Giảm cấp phó bằng cách bỏ quy định “mềm”

Thứ Ba, ngày 02/06/2015 | 14:20

Quy định “mềm” cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định số lượng cấp phó trong một số trường hợp của dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) đã gặp phải nhiều phản ứng của đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận ngày 1-6.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.

Quy định tạo kẽ hở tăng cấp phó

Ngày 1-6, Quốc hội đã thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý trình bày cho biết, có nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ trong Luật số lượng cấp phó ở bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ. Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho xác định rõ số lượng tối đa Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là không quá 5, trong đó, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao là không quá 6 (khoản 2 Điều 38); số lượng cấp phó của tổng cục là không quá 4; số lượng cấp phó của cục, vụ, văn phòng, thanh tra và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ là không quá 3 (khoản 2 Điều 40).

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định: trong trường hợp đặc biệt do sáp nhập bộ, cơ quan ngang bộ hoặc do yêu cầu điều động cán bộ của cơ quan có thẩm quyền thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định việc tăng số lượng Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bổ sung quy định này như tại khoản 2 Điều 38 của Dự thảo Luật.

Tuy nhiên, tại phiên thảo luận cuối cùng này, nhiều đại biểu cho rằng, không nên đưa thêm quy định bổ sung, vì nó sẽ tạo kẽ hở cho việc tăng cấp phó của các cơ quan thuộc Chính phủ.

Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) cho rằng quy định nội dung này trong luật dễ dẫn đến tùy tiện khi vận dụng để tăng số lượng thứ trưởng, không phù hợp quy định cụ thể của luật.

Còn theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội), nếu Quốc hội không quy định rõ số lượng cấp phó của Chính phủ gồm phó thủ tướng, các thứ trưởng các bộ, ngành thì sẽ khó bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm sự giám sát của nhân dân và việc quản lý hệ thống hành chính tinh gọn, hiệu quả, tiết kiệm của Chính phủ.

Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), việc quy định “cứng” số lượng cấp phó trong dự thảo luật là cần thiết, nhưng ông không đồng tình với quy định “mềm” phía dưới. “Tôi đề nghị phải bỏ chỗ này. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, không thể Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại quyết cao hơn Quốc hội nữa”.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói: “Tôi nghĩ rằng nếu trường hợp muốn bổ nhiệm thêm tất cả sẽ chui vào trường hợp đặc biệt. Bởi vì, trường hợp đặc biệt là đều có thể giải quyết được”.

Còn đại biểu Bùi Thị An (TP Hà Nội) lại cho rằng nên quy định số lượng cấp phó “cứng” cho tất cả các bộ, không nên để một số bộ nhiều hơn, vì bộ nào cũng quan trọng.

Giảm cấp phó góp phần tinh giản biên chế

Đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương) cũng đồng tình với quan điểm của các đại biểu trên, và cho rằng mọi quy định trong luật phải rõ ràng minh bạch, hạn chế tối đa những quy định mở, dễ dẫn đến vận dụng theo kiểu a cũng đúng và ngược lại b cũng không sai.

Theo đại biểu này, để góp phần tinh giản biên chế, cần hạn chế số lượng cấp phó một cách tối đa kể cả với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao. Đại biểu Khanh viện dẫn một số nước, Bộ Ngoại giao cũng không có thứ trưởng mà chỉ có trợ lý. Một số nước đông dân hơn ta, nhưng họ chỉ có Tổng thống và một phó Tổng thống. Tổng thống của họ vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa gánh trọng trách của Thủ tướng Chính phủ.

“Tôi nghĩ rằng ở Việt Nam nếu cứ giảm đi 1/3 cấp phó so với quy định trong dự thảo luật, chắc chắn bộ máy sẽ vận hành tốt hơn, năng lực trình độ của người đứng đầu bộ, ngang bộ cũng có điều kiện thể hiện rõ hơn, phát huy được cao hơn”, đại biểu Khanh nói.

Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) đồng ý với dự thảo Luật mỗi bộ tối đa có 5 Thứ trưởng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có 6 Thứ trưởng. Riêng Bộ Ngoại giao, vì nhiệm vụ liên quan đến quan hệ quốc tế, do đó số lượng Thứ trưởng của Bộ Ngoại giao phụ thuộc vào quan hệ quốc tế. Đại biểu đề nghị Quốc hội ghi mềm ở chế định này, đó là số lượng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ do Chính phủ đề nghị căn cứ trên hoạt động đối ngoại của nhà nước và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận.

Tuy nhiên, quan điểm này đã bị đại biểu Nguyễn Xuân Tỷ (Bến Tre) phản đối. Đại biểu này cho rằng Bộ Ngoại giao chỉ cần 6 Thứ trưởng, còn nếu nói do yêu cầu bên ngoài để mà bố trí thêm Thứ trưởng ngoại giao là không phù hợp. Nếu không, có khi lên vài chục Thứ trưởng thì sao?

Để giảm cấp phó, đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) đề nghị nâng quyền, trách nhiệm của Cục trưởng, Vụ trưởng, Tổng cục trưởng. Lâu nay chúng ta thường phân một Phó, một Thứ trưởng, hoặc một Phó Thủ trưởng cấp bộ, Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách một mảng công việc, cho nên khi đi họp hoặc làm việc khác thì không nắm được nên không tham gia được ý kiến xác đáng. Đại biểu này đề nghị phải nâng vai trò, trách nhiệm quản lý của cấp phó. Khi đã là Thứ trưởng, thì phải tham gia và nắm toàn bộ, toàn cục lĩnh vực của bộ, ngành mình, khi có chuyên sâu đã phân quyền cho cấp cục, vụ.

Trách nhiệm của Thủ tướng phải tương xứng quyền hạn

Theo đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam), trong dự thảo luật quy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ chỉ bao gồm trách nhiệm báo cáo công tác mà không có trách nhiệm khác. Theo ông, về lô gích trách nhiệm phải tương xứng với quyền hạn, nhiệm vụ trong khi quy định các quyền hạn, nhiệm vụ cho Thủ tướng Chính phủ khá rộng ở Điều 28 thì phần trách nhiệm lại chỉ dừng lại ở trách nhiệm báo cáo.

Trong khi đó tại Điều 37 khi quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thì quy định rất rõ hai phần.

Đồng tình với đại biểu Tiến, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) cho rằng nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng rất lớn, trách nhiệm rất nhỏ, nếu chỉ có báo cáo trước Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chủ tịch nước hoặc ủy quyền, như vậy trách nhiệm quá nhỏ trong khi đó quyền hạn quá lớn. Đại biểu này đề nghị bổ sung thêm về trách nhiệm của Chính phủ gồm: Một, hoàn thành cơ bản nhiệm vụ Quốc hội giao. Hai, đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng và lãng phí. Ba, trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Đại biểu Huỳnh Văn Tiếp (TP. Cần Thơ) đề nghị bổ sung cụm từ “trách nhiệm” của Thủ tướng Chính phủ trong dự thảo thành "Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ".

Theo đại biểu Tiếp, Chính phủ người đứng đầu là Thủ tướng phải có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, chống lãng phí trong bộ máy nhà nước và các hoạt động kinh tế, xã hội. Thủ tướng Chính phủ phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, cá nhân tham nhũng hoặc các cơ quan để xảy ra tham nhũng, lãng phí.

Khoản 1, Điều 29, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ quy định thực hiện báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Trường hợp vắng mặt thì ủy quyền cho Phó Thủ tướng thực hiện.

Theo đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ), đối với công tác của Chính phủ thì Thủ tướng Chính phủ có thể ủy quyền cho các Phó Thủ tướng báo cáo thay mình. Tuy nhiên, đối với trách nhiệm báo cáo công tác cá nhân của Thủ tướng Chính phủ thì không thể ủy quyền cho bất cứ ai mà Thủ tướng phải trực tiếp báo cáo hoặc trực tiếp báo cáo. Vì vậy, đại biểu này đề nghị tách Khoản 1 điều này thành 2 khoản để quy định cụ thể hơn.

Đây là phiên thảo luận cuối cùng, dự kiến Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ sửa đổi sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 19-6 tới.

Theo HỒNG VÂN/NDĐT

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết nạp đảng viên đạt 54,31%

11:09 27/06/2025

(HGO) - Năm 2025, tỉnh đề ra chỉ tiêu kết nạp 1.322 đảng viên. Qua thực hiện trong 6 tháng đầu năm, đã kết nạp được 781 đảng viên, đạt 54,31% chỉ tiêu.

Bố trí hài hòa, hợp lý chỗ làm việc cho từng cán bộ, công chức

05:52 23/06/2025

Sau khi sắp xếp, tỉnh Hậu Giang còn 28 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 21 xã, 7 phường), giảm 47 đơn vị hành chính cấp xã, đạt tỷ lệ 62,66%, bảo đảm giảm đúng tỷ lệ từ 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Trung ương.

Gần dân, lo cho dân

09:21 18/06/2025

Chi bộ gần dân và chăm lo thiết thực đời sống người dân sẽ được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ, đánh giá cao.

Chậm nhất ngày 12-6-2025, chuẩn bị vận hành thử nghiệm hoạt động của các cơ quan ở cấp xã

05:50 11/06/2025

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh được tổ chức mới đây, ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, đã có nhiều chỉ đạo, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh.

Thành quả thiết thực từ phong trào thi đua yêu nước

05:46 11/06/2025

Từ lời dạy của Bác: “Thi đua là một cách yêu nước thiết thực và tích cực. Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, tại Hậu Giang, các phong trào thi đua yêu nước đã đi vào chiều sâu, thiết thực và lan tỏa, góp phần tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của địa phương.

Phải chăng tinh thần công vụ chùng xuống ?

05:40 11/06/2025

Việc sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các đơn vị hành chính, sở ban ngành là một chủ trương lớn, mang tính chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước, đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ theo lộ trình và chỉ đạo chung. Việc hợp nhất, sáp nhập hướng đến tinh gọn tổ chức bộ máy, giảm tầng nấc trung gian và từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Đảng bộ Sở Công thương thực hiện đạt và vượt 7/7 chỉ tiêu

06:07 10/06/2025

(HG) - Chiều ngày 9-6, Đảng bộ Sở Công thương tổ chức Đại hội Đảng viên lần thứ V, nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Tiết kiệm - Từ yêu cầu chính trị, pháp lý đến văn hóa

14:25 08/06/2025

Tiết kiệm là một trong những giá trị truyền thống tốt đẹp đã được ông cha ta gìn giữ qua bao đời. Trong hệ thống chính trị, hành chính hiện đại, thực hành tiết kiệm không chỉ là một nguyên tắc quản trị, mà còn là biểu hiện của đạo đức công vụ, là tiêu chuẩn văn hóa cần có của mỗi cán bộ, công chức, viên chức.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ ngày càng nâng lên

06:08 05/06/2025

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Do đó, các cấp ủy đảng trong tỉnh có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Đề xuất bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức

16:23 04/06/2025

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ hai hình thức kỷ luật là giáng chức với công chức lãnh đạo và hạ bậc lương với công chức không giữ chức vụ.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

11:02 30/06/2025

(HGO) - Nhằm đảm bảo vận hành mô hình chính quyền địa phương 02 cấp thông suốt, hiệu quả, Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXX vừa thành lập Tổ Công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy

Kính gửi Quý độc giả thân yêu !

08:11 30/06/2025

Kể từ số báo này, Báo Hậu Giang sẽ chính thức ngừng xuất bản, chia tay với Quý độc giả theo sự chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy để sáp nhập về đơn vị hành chính mới thành phố Cần Thơ theo Nghị quyết số 202/2025/QH 15 ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.

“Hạnh phúc tuổi trẻ”

08:10 30/06/2025

Đây là quyển sách của triết gia Ấn Độ Jiddu Krishnamurti (1895-1986) dành cho những người trẻ.

Mãi nhớ Hậu Giang qua từng câu hát, lời ca !

08:09 30/06/2025

Miền đất Hậu Giang đã để lại trong ký ức bao người không chỉ qua âm nhạc, mà ở các thể loại nghệ thuật khác như văn, thơ, nhiếp ảnh...