Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danh như thế nào?

Thứ Ba, ngày 23/10/2018 | 15:31

Bên cạnh hồ sơ báo cáo công tác của người được lấy phiếu, đại biểu "chủ yếu dựa vào ý kiến cử tri" để đánh giá tín nhiệm.

Ngày 24 đến 25/10, đại biểu sẽ lấy phiếu tín nhiệm với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, gồm: Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch nước, các thành viên Chính phủ, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ...

Việc lấy phiếu được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của từng người với ba mức: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp.

"Đây là hoạt động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội cũng như chất lượng của bộ máy nhà nước", ông Trần Văn Tuý - Trưởng ban công tác đại biểu nói.

Ngoài ra, theo ông Tuý, công việc nêu trên còn giúp người được lấy phiếu thấy mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện và làm cơ sở cho tổ chức có thẩm quyền đánh giá cán bộ.

Đại biểu Dương Trung Quốc. Ảnh: PV.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, so với hai lần lấy phiếu tín nhiệm trước đây (năm 2013 và 2014), lần này có cải tiến tích cực là đại biểu nhận được hồ sơ của các chức danh sớm để có thời gian nghiên cứu.

Báo cáo công tác của người được lấy phiếu tín nhiệm có nội dung tính từ thời điểm Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (tháng 7/2016), nêu kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật; độ dài từ 4-5 trang, đánh máy và in trên giấy khổ A4.

Cùng với đó, báo cáo còn tự đánh giá, kiểm điểm về việc có hay không những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ theo nghị quyết Trung ương 4, khóa XII; tự đánh giá, kiểm điểm về việc thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình...

Cho rằng nội dung hồ sơ mỗi chức danh khá đầy đủ các mặt công tác, song ông Quốc băn khoăn vì “đây chỉ là những báo cáo tự đánh giá một chiều"; hơn nữa các tài liệu này đều được coi là bí mật nên đại biểu không thể lấy ý kiến người dân về những bản tự đánh giá đó.

"Đây là hoạt động giám sát quan trọng, được người dân quan tâm, tôi sẽ đưa ra lá phiếu thật khách quan đúng với trách nhiệm người đại biểu dân cử", ông Quốc nói và đề xuất thời gian tới Quốc hội nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng, cho phép công khai báo cáo công tác của từng chức danh cũng như lá phiếu cụ thể mà mỗi đại biểu đưa ra.

"Hai lần trước chúng ta chỉ biết từng chức danh được lá phiếu như thế nào, mà không biết mỗi đại biểu thể hiện thái độ ra sao. Tôi cho rằng nên công khai việc này", ông Quốc nhấn mạnh.

Cùng quan điểm với ông Quốc, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền cho hay "việc lấy phiếu tín nhiệm được cử tri rất quan tâm và đánh giá là cần thiết".

Theo bà, bên cạnh hồ sơ tài liệu thì kênh thông tin quan trọng giúp đại biểu đánh giá được khách quan, chính xác là lắng nghe người dân, đặc biệt là nhóm cử tri liên quan trực tiếp đến lĩnh vực, ngành mà chức danh được lấy phiếu phụ trách. "Tôi coi đây là kênh thông tin hàng đầu", bà Hiền nói.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền. Ảnh: PV

Khi được hỏi cá nhân bà đánh giá từng chức danh được lấy phiếu dựa trên tiêu chí như thế nào, đại biểu Hiền cho hay sẽ xem xét cả quá trình, đơn cử một bộ trưởng khi mới nhậm chức bối cảnh khó khăn, thuận lợi ra sao, đã đề ra được những chính sách gì để tháo gỡ và đưa lĩnh vực mình phụ trách phát triển.

“Tôi có thói quen ghi ghép đầy đủ từng phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Trước khi lấy phiếu tín nhiệm, tôi sẽ hệ thống lại những ghi chép đó để có nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn”, bà nói.

Nữ đại biểu cũng nêu quan điểm, phiếu tín nhiệm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh chính trị của chức danh được lấy phiếu, "nhưng sinh mệnh quốc gia là quan trọng nhất, nếu cần đánh giá một chức danh cụ thể nào đó tín nhiệm thấp thì phải đặt cái chung lên trên".

“Ở một số lĩnh vực, đầu nhiệm kỳ tôi có những chất vấn và tranh luận khá gay gắt, nhưng thời gian qua, Bộ trưởng và ngành đó đó đã có sự thay đổi thì những nỗ lực ấy rất cần được ghi nhận. Ngược lại, với lĩnh vực nào chậm chuyển biến, sẽ phải xem xét một cách thẳng thắn”, bà Hiền nói.

Ngoài ra, với những vấn đề nóng, nan giải, không thể giải quyết “ngày một ngày hai” của các bộ, ngành, bà Hiền cho rằng, "cần đánh giá trước hết ở thái độ, quan điểm của người đứng đầu".

Trăn trở về ba mức tín nhiệm

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Phó trưởng ban Dân nguyện cho rằng lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động quan trọng, có giá trị đặc biệt để kiểm soát quyền lực các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Tuy nhiên, ông Nhưỡng còn băn khoăn: “Mỗi khoá 5 năm chỉ bỏ phiếu một lần giữa nhiệm kỳ sẽ không đánh giá được đầy đủ, chính xác năng lực của các chức danh. Về lâu dài, tôi kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét để việc đánh giá cán bộ được tiến hành thường xuyên hằng năm”.

Phó trưởng Ban dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng. Ảnh: QH.

Ba mức đánh giá khi lấy phiếu cũng là điều khiến ông Lưu Bình Nhưỡng trăn trở. “Chúng ta chỉ có ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp. Vậy những người không được tín nhiệm thì sao? Lâu nay đã có ý kiến đề xuất chỉ nên lấy phiếu tín nhiệm theo hai mức: tín nhiệmkhông tín nhiệm. Nhiều nước trên thế giới cũng chỉ có hai mức đánh giá ấy”, ông Nhưỡng nói.

Ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, “chúng ta lấy phiếu tín nhiệm khác với nhiều nước là đưa ra ba mức, dù cao hay thấp đều là tín nhiệm. Tôi mong những năm tới việc này sẽ được cải tiến phù hợp với thông lệ quốc tế".

Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức.

Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban Thường vụ trình cấp có thẩm quyền khởi động quy trình bỏ phiếu tín nhiệm.

Lấy phiếu được giải thích khác với bỏ phiếu ở chỗ, lấy phiếu với ba mức là để "đánh giá mức độ tín nhiệm", còn khi đã khởi động quy trình bỏ phiếu thì Quốc hội sẽ thể hiện sự tín nhiệm hoặc không (hai mức) đối với người được bỏ phiếu để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm.

 

Theo Viết Tuân/vnexpress.net

 

Viết bình luận mới

Xem thêm

Phum sóc đổi thay - Đồng bào no ấm

08:57 01/11/2024

Giai đoạn 2019-2024, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh không ngừng cải thiện, văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được giữ gìn, phát huy.

Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho người nghèo

07:28 01/11/2024

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.

Chú trọng gắn lý luận với thực tiễn

07:07 30/10/2024

Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.

Thiết thực thi đua làm theo lời Bác dạy

17:49 29/10/2024

Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.

Thi đua xây dựng nền tảng phát triển tỉnh nhà

17:48 29/10/2024

Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.

Nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú

09:00 29/10/2024

Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,

Mọi ý kiến của dân đều có giá trị

07:59 28/10/2024

Tại thị xã Long Mỹ, công tác dân vận, trong đó có thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã, đang mở ra những cơ hội cho nhiều người, nhất là nhóm yếu thế được góp tiếng nói, từ đó được nhận nhiều sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền.

Huyện Phụng Hiệp: Sơ kết công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII

06:27 25/10/2024

​​​​​​​(HG) - Ngày 24-10, huyện Phụng Hiệp tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

08:37 24/10/2024

Đảng bộ thành phố Vị Thanh không ngừng quan tâm lãnh, chỉ đạo, tạo điều kiện cho trung tâm chính trị tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn thành phố, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Khẩn trương chuẩn bị đại hội chi bộ

08:52 23/10/2024

​​​​​​​Đảng ủy thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đang khẩn trương chuẩn bị, quyết tâm tổ chức tốt đại hội các chi bộ trực thuộc tới đây.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

15:08 02/11/2024

(HGO) - Chiều 2-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.

Một Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh nghỉ hưu

08:34 02/11/2024

(HGO) - Ngày 1-11, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, diễn ra Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ của UBND tỉnh.

Điểm tin sáng 2-11: Giá nhà ngày càng xa tầm với nhiều người...

05:51 02/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12-2024; Vòng chung kết toàn quốc Giải bóng đá công nhân, viên chức Việt Nam 2024; 16 nhà thiết kế tham gia Tuần lễ thời trang quốc tế Việt Nam Thu Đông 2024; Phát hiện tác phẩm của nhà soạn nhạc thiên tài Chopin 100 năm sau ngày mất.

Phải tăng cường phân cấp, phân quyền trong đầu tư công

22:57 01/11/2024

​​​​​​​Thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang, cơ bản nhất trí sửa đổi đạo luật. Tuy nhiên, phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.