Thứ Sáu, ngày 31/08/2018 | 07:55
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - văn bản có giá trị lịch sử trường tồn, đặt nền móng pháp lý xây dựng “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”. Đây là Nhà nước tiến bộ trong lịch sử nhân loại. Trao đổi với Báo Hậu Giang, ông Lê Tiến Châu (ảnh), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh:
- Nói đến Nhà nước pháp quyền vì dân là nói đến các mục tiêu, chính sách quốc gia xây dựng, thực hiện là đều phải vì Nhân dân. Để thực hiện được cần yếu tố pháp quyền, tức từ Nhà nước do dân triển khai thành Nhà nước của dân, vì dân với việc tuân thủ theo các quy định của Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng về giá trị, quyền lợi, tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Trong Tuyên ngôn độc lập, giá trị về tự do trong mục tiêu của quốc gia là nói đến mỗi người dân, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều được hưởng quyền tự do sinh sống, bình đẳng trước pháp luật; giá trị về độc lập trong mục tiêu của quốc gia là nói đến mỗi giai cấp, dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có quyền được hưởng nền độc lập, tự do tổ chức, hoạt động một cách công bằng, bình đẳng theo pháp luật. Quyền lợi, lợi ích của quốc gia trước hết theo Tuyên ngôn độc lập là quyền được “là chủ” và “làm chủ” của Nhân dân về mặt chính trị, trong một nước độc lập thì tất cả quyền lực “đều thuộc về Nhân dân”.
Nhà nước pháp quyền của dân, do dân là muốn nói đến phương pháp, nguyên tắc thực hiện các mục tiêu của quốc gia. Những người lãnh đạo có trọng trách trong bộ máy nhà nước cần phải nhận thức rõ và thực hiện các mục tiêu, chính sách bằng phương pháp, nguyên tắc dân chủ trong quản trị quốc gia, quản trị ở địa phương, cơ sở. Phương pháp thực hiện mục tiêu dân chủ được biểu hiện chủ yếu ở việc bảo đảm công bằng, bình đẳng cho các tầng lớp nhân dân bằng chính Nhân dân trong các tổ chức chính trị, xã hội do mình lập ra: Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội…
Vì những lẽ đó, chúng ta có thể nhận thấy Tuyên ngôn độc lập là nền móng quan trọng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước của dân, do dân, vì dân trong suốt chiều dài lịch sử, trong giai đoạn đổi mới và hiện nay càng thêm rõ nét, thưa ông ?
- Suốt chiều dài lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã từng bước được xây dựng, phát triển, củng cố và hoàn thiện về lập pháp, hành pháp và tư pháp; thật sự là công cụ quyền lực của Nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích và nguyện vọng của toàn dân tộc. Nhà nước ta đã thực hiện tốt chức năng quản lý xã hội theo pháp luật và tổ chức Nhân dân đấu tranh giành thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, tiến hành đổi mới phát triển…
Nhà nước trong suốt thời kỳ qua, nhất là trong thời kỳ đổi mới, vấn đề quyền làm chủ của Nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân đã được xác lập và thực thi trên thực tế, rõ nhất là trong Hiến pháp năm 2013.
Kế thừa tinh thần các bản Hiến pháp trước đó và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Hiến pháp năm 2013 khẳng định nhất quán quan điểm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đồng thời, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến ở nước ta, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận.
Hiến pháp còn thể hiện đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân theo Hiến pháp và pháp luật... Điều đó đã thể hiện rõ tính ưu việt, bản chất dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của Nhà nước ta, của chế độ xã hội chủ nghĩa, luôn hướng tới, đáp ứng tốt nhất các quyền chính đáng của con người, vì con người.
Cùng với đó, nhiều chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được Nhà nước, các cấp, các ngành tích cực triển khai, có sức thuyết phục... Như việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; bầu cử, giải quyết khiếu nại, tố cáo; các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo, về lao động, việc làm, an sinh xã hội, về giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, nước sạch, xây dựng nông thôn mới... Điều đó cho thấy, mọi hoạt động của Nhà nước ta luôn hướng tới lợi ích của Nhân dân, vì Nhân dân phục vụ. Đó là minh chứng hùng hồn, khẳng định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Tinh thần lấy dân làm gốc thể hiện xuyên suốt qua từng Hiến pháp, đến nay đã phát triển ra sao, thưa ông ?
- Kể từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1992 đến Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới ngày nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục khẳng định lấy dân làm gốc là bài học kinh nghiệm hàng đầu, là cơ sở cho việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng chỉ rõ, Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân. Đảng đưa ra những quan điểm thiết thực trên nền tảng lấy dân làm gốc, đó là: Quyền và lợi ích của dân là điểm mục tiêu của mọi chủ trương, chính sách; đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân; phát triển văn hóa Đảng là lấy “dân là gốc”.
Riêng ở Hậu Giang, các nội dung về dân chủ, quyền cơ bản của công dân đã được tôn trọng và thực thi như thế nào ?
- Nhận thức sâu sắc vấn đề này, đối với tỉnh Hậu Giang trong thời gian qua, vấn đề dân chủ, quyền cơ bản của công dân luôn được tôn trọng, phát huy có hiệu quả trên thực tế, minh chứng cụ thể là các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành, phát huy dân chủ được triển khai kịp thời, đồng bộ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quần chúng nhân dân.
Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã thực hiện, phát huy tốt các quyền của mình, họ có nhận thức đầy đủ về những quyền dân chủ, ý thức rõ về quyền và nghĩa vụ công dân, thể hiện năng lực làm chủ, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng nhiều hình thức phù hợp. Từ đó, việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có nhiều tiến bộ rõ nét.
Việc thực hành dân chủ tại tỉnh đã và đang tạo động lực thúc đẩy, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thu hút Nhân dân tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước nói chung, của các cấp chính quyền nói riêng, góp phần khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một số cán bộ, công chức nhà nước; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Quyền làm chủ của Nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế…
Thưa ông, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cần rất nhiều yếu tố, vậy các cấp chính quyền ở tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng, phát triển, góp phần hoàn thiện ra sao trong thời gian tới ?
- Theo tôi là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu, yêu cầu cơ bản của việc xây dựng Nhà nước, làm cho Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Sự lãnh đạo của Đảng luôn là nhân tố quan trọng quyết định mọi thắng lợi trong quá trình xây dựng và phát triển.
Đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính và công tác này phải được tiến hành đồng bộ, toàn diện trên các mặt: cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính, hướng đến xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa, phục vụ tốt nhất yêu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao các chỉ số về cải cách hành chính, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh…
Chúng ta cũng phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững về chuyên môn, nghiệp vụ, gương mẫu, có lối sống đạo đức tốt. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, bằng cả tấm gương đạo đức và tài năng của đội ngũ cán bộ, công chức. Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến quá trình cải cách nền hành chính, đổi mới Nhà nước và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Tiếp tục tăng cường pháp chế, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật, quan tâm, tăng cường xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ và triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả tại địa phương.
Cùng với đó là thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung dân chủ phải được thấm nhuần, nhất quán trong mọi lĩnh vực hoạt động, mọi công việc điều hành của các cơ quan nhà nước, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Đổi mới bộ máy, cải cách hành chính là nhằm thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết hợp đúng đắn giữa tập trung và dân chủ là yếu tố quyết định sức mạnh và hiệu lực của bộ máy nhà nước. Tăng cường sự lãnh đạo, điều hành tập trung, thống nhất của tỉnh phải gắn với phát huy trách nhiệm và tính chủ động, năng động của địa phương, cơ sở. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, đảm bảo mọi hoạt động thông suốt.
Và cuối cùng, theo tôi là phải tiếp tục nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng; chú trọng việc phát huy quyền dân chủ của người dân trong hoàn thiện và thực thi pháp luật, trong xây dựng cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Ông Lê Tiến Châu: “Đánh giá về quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đúc kết nhiều bài học to lớn về thành công của cách mạng Việt Nam. Đảng đã luôn khẳng định sức mạnh của Đảng là sức mạnh của quần chúng nhân dân, Nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những chặng đường mới của đất nước về chiến lược phát triển xã hội, mở rộng đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hóa trong điều kiện toàn cầu hóa hội nhập quốc tế”. |
Xin chân thành cảm ơn ông !
TRÍ THỨC thực hiện
08:57 01/11/2024
Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.
07:28 01/11/2024
Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.
07:07 30/10/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.
17:49 29/10/2024
Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.
17:48 29/10/2024
Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.
09:00 29/10/2024
Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,
07:59 28/10/2024
Tại thị xã Long Mỹ, công tác dân vận, trong đó có thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã, đang mở ra những cơ hội cho nhiều người, nhất là nhóm yếu thế được góp tiếng nói, từ đó được nhận nhiều sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền.
06:27 25/10/2024
(HG) - Ngày 24-10, huyện Phụng Hiệp tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
08:37 24/10/2024
Đảng bộ thành phố Vị Thanh không ngừng quan tâm lãnh, chỉ đạo, tạo điều kiện cho trung tâm chính trị tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn thành phố, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
08:52 23/10/2024
Đảng ủy thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đang khẩn trương chuẩn bị, quyết tâm tổ chức tốt đại hội các chi bộ trực thuộc tới đây.
18:35 02/11/2024
(CTO) - Sáng 1-11, lễ khai mạc Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, số 108A đường Lê Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
18:32 02/11/2024
Trong những năm gần đây, các hội nhóm Khmer Campuchia Krom như: Liên đoàn Khmer Campuchia Krom (KKF) và các đối tượng phản động người Khmer lưu vong thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc về vùng đất Nam bộ của Việt Nam,
17:20 02/11/2024
(HGO) - Tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, vừa diễn ra Gala "Tài tử Phương Nam", với sự tranh tài của 8 thí sinh xuất sắc nhất vượt qua hơn 500 thí sinh ở các vòng thi để bước vào đêm gala đặc sắc này.
15:08 02/11/2024
(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.