết, với 2 mảng công việc lớn này, đúng bản chất là trận nào cũng có mặt.
“Nhưng có mặt trên từng trận địa là để giải quyết, phối hợp giải quyết hiệu quả vấn đề chứ không phải chỉ… chịu trận, như vậy 1 người 2 chức mới hoàn thành nhiệm vụ, mới góp phần khẳng định tính khả thi của nghị quyết về tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, ông Đoàn Minh Thanh chia sẻ.
Thật sự khi mang 2 vai, ông Thanh từng giải quyết nhiều vụ việc vừa mang tính chất dân vận vừa mang tính đại đoàn kết. Đại khái có 1 tổ chức đến đơn vị tôn giáo của huyện trao quà hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chưa đảm bảo về phòng dịch. Hay được, ông cùng với địa phương đến trao đổi. “Nếu để trao thì tập trung đông người, dân mình có quà nhưng nguy cơ lây lan dịch bệnh cao; không cho trao thì ảnh hưởng đến lòng tốt của tổ chức, sau này khó huy động và dân không được thụ hưởng… Vấn đề là phải hài hòa đôi bên”, ông Thanh tâm sự.
Đúc kết từ sau khi hợp nhất đơn vị, chức danh, nhiều cán bộ thuộc diện cho rằng ngoài xử lý hài hòa mối quan hệ trong công việc phải có hiểu biết lĩnh vực phụ trách một cách nhất định để không nặng bên này nhẹ bên kia, không lộn sân, lấn sân mảng công việc, bởi mỗi sân có 1 quy chế, quy định riêng.
Hiện một số đơn vị cấp huyện ở tỉnh còn hợp nhất chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra đồng thời là chánh thanh tra; trưởng ban tổ chức đồng thời là trưởng phòng nội vụ; cấp xã là cán bộ dân vận kiêm tuyên giáo…
Giảm người nhưng không đơn vị nào giảm đầu công việc tất yếu tăng phần việc phải làm. Để 1 người giải quyết hiệu quả khối lượng công việc của 2-3 người đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn, năng động hơn; và chủ trương lớn về cán bộ của Trung ương được Hậu Giang tích cực triển khai với kết quả khả quan, đúc kết được nhiều bài học.
***
Sớm cụ thể hóa Nghị quyết XIII của Đảng về công tác cán bộ; tiếp tục khẳng định “cán bộ là gốc của mọi công việc”, tỉnh đang xúc tiến hoàn thiện các đề án về cán bộ (thi tuyển chức danh; luân chuyển, điều động; đề án cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số…) dự kiến triển khai cuối năm nay. Trên cơ sở những kinh nghiệm quý về chọn lọc, sử dụng một cán bộ cho nhiều mảng công việc và các đề án cán bộ với những điểm sáng về trọng dụng người năng lực cao, hiệu quả của Nghị quyết 18 sẽ thêm đậm nét.
Từ ngày 30-6-2017 đến 30-6-2021, Hậu Giang thực hiện sắp xếp bộ máy từ 207 phòng chuyên môn còn 109 phòng chuyên môn, giảm 62 cấp phó; sắp xếp 16 chi cục trực thuộc sở còn 13 chi cục, giải thể các phòng chuyên môn thuộc chi cục, giảm 55 phòng thuộc chi cục, giảm 23 phó phòng thuộc chi cục và tương đương. Tỉnh còn thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND ở 9/75 xã, phường, thị trấn; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ấp, khu vực ở 426/526 ấp, khu vực... |
Bài, ảnh: TRÍ THỨC
09:15 21/11/2024
(HGO) - Chiều ngày 20-11, Trường Chính trị tỉnh tổ chức Họp mặt kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), với chủ đề “Mừng tuổi 20 Trường Chính trị tỉnh khát vọng vươn tầm”.
08:40 21/11/2024
Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, ngoài việc quan tâm đến chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã không ngừng quan tâm đến công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học và xem đây là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao vị trí của Trường trong đời sống chính trị, xã hội ở địa phương.
09:32 19/11/2024
(HG) - Lãnh đạo, giảng viên Khoa Xây dựng Đảng, Chủ nhiệm lớp - Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang vừa thực hiện Kế hoạch nghiên cứu thực tế năm 2024 đối với lớp trung cấp lý luận chính trị K135 (K135-G1/23),
09:32 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức khai giảng 2 lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36.
09:31 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị Hậu Giang vừa tổ chức Đoàn công tác đến nghiên cứu thực tế và làm việc tại Bộ Tư lệnh Quân khu 9. Tiếp Đoàn có thiếu tướng Nguyễn Minh Triều, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Quân khu.
09:28 19/11/2024
(HGO) – Trường Chính trị vừa phối hợp với Sở Nội vụ tổ chức Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và tương đương khóa 13 năm 2024.
09:27 19/11/2024
(HG) - Trường Chính trị tỉnh vừa phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên và tương đương khóa 35, 36 năm 2024.
09:25 19/11/2024
(HGO) – Chiều ngày 18-10, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Trường Chính trị tổ chức bế giảng các lớp trung cấp lý luận chính trị từ khóa 134 đến 144, niên khóa 2023-2024.
09:23 19/11/2024
(HG) - Ngày 24-10, Trường Chính trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Ban Chủ nhiệm Đề án 587 tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học lý luận chính trị.
08:13 19/11/2024
Thành phố Ngã Bảy đã và đang tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả đối thoại định kỳ, mở rộng sự kết nối giữa chính quyền với người dân trên địa bàn.
05:16 24/11/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 23-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, tiếp và làm việc với ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đến hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội của tỉnh.
16:10 23/11/2024
(HGO) - Quỹ Nam Phương cùng Liên Hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, UBND thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) vừa phối hợp tổ chức Lễ khánh thành cầu Khang Đức nối liền 2 ấp Tân Phú A và Tân Long A của thị trấn Cái Tắc.
13:29 23/11/2024
(HG) - Sáng ngày 23-11, tại thành phố Cần Thơ, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030”.
11:09 23/11/2024
(HGO) - Đoàn khảo sát do bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với UBND huyện Long Mỹ về tình hình thực hiện “Đề án Hậu Giang xanh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.